Sử dụng nguyên liệu sẵn có hạ giá thành thức ăn chăn nuôi

0

ImageTitleSummaryCategoriesAuthorDate
Danh sách tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Danh sách tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn …

TCĐG sự phù hợp TĂCNNguyễn Hoàng Hải31/05/2023
Danh sách phòng thử nghiệm được chỉ định lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Danh sách phòng thử nghiệm được chỉ định lĩnh vực thức ăn chăn …

TCĐG sự phù hợp TĂCN, UncategorizedNguyễn Hoàng Hải31/05/2023
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp
Việc quan trọng bây giờ của ngành nông nghiệp là mở cửa thị trường

Chiều 30/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị giao ban kết quả công tác chỉ đạo, điều hành tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2023. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong thời gian tới công việc quan trọng nhất của ngành nông nghiệp là mở cửa thị trường. Trong tháng 5, Bộ NN-PTNT đã tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ chủ yếu như: vấn đề giống cây trồng; chỉ đạo chăm sóc lúa đông xuân 2022-2023 tại các tỉnh phía Bắc, thu hoạch vụ đông xuân 2022-2023 và xuống giống vụ hè thu tại các tỉnh phía Nam; kiểm tra IUU tại các địa phương; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; kiểm tra thực địa một số dự án đầu tư công khu vực Nam Trung bộ; triển khai các biện pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chuẩn bị các nội dung thúc đẩy thương mại nông sản với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc)… Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN-PTNT các lĩnh vực của ngành đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, cụ thể: Trong lĩnh vực trồng trọt, đến trung tuần tháng 5, diện tích thu hoạch lúa cả nước ước đạt 2,5 triệu ha, sản lượng ước trên diện tích thu hoạch hơn 17,4 triệu tấn (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022). Trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong 5 tháng đầu năm diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 85.000 ha, (tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2022). Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 310.000 ha. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ hơn 7,7 triệu ha. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6,5 triệu m3. Bên cạnh đó, cả nước đã phát hiện hơn 3.600 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, xử lý hơn 2.800 vụ. Trong lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3,4 triệu tấn (tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2022). Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 1,5 triệu tấn (chiếm 46% tổng sản lượng thủy sản). Về tình hình xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản (NLTS), 5 tháng đầu năm tổng giá trị xuất khẩu NLTS đạt 20,26 tỷ USD (giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022). Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng NLTS lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4% (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022); Hoa Kỳ chiếm 19,8% và Nhật Bản chiếm 7,8%. Về công tác mở cửa thị trường, theo Cục Bảo vệ thực vật, việc đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây sang thị trường Trung Quốc đang diễn ra rất thuận lợi. Cục Bảo vệ thực vật cập nhật liên tục những yêu cầu của phía Trung Quốc để các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án đáp ứng tốt mọi yêu cầu của phía bạn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Trong công tác xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, theo Cục Thú y, đến hiên tại đã có 34 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu yến (2.977 nhà yến). Trong đó, có 10 doanh nghiệp đã đăng ký thành công qua hệ thống Hải quan một cửa, có 2 doanh nghiệp đã được Cục Thú y ký xác nhận gửi hồ sơ sang Trung Quốc. Thị trường Vương quốc Anh và Hàn Quốc sau khi kiểm tra, đánh giá đã cơ bản đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu gà chế biến. Công tác mở cửa thị trường cho nông sản và sản phẩm chăn nuôi đang được Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y đẩy mạnh. Ảnh: Trung Quân. Về tình hình nhập khẩu, năm 2022 tổng sản lượng thịt nhập khẩu là 456.000 tấn (chiếm 0,7% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước). Từ đầu năm đến nay, cả nước đã nhập khẩu 123.000 tấn thịt. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn đang “vượt khó” thành công. Chỉ số ở các lĩnh vực đã bắt đầu có chiều hướng tăng lên, đây là cơ sở quan trọng để toàn ngành tiếp tục hành động mạnh mẽ trong những tháng còn lại trong năm để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới công việc quan trọng nhất của ngành nông nghiệp là mở cửa thị trường. Do đó, các đơn vị thuộc Bộ phải thay đổi phong cách làm việc theo hướng truyền thông tin đi nhanh hơn, để nhận lại thông tin nhanh hơn. Bên cạnh đó, người đứng đầu mỗi đơn vị phải phát huy vai trò của mình, tham gia ngay từ đầu việc xây dựng chiến lược, định hướng, đề án để nắm vững những nội dung cần triển khai, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết, rút ngắn thời gian, nguồn lực, theo kịp với sự thay đổi liên tục của thị trường. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng giao các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thiện những nội dung liên quan của đề án chuyển đổi số, chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Giao Cục Trồng trọt thống kê lại toàn bộ các ý kiến của các doanh nghiệp giống, chỉ rõ điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng, nếu thay đổi thì sẽ thay đổi thế nào để tạo thuận lợi, khuyến khích các đơn vị phát triển hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất ra những bộ giống mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất. nguồn: …

Tin mớiadmin31/05/2023
V/v thành lập Tổ biên tập xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi

Quyết địnhHứa Như Anh25/05/2023
Quyết định thành lập Tổ biên tập xây dựng Thông tư ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam

Quyết địnhHứa Như Anh25/05/2023
Hội nghị triển khai công tác cán bộ
Hội nghị triển khai công tác cán bộ

