Dự báo trong tương lai, du lịch nông nghiệp sẽ ngày càng trở nên phổ biến và trên đà phát triển
Ngành nông nghiệp cũng sẽ tăng cường triển khai thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả đã được nông dân áp dụng, nhất là mô hình chăn nuôi gắn với du lịch sinh thái. Cũng như thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị...
Phát triển chăn nuôi ngựa phục vụ du lịch
Mô hình chăn nuôi dê gắn với du lịch sinh thái tại thôn Suối Lau 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Thúc đẩy phát triển chăn nuôi gắn với du lịch
Du lịch sinh thái gắn nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi được hiểu là loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phục vụ du khách được dựa chủ yếu trên nền tảng của hoạt động, không gian sản xuất chăn nuôi với quan điểm phát triển bền vững về môi trường sinh thái và văn hóa, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
Khách du lịch được trải nghiệm, khám phá cuộc sống tại các vùng miền núi, nông thôn sẽ cảm thấy hài lòng, từ đó làm gia tăng các giá trị và thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi thông qua du lịch.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam
Trải dài khắp đất nước có thể kể đến các sản phẩm du lịch điển hình như: tham quan làng cổ Đường Lâm (Hà Nội); đồi chè, trang trại bò sữa ở nông trường Mộc Châu (Sơn La); một ngày làm nông dân ở Yên Đức (Quảng Ninh), ngư dân ở Việt Hải (Hải Phòng); thưởng ngoạn ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Mù Căng Chải (Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai); hái vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang), hái na ở Chi Lăng (Lạng Sơn); trồng rau ở làng Trà Quế (Quảng Nam); canh nông ở Đà Lạt (Lâm Đồng); tham quan, khám phá đời sống người dân ở các trang trại sản xuất thanh long tại Bình Thuận. Tỉnh Ninh Thuận có chương trình tham quan, nghỉ dưỡng tại các vườn nho, vườn táo, trang trại nuôi dê, nuôi cừu. Chương trình khai thác các yếu tố gắn với văn hóa, sinh thái sông nước khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như du lịch miệt vườn, chợ nổi, cù lao ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang; thưởng thức văn hóa, đàn ca tài tử ở Bạc Liêu; văn hóa Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh; lễ hội trái cây, hoa cảnh miền Tây…
Do đó, để có giải pháp thúc đẩy chăn nuôi gắn với du lịch sinh thái, ngành nông nghiệp sẽ tập trung quyết liệt chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng phù hợp, có hiệu quả, đồng thời liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm ổn định cho người dân.
Cùng với đó, ngành nông nghiệp cũng sẽ tăng cường triển khai thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả đã được nông dân áp dụng, nhất là mô hình chăn nuôi gắn với du lịch sinh thái. Cũng như thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị...
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, du lịch nông nghiệp là mô hình hiện nay được nhiều nước trên thế giới áp dụng để giúp người nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp kết hợp giải trí, trải nghiệm mang lại hiệu quả cao cho cả hai ngành nông nghiệp và du lịch. Dự báo trong tương lai, du lịch nông nghiệp sẽ ngày càng trở nên phổ biến và trở thành lĩnh vực nhiều triển vọng, đa lợi ích. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, du lịch nông nghiệp, hạn chế khuynh hướng ly hương, thúc đẩy hội nhập và xuất khẩu tại chỗ.
Như Anh