image banner
Kỹ thuật chống rét cho trâu bò
Để kịp thời ứng phó với các đợt rét đậm, rét hại, phòng chống rét cho đàn vật nuôi, Cục chăn nuôi hướng dẫn bà con chăn nuôi thực hiện một số biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi như sau:

1. Khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C. 

- Dừng ngay việc chăn thả trâu bò ở ngoài đồng

- Nhốt trâu bò tại chuồng nuôi để áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu, bò.

2. Chuồng nuôi tránh rét cho trâu, bò.

- Đảm bảo che chắn tránh mưa tạt, gió lùa, thoáng về mùa hè ấm về mùa đông.

- Phải có chất độn chuồng bằng rơm rạ, cỏ khô dày 10 - 15 cm.

- Thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo sạch sẽ.

- Những ngày rét có kèm theo mưa cần tăng lần thay chất độn chuồng để trâu bò không bị lạnh.

Lưu ý

- Có thể sử dụng bóng điện hay đốt sưởi cho gia súc trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi. - Nơi để lò sưởi có khoảng cách nhất định đảm bảo cho trâu bò đủ ấm, tránh gây cháy hoặc bị hun khói quá nhiều trong chuồng nuôi, gây bỏng cho trâu bò. 

3. Gữ ấm cho trâu, bò

May áo tơi cho bê nghé; Sưởi ấm bằng điện, than, trấu tuỳ thuộc vào điều kiện sẵn có; kinh nghiệm của mốt số địa phương khi sưởi ấm bằng than, củi ngoài việc đảm bảo giữ ấm và chống cháy thỉnh thoảng cho vào than một vài quả bồ kết khô. Khói bồ kết có tác dụng chống suy giảm hô hấp, thông đại tiểu tiện.

4. Thức ăn cho trâu, bò 

- Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.

- Tăng cường cho trâu bò ăn thức ăn tinh, giàu đạm, đủ vitamin, các loại khoáng, muối ăn.

- Bổ sung cho trâu bò ăn các thức ăn ủ chua như thân cây lạc, lá sắn, thân cây ngô.

- Cho trâu bò ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cho trâu bò không bị đói.

- Cho ăn thêm thức ăn ủ Urê: ủ rơm khô với Urê theo công thức: Rơm khô 100 kg rơm khô Urê 4 kg, nước sạch 80 - 100 lít. Ủ theo cách hoà Urê với nước tưới đều trên rơm ủ, cho từng lớp vào túi nilông hoặc bể ủ, nén chặt đầy túi (bể ủ) đậy chặt lại khoảng 7 - 10 ngày rồi cho trâu bò ăn.

Lưu ý tuyệt đối không được cho con vật uống trực tiếp urê. 

5. Nước uống cho trâu, bò 

Không thả rông trâu bò, di chuyển trâu bò từ vùng cao xuống vùng thấp; nên bán, trao đổi trâu bò già, yếu trước mùa rét. Những ngày nắng ấm cho gia súc vận động xung quanh khu vực nuôi nhốt

6. Quản lý

Không thả rông trâu bò, di chuyển trâu bò từ vùng cao xuống vùng thấp; nên bán, trao đổi trâu bò già, yếu trước mùa rét. Những ngày nắng ấm cho gia súc vận động xung quanh khu vực nuôi nhốt

7. Phòng dịch cho trâu bò. 

- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại; diệt ve, gẻ, mòng; tẩy giun sán cho bê, ngé, trâu bò già, đặc biệt giun đũa bê nghé.

- Xử lý tốt hệ thống cống rãnh, thoát nước thải, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, các lối đi để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh xâp nhập. 

- Chú ý việc tiêm phòng vác xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm, theo hướng dẫn của cơ quan thú y (Tụ huyết trùng, LMLM.....).

- Theo dõi sức khoẻ vật nuôi hàng ngày, nếu gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở. 

Lưu ý bệnh cước chân

Do thời tiết lạnh kéo dài, chuồng ẩm ướt, trâu bò phải làm việc trong điều kiện ngâm châm lâu trong nước lạnh làm cho lớp da biểu bì chân dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng sung huyết, da nứt nẻ. Nếu không điều trị kịp thời lớp biểu bì bong ra chảy dịch màu vàng, vết thương sâu sẽ làm trâu bò què đi dứng khó khăn, nặng hơn trâu bò có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác. Trường hợp trâu bò bị cước chân cần - Tăng cường giữ ấm cho bò - Để nền chuồng khô ráo - Cho ăn uống đầy đủ thức ăn thô xanh, bổ xung thức ăn tinh muối khoáng, vitamin. - Bệnh mới xuất hiện có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu để xoa bóp hàng ngày đồng thời cho trâu bò vận động tại chuồng để tăng cường tuần hoàn máu tại chân, tránh hiện tượng sưng phù bệnh càng thêm nặng. Khi bệnh nặng cần báo cán bộ thú y để điều trị bằng kháng sinh

image advertisement image advertisement image advertisement image advertisement image advertisement
image advertisement image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1