Chiều 24/5, tại Cục Chăn nuôi tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đối với ông Phạm Kim Đăng. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì buổi lễ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trao Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Kim Đăng (bên trái) giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Như Anh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT,  Trung tâm Khuyến nông quốc  gia, Báo Nông nghiệp, Khoa Chăn nuôi và lãnh đạo, chuyên viên các phòng, đơn vị thuộc Cục Chăn nuôi. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Sông Thao – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ công bố Quyết định số 1989/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và PTNT, bổ nhiệm có thời hạn ông Phạm Kim Đăng, Trưởng khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Phạm Kim Đăng. Thứ trưởng bày tỏ niềm vui khi đội ngũ lãnh đạo Cục Chăn nuôi được tăng cường, tin tưởng và mong muốn ông Phạm Kim Đăng trên cương vị mới sẽ phát huy năng lực, đoàn kết cùng lãnh đạo Cục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trên cương vị mới, ông Phạm Kim Đăng bày tỏ mong muốn nhận được sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Bên cạnh đó, tân Phó Cục trưởng cam kết sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng, đoàn kết cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động của toàn ngành nông nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một số hình ảnh tại buổi lễ: Như Anh …

Tin mớiHứa Như Anh25/05/2023
Hơn 2 năm quay cuồng, triệu hộ chăn nuôi bất ngờ nhận tin vui
Hơn 2 năm quay cuồng, triệu hộ chăn nuôi bất ngờ nhận tin vui

Hàng triệu hộ chăn nuôi trên khắp cả nước bất ngờ nhận tin vui sau hơn 2 năm quay cuồng trong “bão giá” thức ăn chăn nuôi. Ngày đầu tuần, ông Phan Văn Tuấn, chủ trang trại nuôi lợn quy mô 5.000 con ở Mai Sơn (Sơn La) bất ngờ khoe: “Giá cám đã giảm 400 đồng/kg”. Dù giá thức ăn chăn nuôi mới giảm 400 đồng/kg, song đây là tin vui với ông Tuấn và hàng triệu hộ chăn nuôi khác. Bởi, từ cuối năm 2020 đến nay, người chăn nuôi quay cuồng trong cơn “bão giá” khi giá cám tăng 17 lần liên tiếp và neo ở mức cao kỷ lục lịch sử, còn giá bán lợn bấp bênh, chịu lỗ nặng. Trang trại của ông Tuấn kể từ đầu năm đã lỗ khoảng 3 tỷ đồng. Cũng may, giá thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt giúp giá thành sản xuất giảm. Ông nhẩm tính, khi giá thức ăn chăn nuôi giảm, mỗi ngày ông có thể tiết kiệm được vài triệu đồng, bớt đi phần nào khó khăn trong bối cảnh này. Giá thức ăn chăn nuôi giảm giúp người chăn nuôi bớt khó khăn (Ảnh: Nguyên Phương) “Dịp này giá lợn hơi xuất chuồng cũng dần phục hồi, nếu đà này, tôi không phải bán lợn dưới giá thành nữa”, ông Tuấn phấn khởi nói. Ông Trần Văn Mạnh, chủ trang trại hơn 3 vạn gà đẻ trứng ở Kim Môn (Hải Dương), cũng thông báo mới nhận tin từ doanh nghiệp giảm giá 200 đồng/kg thức ăn chăn nuôi cho gà đẻ trứng. “Lần đầu tiên kể từ cuối năm 2020 đến nay, tôi nhận được tin giá thức ăn chăn nuôi giảm. Trước đó, chỉ thấy doanh nghiệp thông báo liên tục tăng giá”, ông chia sẻ. Hiện tại, trứng gà công nghiệp (trứng gà đỏ) chỉ 1.600 đồng/quả. Một ngày, ông Mạnh bán 3 vạn quả trứng, lỗ khoảng 3 triệu đồng. Vậy nên, mỗi ngày tiết kiệm được 600.000 đồng nhờ giá cám giảm với ông đã là một khoản đáng kể. Sức tiêu thụ trên thị trường sụt giảm mạnh, giá trứng cũng giảm theo và chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Thế nên, giá cám được điều chỉnh giảm lúc này cũng bớt áp lực với người chăn nuôi như ông Mạnh. Ghi nhận của PV. VietNamNet, giá lợn hơi đã tăng lên mức 54.000-60.000 đồng/kg tuỳ địa phương. Giá gà công nghiệp lông trắng tại miền Bắc cao nhất 27.000 đồng/kg; ở Đồng Nai, Bình Phước… dao động trên dưới 20.000 đồng/kg. Giá gà lông màu tại các tỉnh Đông Nam Bộ ở mức thấp, có nơi dưới 35.000 đồng/kg. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết, khoảng hai tuần lại đây, giá gà đã nhích dần lên. Riêng giá lợn hơi tăng liên tục. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên mốc 58.000-60.000 đồng/kg (mức cao nhất). Dù vậy, với giá này, nếu bị dịch hoặc tỷ lệ hao hụt cao thì vẫn thua lỗ. Một số địa phương giá lợn hơi nằm ở vùng 54.000-56.000 đồng, nếu hộ nuôi phải mua con giống thì vẫn lỗ. “Nhưng tin vui là giá thức ăn chăn nuôi đã giảm khoảng 400 đồng/kg”, ông chia sẻ. Theo ông Đoán, đầu tháng 4 vừa qua, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi chạy chương trình khuyến mãi giảm giá cám. Song, hết thời gian chạy khuyến mãi giá về mức cũ. Còn đến sáng 22/5, các doanh nghiệp thông báo chính thức giảm giá thức ăn chăn nuôi. Đây là tin vui với các hộ dân chăn nuôi trên cả nước. Ông Đoán, cho biết, tính từ tháng 10/2020 đến ngày 21/5, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 40% và chưa một lần điều chỉnh giảm. Người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn bởi giá thành sản xuất tăng cao trong khi giá bán sản phẩm lại giảm và neo ở mức thấp. Nay giá thức ăn chăn nuôi giảm 400 đồng/kg (khoảng 3%), tuy không nhiều so với mức tăng trước đó. Nhưng, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới đang hạ nhiệt, giá cước vận chuyển về Việt Nam cũng giảm gần về mức cũ trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19. Thế nên, thời gian tới, có thể giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo chiều hướng giảm dần. Điều này có lợi cho người chăn nuôi vì giá thành sản xuất sẽ giảm. “Nhưng còn về giá thịt gà, giá lợn hơi hiện rất khó dự báo xu hướng sắp tới”, ông Đoán cho hay. Quý I/2023, nước ta chi 1,89 tỷ USD nhập khẩu hơn 4,56 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tăng 23,4% về lượng và tăng 26,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Một số nguyên liệu nhập khẩu chính: ngô hạt 2,1 triệu tấn, tương đương 700 triệu USD; khô dầu các loại 1,35 triệu tấn, giá trị khoảng 674 triệu USD; lúa mì 266 nghìn tấn, khoảng 94 triệu USD… Tâm …

