image banner
Chuyển từ nuôi lợn sang nuôi ngựa, kinh tế vùng cao bứt tốc
Chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung, quy mô hàng hóa mở ra hướng đi mới phát triển kinh tế cho người dân vùng cao Lai Châu.

         Chăn nuôi ngựa mở ra hướng đi phát triển kinh tế hộ gia đình ở vùng cao Lai Châu. Ảnh: H.Đ.

Chuyển đổi vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao

Từ khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những nông hộ ở vùng cao, vốn đã quen gắn bó với chăn nuôi, cày cấy. Thế nhưng, những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi đã mạnh dạn chuyển hướng, thay đổi vật nuôi truyền thống là lợn sang nuôi ngựa cho thấy hiệu quả kinh tế cao.

Ông Đỗ Sỹ Quân ở bản Đông Phong, xã Thèn Sin (huyện Tam Đường, Lai Châu) trước đây đi làm công trình ở xa nhà. Công việc vất vả nhưng bù lại thu nhập cũng ổn định song khoản tiền tích kiệm được không nhiều vì chi phí sinh hoạt ở những thành phố lớn quá tốn kém.

Sau khi quyết định về quê cho gần vợ, gần con, ông tìm cách phát triển kinh tế gắn với lợi thế đất đai, thổ nhưỡng của địa phươn g. Khi nguồn vốn còn hạn hẹp, chưa có nhiều kinh nghiệm nên ông chỉ nuôi 4 con ngựa sinh sản. Thấy vật nuôi này có tiềm năng kinh tế, ông mở rộng chồng trại đầu tư chăn nuôi thêm. Cây cỏ sẵn có ngoài tự nhiên, đàn ngựa hợp nguồn thức ăn lớn lên nhanh chóng.

“Ở quanh đây, đồng cỏ, nguồn nước sạch tự nhiên nên thức ăn khá dồi dào cho ngựa. Sau này khi có kinh nghiệm tôi tự nhân giống và phát triển đàn lên đến 25 con”, ông Đỗ Sỹ Quân chia sẻ.

Hiện mỗi năm, đàn ngựa của gia đình ông còn sinh sản thêm khoảng 10 con. Con ngựa đã giúp gia đình ông thoát cảnh nghèo khó, có thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.

Thấy việc chăn nuôi ngựa hiệu quả, một số hộ đã đến học hỏi kinh nghiệm, rồi chuyển dần sang chăn nuôi ngựa, nhất là ngựa sinh sản. Hiện nay, ngựa nhỏ vài tháng tuổi có giá khoảng 10-15 triệu đồng/con, ngựa trưởng thành có giá từ 30-50 triệu/con. Do đó, số tiền bán mỗi con ngựa đối với những hộ vùng cao là rất lớn, có thể chi tiêu cho nhiều công việc trong nhà. 

Ông Nguyễn Văn Điệp cũng ở bản Đông Phong trước chỉ chăn nuôi con lợn, con gà. Sau tích cóp được ít vốn đã quyết định chuyển sang nuôi ngựa. Với vài con ngựa ban đầu đến nay ông đã có đàn ngựa 20 con. Chăn nuôi ngựa có nhiều ưu điểm như ít dịch bệnh, chi phí chăn nuôi thấp nhờ tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cây ngô để làm thức ăn...

“Thịt ngựa ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn nhất là mỗi chuyến du lịch lên vùng cao Lai Châu. Thị trường tiêu thụ ngựa thịt tương đối ổn định, giá cả không thất thường như nuôi những con vật khác. Mặt khác, đối với loài ngựa không lo bị quá ngày xuất chuồng như lợn, gà khiến chất lượng thịt suy giảm…”, ông Nguyễn Văn Điệp cho hay.

Cùng với trồng ngô, lúa, rau mầu và nuôi gà, lợn phục vụ nhu yếu phẩm cho gia đình, trừ chi phí, mỗi năm ông Nguyễn Văn Điệp thu về hàng trăm triệu đồng.
Anh-tin-bai

                       Nhu cầu về thịt ngựa giúp các hộ chăn nuôi vùng cao có thu nhập ổn định. Ảnh: H.Đ. 

Khuyến khích chăn nuôi quy mô hàng hóa

Với phương châm, ngựa đẻ con cái thì để nuôi lấy giống, đẻ con đực thì nuôi để bán thịt. Cách làm này, đã giúp nhiều hộ gia đình ở Thèn Sin gây dựng được đàn ngựa với số vốn ban đầu rất khiêm tốn. Một số hộ đến nay đã xây dựng hệ thống chuồng trại sạch sẽ, xây hầm biogas xử lý chất thải, lấy khí làm chất đốt.

Chính từ việc định hướng của chính quyền địa phương và sự nhạy bén của bà con vùng cao, chăn nuôi ngựa mở ra hướng đi mới phát triển kinh tế ở vùng cao Lai Châu.

Cùng với khai thác thức ăn trong tự nhiên, nhiều hộ trồng cỏ VA06 cho ngựa ăn đặc biệt là luôn tiêm đầy đủ vacxin cho ngựa phòng chống bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng…

Để tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi đại gia súc, xã Thèn Sin tập chung tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi sang chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hoá.

Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn xã Thèn Sin có 57 hộ nuôi với trên 212 con ngựa. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 2 - 3 con ngựa. Song cũng có nhiều hộ nuôi chuyển sang nuôi quy mô tập trung từ 20-30 con.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Thèn Sin (huyện Tam Đường, Lai Châu) cho hay, thực hiện chủ trương phát triển đàn gia súc trên địa bàn, do tình hình diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi, xã đã vận động người dân chuyển hướng chăn nuôi sang đại gia súc đặc biệt là con ngựa. Đối với việc chăn nuôi ngựa trên địa bàn xã, qua kiểm tra thực tế cho thấy phù hợp với điều kiện của địa phương và đem lại hiệu quả khá cao.

Đồng thời xã khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung, khép kín, quy mô hàng hóa để đảm bảo kỹ thuật, thức ăn, hệ thống chuồng trại đạt chuẩn, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường, chất lượng đảm bảo. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi nhỏ lẻ.

image advertisement image advertisement image advertisement image advertisement image advertisement
image advertisement image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1