Tin mớiadmin24/05/2023
Bộ Nông nghiệp giãi bày thế khó ngành chăn nuôi và hiệu ứng 'giọt nước tràn ly'
Bộ Nông nghiệp giãi bày thế khó ngành chăn nuôi và hiệu ứng ‘giọt nước tràn ly’

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT có những giãi bày về khó khăn của ngành chăn nuôi. Trong đó, đề cập tới hiệu ứng “giọt nước tràn ly” càng làm cho giá bán sản phẩm lợn và gia cầm trong nước giảm mạnh. Ngành chăn nuôi là sinh kế của hàng triệu nông dân Việt Nam. Thế nhưng, khó khăn từ thị trường, ‘bão’ giá thức ăn chăn nuôi kéo dài khiến không chỉ nông dân mà cả các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước thua lỗ nặng. Trong khi đó, thịt nhập khẩu, thậm chí sản phẩm thải loại vẫn ồ ạt tràn vào, “đè chết” các trang trại nội. Người nuôi và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt. PV. VietNamNet ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo các vụ chuyên môn xung quanh những góc khuất được phản ánh trong tuyến bài “Nỗi đau ngành chăn nuôi”: Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan:  Ngành chăn nuôi có rất nhiều vấn đề, không riêng gì kiểm soát dịch bệnh. Tôi đã đọc một số khuyến nghị của hiệp hội chăn nuôi, của doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nói tại sao chúng ta không dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, hoặc không cho nhập trong bối cảnh dư thừa. Bộ trưởng Lê Minh Hoan (Ảnh: Tâm An) Câu chuyện không đơn giản là cho nhập hay không cho nhập. Chúng ta đã gia nhập thị trường quốc tế. Để ký được nghị định thư xuất khẩu chính ngạch bao nhiêu mặt hàng vào một quốc gia nào đó, chúng ta cũng phải nhập lại bấy nhiêu mặt hàng, dưới sự kiểm soát chặt về các vấn đề an toàn thực phẩm. Chúng ta không thể cấm, nhưng có thể kiểm soát được. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới người tiêu dùng mà còn tới cả ngành chăn nuôi nước ta. Còn vấn đề ngăn chặn nhập lậu qua đường mòn, lối mở liên quan đến rất nhiều đơn vị. Càng nhiều đơn vị tham gia, sự hợp tác có những lúng túng nhất định. Chúng tôi sẽ làm việc với hiệp hội, làm việc với các doanh nghiệp FDI. Phải nhìn nhận họ là một đối tác thật sự, không nên quá cảm xúc. Chúng ta đã hội nhập, cần tăng sức mạnh nội lực làm sao để đồng đẳng, hợp tác một cách công bằng với họ. Từ năng lực của HTX để cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp, tạo thành chuỗi liên kết. Sáng nay tôi đã trao đổi với doanh nghiệp. Họ mong muốn nội địa hoá được một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để giảm dần tỷ trọng nhập khẩu. Bộ sẽ đồng hành vì đây là khó khăn lớn của ngành, cần giải quyết. Bà Nguyễn Thu Thủy – Phó Cục trưởng Cục Thú y: Tất cả sản phẩm liên quan đến động vật được nhập khẩu vào Việt Nam đều đảm bảo theo quy trình 5 bước đánh giá, đàm phán. Quy trình đàm phán tối thiểu 4-5 năm, rất chặt chẽ. Vì vậy, nói sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam là chưa phù hợp. Bà Nguyễn Thu Thủy (Ảnh: Tâm An) Chúng ta là thành viên của WTO nên những sản phẩm gia cầm ở Việt Nam, sau một thời gian khai thác trứng, vẫn được đưa vào làm thực phẩm cho người Việt. Bởi vậy, khi đàm phán không thể nói rằng gà loại thải không được sử dụng tại Việt Nam. Cục Thú y sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn cũng như sản phẩm thịt của các nước nhập vào Việt Nam nhiều như Hàn Quốc, Brazil. Thực tế, trong 2 năm qua, kiểm tra chưa phát hiện ra mẫu nào có dư lượng vượt ngưỡng an toàn thực phẩm ở nhóm thịt bò, lợn, gia cầm. Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi:  Từ năm 2020 đến nay, ngành chăn nuôi gặp khó do thị trường tiêu thụ không ổn định, hiệu quả đầu tư không cao, sinh kế người chăn nuôi bị ảnh hưởng. Cùng với đó, dịch bệnh đe dọa, nguồn lực sản xuất, đặc biệt là đất đai ngày càng thu hẹp Nguyên nhân là do tổ chức sản xuất thiếu gắn kết giữa sản xuất với thị trường; hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến, chế biến sâu còn yếu, chưa tích hợp các giá trị trong từng sản phẩm. Đặc biệt, việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do với các nước, khu vực và vùng lãnh thổ (trong đó có hai hiệp định thế hệ mới như CPTTP và EVFTA), nhiều quốc gia có thế mạnh chăn nuôi như Mỹ, Brazil, Úc,… tăng xuất khẩu vào Việt Nam. Dù tỷ lệ nhập năm 2022 và đầu 2023 không quá lớn, nhưng hiệu ứng “giọt nước tràn ly” càng làm cho giá bán sản phẩm lợn và gia cầm trong nước giảm mạnh. Ông Dương Tất Thắng (Ảnh Tâm An) Ngoài ra, chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa thực hiện đồng bộ và thống nhất, dịch bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra, gây biến động cung và khó khăn cho xuất khẩu; giá thành sản xuất sản phẩm chăn nuôi ở nước ta khá cao so với khu vực và thế giới. Đáng nói, trong khi giá sản phẩm chăn nuôi tại trại giảm sâu và kéo dài thì hầu như giá bán thịt lợn tại siêu thị và các chợ ở thành phố giảm ít, hoặc không giảm. Điều này không có lợi cho cả hoạt động thúc đẩy sản xuất và cả kích thích tiêu dùng thực phẩm, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn sau dịch Covid. Thiếu sự hợp tác, chia sẻ thông tin và điều tiết lợi nhuận một cách hài hòa giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng thực phẩm là nguyên nhân của vấn đề. Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần đảm bảo gắn kết giữa sản xuất với thị trường; đẩy mạnh hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi; nghiên cứu, bổ sung các biện pháp kỹ thuật phù hợp để kiểm soát sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Đồng thời, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thúc đẩy chuyển giao KHCN và các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, bằng mọi cách hạ giá thành sản phẩm. Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giám sát để thúc đẩy hình thành liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt là hợp tác theo chuỗi giữa doanh nghiệp và nông dân; bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Cần hoàn thiện thêm các chính sách hỗ trợ các chuỗi giá trị, các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tâm …

Tin mớiadmin22/05/2023
Bộ Nông nghiệp nói gì về đề xuất cấm nuôi chó pitbull?
Bộ Nông nghiệp nói gì về đề xuất cấm nuôi chó pitbull?

(Dân trí) – Trước ý kiến cho rằng cần ra quy định cấm nuôi loài chó dữ pitbull, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết việc này cần được bàn bạc kỹ với nhiều cơ quan. Liên quan đến việc thời gian qua xảy ra nhiều vụ chó pitbull cắn chết người, nhiều ý kiến cho rằng cần phải cấm nuôi loài chó này hoặc đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Sáng 22/5, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ, trước mỗi sự việc chó pitbull cắn chết người, là người phụ trách ngành chăn nuôi ông cảm thấy rất đau lòng. Về đề xuất cấm nuôi loài chó dữ này, ông Thắng cho biết, hiện Luật Chăn nuôi và Luật Thú y đã có quy định rất cụ thể về việc nuôi chó, mèo. Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi Theo quy định của pháp luật, người dân nuôi chó, mèo nói chung và chó pitbull nói riêng phải khai báo với chính quyền địa phương; tiêm phòng dại theo quy định; dắt chó ra ngoài đường phải có biện pháp phòng hộ như đeo rọ mõm, có người quản lý chó; khi để chó cắn người, chủ nuôi phải đền bù theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới chưa có quy định cấm nuôi chó pitbull. “Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay Cục Chăn nuôi đang xây dựng một thông tư quản lý động vật khác, trong đó có chó mèo, để ban hành trong khoảng cuối năm 2023 hoặc đầu 2024. Thông tư này chúng tôi sẽ dự thảo đưa các loài chó dữ như pitbull vào danh mục kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, việc này cần được bàn bạc kỹ lưỡng với nhiều cơ quan chuyên môn, với mong muốn kiểm soát được loài chó dữ như pitbull, từ đó đi đến triệt tiêu mối nguy hiểm cho cộng đồng từ loài chó này”, ông Thắng nói. Trong danh sách 10 giống chó nguy hiểm nhất đối với con người thì pitbull xếp vị trí đầu tiên. Theo thống kê của National Geographic, chỉ từ năm 2005 đến 2015, loài chó pitbull đã giết chết 232 người Mỹ (tức là trung bình 1 người trong 17 ngày). Còn ở nước Anh thì loài chó này thậm chí bị cấm nuôi. Tại Việt Nam cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp chó pitbull cắn người, và hậu quả để lại thường rất nặng nề, nhiều người đã chết hoặc bị thương tích nặng dưới hàm răng và cú đớp của loài chó này, trong đó có nhiều trẻ em. Gần đây nhất, ngày 17/5, tại một căn nhà thuộc phường Bình Thắng (TP Dĩ An, Bình Dương) xảy ra sự việc thương tâm: Con gái cụ Đ.T.V. (SN 1941) dắt chó pitbull gia đình nuôi trong lồng sắt ra ngoài sân để cho ăn. Cụ V. ngồi trong nhà nói lớn tiếng vọng ra ngoài khiến con chó pitbull giật mình, lao vào trong nhà cắn cụ V. tử vong trước sự chứng kiến đầy bất lực của con gái. Việc chó pitbull tấn công chủ không phải lần đầu xảy ra. Hồi tháng 8 năm ngoái, bà D. (64 tuổi, trú tỉnh Thanh Hóa) đem thức ăn cho con chó pitbull của gia đình nuôi. Trong lúc cho ăn, bà D. vô tình đá đổ bát cơm, con chó lập tức tấn công bà D. trọng thương và tử vong sau đó. Nguyễn …

Tin mớiadmin22/05/2023
Ông Phạm Kim Đăng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Ông Phạm Kim Đăng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Ông Phạm Kim Đăng, Trưởng khoa Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ông Phạm Kim Đăng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.  Ngày 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã có Quyết định số 1989/QĐ-BNN-TCCB về việc tiếp nhận và điều động, bổ nhiệm ông Phạm Kim Đăng, Trưởng khoa Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Trước đó, ông Phạm Kim Đăng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên cao cấp, giữ chức Trưởng Khoa Chăn nuôi, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Phạm Kim Đăng tốt nghiệp thạc sỹ và tiến sỹ tại Vương quốc Bỉ. PGS.TS Phạm Kim Đăng là nhà khoa học tiêu biểu trong lĩnh vực chăn nuôi với nhiều nghiên cứu nổi bật như: Nghiên cứu chăn nuôi bền vững, thức ăn và sản phẩm chăn nuôi an toàn, chăn nuôi an toàn sinh học và chăn nuôi thân thiện với môi trường. Như vậy, hiện Cục Chăn nuôi có 2 Phó Cục trưởng là các ông: Tống Xuân Chinh và Phạm Kim Đăng. Cục trưởng là ông Dương Tất Thắng. Quang …

Tin mớiHứa Như Anh22/05/2023
Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng
Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng

Họ và tên: Dương Tất Thắng Chức vụ: Cục trưởng Cục Chăn …

Lãnh đạo Cụcadmin20/05/2023
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh

Họ và Tên: Tống Xuân Chinh; Chức vụ: Phó Cục trưởng Cục Chăn …

Lãnh đạo Cụcadmin20/05/2023
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng

Họ và tên: Phạm Kim Đăng Chức vụ: Phó Cục trưởng Cục Chăn …

Lãnh đạo Cụcadmin20/05/2023
Việt Nam – Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác nông nghiệp
Việt Nam – Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác nông nghiệp

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với Trưởng Ban Kỹ thuật Nông nghiệp đối ngoại, Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA)/ Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc (KOPIA) ông Chang An Cheol. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Trưởng Ban Kỹ thuật Nông nghiệp đối ngoại, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc (KOPIA) ông Chang An Cheol. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ sự cảm ơn ông Chang An Cheol và Trung tâm Nông nghiệp quốc tế Hàn Quốc (KOPIA) đã tích hợp hỗ trợ, hợp tác với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong thời gian vừa qua. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ KOPIA và Chính phủ Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác, phát triển xứng tầm với tiềm năng của hai nước. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Hàn Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới có khoa học công nghệ và nền kinh tế phát triển, có môi trường nghiên cứu tốt, có nhiều công nghệ mới mà phía Việt Nam mong muốn học tập. Qua gần 14 năm hoạt động hợp tác giữa KOPIA và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tại Việt Nam, KOPIA đã góp phần vào quá trình phát triển khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp của Việt Nam đã được tăng cường năng lực nghiên cứu. Thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật, nhiều tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng mới đã được đưa vào sản xuất. Kết quả đã nâng cao thu nhập từ nông nghiệp cho người dân, góp phần vào mục tiêu an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Đặc biệt trong phát triển sản xuất lạc tại Nghệ An và phát triển mô hình trồng dâu nuôi tằm tại Yên Bái, nhiều kết quả của 2 dự án đã được áp dụng vào sản xuất và nhân rộng trên quy mô lớn. Các đại biểu tham dự buổi làm việc Ông Chang An Cheol khẳng định: Hàn Quốc mong muốn và sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ Việt Nam trong việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vì sự phát triển và lợi ích chung giữa hai nước. KOPIA Hàn Quốc mong muốn mở rộng quy mô hoạt động của hợp tác tại Việt Nam, nhằm tăng quy mô về nhân lực, ngân sách để chuyển giao, phổ cập kỹ thuật nông nghiệp sang các nước lân cận với vai trò như một trung tâm đầu mối cho các hoạt động hợp tác về nông nghiệp giữa RDA và các nước khu vực châu Á. Khi trung tâm đầu mối được thành tập tại Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển bền vững mối quan hệ hợp tác về kỹ thuật nông nghiệp giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, với  3 trụ cột “Nông nghiệp sinh thái – Nông thôn hiện đại – Nông dân văn minh”. Với Chiến lược mới, Việt Nam đang hướng tới chuỗi giá trị nông nghiệp xanh, nâng cao năng lực của hợp tác xã, nâng cao năng lực cộng đồng nông thôn gắn với cải thiện hạ tầng nông thôn ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị KOPIA thông qua trung tâm đầu mối chiến lược hợp tác tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT trong các lĩnh vực mà phía Hàn Quốc có thế mạnh, phù hợp với Chương trình Kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn đến 2030 và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tặng quà kỷ niệm cho ông Chang An Cheol.   HNN …

Tin mớiHứa Như Anh17/05/2023
Đoàn đại biểu Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đoàn đại biểu Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023) và chào mừng Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023- 2028, sáng 11/5, Đoàn đại biểu Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm Trưởng Đoàn viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đoàn đại biểu Công đoàn cơ quan Bộ tiến vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Cùng dự có các đồng chí: Vũ Thị Phương Lan – UV BCH TW Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ; Nguyễn Văn Trường – Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ; cùng với các đồng chí Đại diện Đoàn Thanh niên Bộ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên UBKT, cán bộ chuyên trách Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT; các đồng chí trong Ban Chấp hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn trực thuộc Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Công đoàn Cơ quan Bộ bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, nhân dân ta làm nên những thắng lợi vẻ vang. Công đoàn Cơ quan Bộ nguyện đoàn kết, thống nhất, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của cả Bộ, Ngành, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCCVC-NLĐ. Trước mắt, tổ chức thành công Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị và Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nguyễn Văn Trường dẫn đầu đoàn đại biểu vào lăng viếng Bác Sau khi vào Lăng, Đoàn đại biểu Công đoàn Cơ quan Bộ đến dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, thuộc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, sau đó đoàn đã đi thăm Nhà sàn, ao cá Bác Hồ và xem phim tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn thể đoàn đại biểu Công đoàn Cơ quan Bộ NN&PTNT viếng lăng Bác Đây là hoạt động của Công đoàn Cơ quan Bộ nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một trong chuỗi những hoạt động chào mừng Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023- 2028./. (Công đoàn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiHứa Như Anh15/05/2023
Nhân rộng nuôi lợn đen bản địa ở các xã nghèo Lào Cai
Nhân rộng nuôi lợn đen bản địa ở các xã nghèo Lào Cai

Với nhiều ưu điểm nổi trội, lợn đen bản địa được Lào Cai lựa chọn là vật nuôi chủ lực để hỗ trợ, tạo sinh kế cho bà con tại các xã nghèo của tỉnh. Phát triển chăn nuôi các giống lợn bản địa, đặc sản có giá trị cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh; nhân rộng các mô hình chăn nuôi lợn bản địa, an toàn dịch bệnh gắn với du lịch sinh thái, tích hợp đa giá trị (ẩm thực, văn hóa, du lịch, sinh thái và kinh tế) đang được tỉnh Lào Cai chú trọng phát triển. Đặc biệt là góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của 10 xã khó khăn của tỉnh Lào Cai. Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh là La Pan Tẩn, Tả Thàng, Tả Ngải Chồ, Dìn Chin, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương); Lùng Cải, Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà), Dền Thàng, Pa Cheo (huyện Bát Xát), Nậm Chày (huyện Văn Bàn). Lợn đen nuôi tại mô hình ở xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương phát triển tốt. Ảnh: Lưu Hòa. Để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho các xã nghèo này, tháng 5/2021, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch về phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025 đối với các xã này. Trong đó, phát triển nông, lâm nghiệp được xác định là hướng đi chủ lực. Để thực hiện mục tiêu trên, từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với chính quyền các địa phương, đơn vị đã triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi lợn bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả bền vững dựa vào quản lý cộng đồng tại 3 xã đặc biệt khó khăn gồm Nậm Chày (huyện Văn Bàn), Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) và Phìn Ngan (huyện Bát Xát). Kết quả bước đầu cho thấy mô hình có hiệu quả khả quan, đã tạo công ăn việc làm ngay tại địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn. Đặc biệt nâng cao ý thức, đẩy mạnh hành động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Cụ thể mô hình chăn nuôi lợn bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả bền vững dựa và vào quản lý cộng đồng được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai triển khai từ tháng 7/2022 đến 4/2023 với mục tiêu giúp người dân vùng cao có được các mô hình sinh kế; chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang an toàn sinh học, hạn chế rủi ro dịch bệnh, đồng thời biết cách tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Lợn đen bản địa là giống có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn khác. Với đặc điểm lông dày, ngắn, da thô, tai nhỏ, do được thuần hóa lâu đời nên chúng dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, có sức đề kháng cao, không kén thức ăn. Các mô hình nuôi lợn đen bản địa cho lợi nhuận cao hơn đại trà trên 70%. Ảnh: Lưu Hòa. Kết quả sau 7 tháng nuôi, tỷ lệ lợn sống đến khi xuất bán đạt 100%. Cụ thể tại xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát quy mô 80 con/20 hộ/02 thôn Trung Hồ và Lò Suối Tùng, đàn lợn có trọng lượng bình quân 75kg/con, sản lượng 6.000kg (đạt 107% so với kế hoạch), tổng thu đạt 420 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí lãi gần 85 triệu đồng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi 63% so với chăn nuôi lợn đại trà. Tại xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn) quy mô 50 con/16 hộ/4 thôn Pờ Xí Ngài, Lán Bò, Khâm Dưới, Hỏm Dưới, đàn lợn có trọng lượng bình quân 83kg/con (đạt 105% so với kế hoạch), sản lượng đạt 4.150kg (đạt 119% so với kế hoạch), tổng thu hơn 290 triệu đồng; sau khi trừ các chi phí, lãi gần 60 triệu đồng. Tại mô hình này, một lao động có thể nuôi từ 40 – 50 con trở lên. Tại xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) quy mô 84 con/20 hộ/02 thôn Lùng Khấu Nhin và thôn Sín Lùng Chải, đàn lợn có trọng lượng bình quân 84kg/con (đạt 105% so với kế hoạch), sản lượng đạt 7.056kg (đạt 102% so với kế hoạch), tổng thu gần 494 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 98 triệu đồng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi 76% so với chăn nuôi đại trà và tạo công ăn việc làm ổn định, thay đổi nhận thức của nhân dân về chăn nuôi theo hướng đầu tư thâm canh, an toàn trước nguy cơ dịch bệnh. Ông Lèng Seo Chẻo, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) mong muốn sau khi tổng kết mô hình, tiếp tục được các ban ngành đoàn thể hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con trên địa bàn toàn xã để phát triển chăn nuôi bền vững theo hình thức chuỗi liên kết sản xuất – giết mổ – chế biến – thị trường, hạn chế chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ tự phát, chưa bảo đảm vệ sinh thú y. Đặc biệt hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn chủ động sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như nguồn phụ phẩm nông nghiệp… để chế biến các loại thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm. Lưu Hòa Nguồn Báo Nông Nghiệp …

Tin mớiHứa Như Anh15/05/2023
Xúc tiến mở cửa thị trường cho các sản phẩm chăn nuuôi và hàng nông sản của Việt Nam và Nhật Bản
Xúc tiến mở cửa thị trường cho các sản phẩm chăn nuuôi và hàng nông sản của Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với Nghị sỹ Hạ viện, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật – Việt Ông Nikai Toshihiro. Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà kỷ niệm cho Nghị sỹ Hạ viện, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật – Việt Ông Nikai Toshihiro. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Năm 2023 đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản. Ngành nông nghiệp Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một mô hình mẫu mực để học tập. Hai bên sẽ tiếp tục triển khai cam kết mở cửa thị trường cho sản phẩm quả nho của Nhật Bản và quả bưởi của Việt Nam. Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc. Ông Nikai Toshihiro, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam mong muốn xuất khẩu quả nho của Nhật Bản sang Việt Nam và hai nước cùng nhau hỗ trợ, bảo đảm an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh xung đột Nga – Ucraina gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu. Nghị sỹ Hạ viện, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật – Việt Ông Nikai Toshihiro. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất hai bên tiếp tục tạo điều kiện mở cửa thị trường nông sản của nhau. Sau cặp sản phẩm nho và bưởi, Bộ trưởng đề xuất các cặp sản phẩm tiếp theo như đào của Nhật Bản – chôm chôm của Việt Nam. Về sản phẩm chăn nuôi, Bộ trưởng đề nghị Nhật Bản tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà sang Nhật và xem xét mở cửa thị trường thịt lợn của Việt Nam. Về đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung vào giới trẻ, để phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời Việt Nam cung cấp nguồn lao động nông nghiệp chất lượng cao hỗ trợ Nhật Bản. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị Nhật Bản tăng hỗ trợ nguồn vốn ODA cho ngành nông nghiệp để triển khai các nội dung hợp tác giữa hai nước trong “Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam – Nhật Bản”. Toàn cảnh buổi làm việc Bộ trưởng Lê Minh Hoan tin tưởng rằng hai bên sẽ ngày càng gắn kết, tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Trong thời gian tới, Bộ trưởng mong muốn Nhật Bản sẽ phối hợp và hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức toàn cầu mà cả hai nước cùng quan tâm và tích cực triển khai như an ninh lương thực, ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, giảm phát thải, phát triển bền vững trong nông nghiệp. HNN …

Tin mới, UncategorizedHứa Như Anh12/05/2023
Lễ ký nạp thành viên Khung Đối tác một sức khỏe giữa Bộ NN-PTNT với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên FPI
Lễ ký nạp thành viên Khung Đối tác một sức khỏe giữa Bộ NN-PTNT với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên FPI

Ngày 9/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Tổ chức quốc tế Four Paws International (FPI) cùng ký biên bản ghi nhớ tham gia với tư cách là thành viên chính thức Khung Đối tác một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người. Lễ ký nạp thành viên Khung Đối tác một sức khỏe giữa Bộ NN-PTNT với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên FPI Tham dự lễ ký kết về phía Bộ NN-PTNT có Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện lãnh đạo các Vụ (Hợp tác quốc tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch), Cục (Thú y, Chăn nuôi, Kiểm lâm), Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Về phía FPI có ông Gerald Dick, Giám đốc cấp cao FPI, Trưởng đại diện FPI tại Việt Nam; ông Benjamin Strohmann, Giám đốc Điều hành và Phát triển Đông Nam Á; ông Karanvir Kukreja, Trưởng Chiến dịch Đông Nam Á; ông Matt Backhouse, Trưởng Chương trình Chăm sóc động vật Đông Nam Á; bà Barbara van Genne, Giám đốc khối Động vật hoang dã; và các thành viên đoàn. Phát biểu tại lễ ký kết, thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức tiến chào mừng ông Gerald Dick và các thành viên Đoàn đã tới làm việc và dự lễ kết nạp thành viên chính thức của Khung đối tác Một sức khỏe giai đoạn 2021-2025. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thiết lập mạng lưới đối tác một sức khỏe từ năm 2003, khi xuất hiện dịch cúm gà. Từ đó đến nay, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những nước đi đầu và triển khai thành công Khung đối tác một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người. Khung đối tác một sức khỏe giai đoạn 2 từ năm 2021-2025, được ký kết vào tháng 3/2021 với sự đồng chủ trì của 03 Bộ (Nông nghiệp; Y tế; Tài nguyên và Môi trường) với 30 thành viên chính thức tính tới ngày hôm nay. Các thành viên chính thức bao gồm các đối tác quốc tế song phương lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Úc, vv.. Các đối tác đa phương gồm UNDP, FAO, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ vv… Đặc biệt, có sự cam kết cao của Liên minh châu Âu (EU tại Việt Nam) khẳng định sẽ đồng hành cùng với Đối tác một sức  khỏe Việt Nam. Khung đối tác được cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành động quốc gia về Một sức khỏe, được 03 Bộ phê duyệt vào tháng 3/2022 đã đề ra 06 nhiệm vụ và mục tiêu chính,  trong đó nhấn mạnh tới có nhiệm vụ “giảm thiểu nguy cơ làm phát sinh và lan truyền các tác nhân gây bệnh mới từ động vật sang người do các tác động về sinh học, môi trường và hành vi của con người. Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến  Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, với nhiệm vụ bảo vệ động vật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phúc lợi động vật, bao gồm thú cưng và động vật trang trại (bao gồm động vật hoang dã gây nuôi), là các đối tượng có rủi ro tiềm tàng bệnh dịch có thể lây lan sang người, việc Four Paws ký kết là thành viên chính thức của Khung đối tác một sức khỏe sẽ có cơ sở pháp lý, thuận lợi hơn trong việc chung tay, góp phần và hỗ trợ phía Khung đối tác Một sức khỏe Việt Nam giải quyết các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ đại dịch trong tương lai, đặc biệt là nhóm vật nuôi như chó mèo có nguy cơ rủi ro đáng kể trong đó phải kể tới bệnh dại và bệnh mới nổi. Việc buôn bán, nuôi nhốt, vận chuyển, giết mổ chó mèo ở những nơi đã xuất hiện mầm bệnh, và theo cách thức không an toàn, không hợp pháp, chưa tiêm phòng thường xuyên, khi bị đánh cắp, sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong việc hoàn thành mục tiêu thanh toán bệnh dại vào năm 2030. Ông Gerald Dick, Giám đốc cấp cao FPI, Trưởng đại diện FPI tại Việt Nam cho biết rất hân hạnh được đại diện cho FPI với tư cách là một tổ chức về phúc lợi động vật quốc tế đầu tiên tham gia vào Chương trình Đối tác một sức khỏe của Việt Nam về phòng chống bệnh lây từ động vật sang người. Cách tiếp cận một sức khỏe ngày cảng trở thành một ưu tiên hết sức quan trọng trong bối cảnh ngày càng có nhiều những bệnh dịch từ động vật lây truyền sang con người trong những thập kỷ qua, trong đó phải kể đến dịch cúm gia cầm, gây ra những hệ quả tàn phá cao độ về kinh tế cũng như sức khỏe con người. Ngoài ra, vấn đề giao thương về buôn bán thịt chó, mèo đã tạo nên những rào cản, chướng ngại hết sức nghiêm trọng cho việc xử lý hoàn toàn bệnh dại ở Việt Nam và trên thế giới. Việc loại trừ hàng triệu con vật như vậy trong một năm đã giảm thiểu được rủi ro rất lớn trong việc đạt được mức độ bao phủ về mặt tiêm chủng vắc xin thông qua phát triển cộng đồng, một điều hết sức thiếu yếu để chúng ta phòng chống bệnh dại. Theo ông Gerald Dick, Khung Đối tác một sức khỏe chính là một ví dụ điển hình về sự hợp tác trong hoạt động một sức khỏe liên ngành giữa các cơ quan khác nhau, và đây có thể là một hình mẫu để các quốc gia khác làm theo. Một cách tiếp cận như vậy, một cơ chế như vậy sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi thông tin cũng như những nỗ lực chung tay để bảo vệ bản thân chúng ta, con người cũng như động vật. Là một tổ chức quốc tế, FPI mong muốn cam kết tăng cường phúc lợi động vật trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. “FPI rất vui mừng được hợp tác với chính phủ Việt Nam cũng như các đối tác khác ở Việt Nam để góp phần thực hiện khung về một sức khỏe, đồng thời tăng cường phúc lợi động vật và xử lý những rủi ro về vấn đề buôn bán thịt chó, mèo vì lợi ích sức khỏe của người Việt cũng như động vật”, ông Gerald Dick nhấn mạnh. Ông Gerald Dick, Giám đốc cấp cao FPI, Trưởng đại diện FPI tại Việt Nam Thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cám ơn sự chủ động, nhiệt tình và đồng hành của FPI với ngành nông nghiệp Việt Nam. Theo Thứ trưởng, việc ký kết Biên bản ghi nhớ ngày hôm nay sẽ thiết lập một khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác giữa FPI và Bộ NN-PTNT Việt Nam trong công tác phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người. “Các nội dung cam kết là căn cứ quan trọng trong việc xác định, triển khai các hoạt động hợp tác. Tôi tin tưởng rằng với sự đồng hành và hỗ trợ của FPI, sự quyết tâm cao của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ này sẽ được triển khai thành công, hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu của ngành”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận. Lễ ký nạp thành viên Khung Đối tác một sức khỏe giữa Bộ NN-PTNT với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên FPI  Toàn cảnh lễ ký nạp thành viên Khung Đối tác một sức khỏe giữa Bộ NN-PTNT với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên FPI      V.A …

Tin mớiHứa Như Anh10/05/2023
Dịch bệnh đàn vật nuôi giảm nhờ người dân tự ý thức phòng bệnh
Dịch bệnh đàn vật nuôi giảm nhờ người dân tự ý thức phòng bệnh

KHÁNH HÒA Nhờ chủ động tiêm vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nên từ đầu năm đến nay, huyện Cam Lâm chưa phát sinh dịch bệnh. Chăn nuôi nông hộ trên địa bàn xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ. Chú trọng phòng, chống dịch bệnh Xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm là một trong những địa phương có đàn gia súc, gia cầm khá lớn của tỉnh Khánh Hòa. Theo bà Trần Thị Thùy Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Hòa cho biết, toàn xã hiện có 19 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó có 18 trang trại chăn nuôi gà với quy mô từ 5.000 – 10.000 con/trang trại và 1 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô 100 lợn thịt và 15 lợn nái. Đối với chăn nuôi nông hộ, toàn xã có khoảng 1.000 con lợn, 390 con bò và 6.500 con gà. Theo bà Trần Thị Thùy Giang, so với trước đây, tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn xã có chiều hướng giảm, nhất là sau đợt bùng phát dịch tả lợn Châu Phi xảy ra vào năm 2019. Sau đợt dịch này, người chăn nuôi nói chung và người nuôi lợn nói riêng đã dè dặt tái đàn và đã có ý thức hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chăn nuôi bò sinh sản của gia đình ông Nguyễn Bảo An, thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa. Ảnh: Kim Sơ. Theo đó, ngoài tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm đầy đủ, kịp thời, thì việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại cũng được người dân chú trọng. Ghi nhận tại gia đình ông Nguyễn Bảo An, một hộ chăn nuôi bò sinh sản, ở thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa cho thấy, hiện gia đình ông rất ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ông Nguyễn Bảo An cho biết, trước đây ông đi làm thuê làm mướn khắp nơi, công việc vất vả mà kinh tế gia đình lúc nào cũng khó khăn. Thấy vậy, năm 2013, ông An đã quyết định không đi làm thuê, làm mướn nữa mà chuyển sang nghề chăn nuôi. Ban đầu, ông  An nuôi thỏ, nuôi vịt nhưng không thành công, từ thất bại đó ông chuyển sang nuôi bò sinh sản. Với cặp bò cái đầu tiên, sau một thời gian ông An gây dựng, đàn bò đã phát triển lên 20 con và việc nuôi bò của gia đình ông luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Nhờ chăn nuôi hiệu quả nên mỗi năm ông xuất bán trung bình 5 -7 bò nghé, giá bán từ 15-16 triệu đồng/con. Đàn lợn của gia đình ông Nguyễn Kim Chung luôn chú trọng tiêm vacxin phòng bệnh. Ảnh: Kim Sơ. Theo ông Nguyễn Bảo An, việc chăn nuôi bò của gia đình thời gian qua được đảm bảo an toàn dịch bệnh là nhờ cán bộ thú y trong xã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn về các biện pháp chăn nuôi an toàn và phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò hay mắc phải như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục… “Để đàn bò có sức đề kháng không bị nhiễm bệnh, tôi luôn tiêm phòng vacxin đầy đủ các bệnh nguy hiểm và vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại sạch sẽ. Cùng với đó, bổ sung dinh dưỡng vitamin đầy đủ cho bò, đặc biệt luôn giữ nguyên tắc giữ ấm vào mùa mưa, thoáng mát vào mùa hè…”, ông An chia sẻ. Tương tự, những năm gần đây đàn lợn sinh sản và lợn thịt của gia đình ông Nguyễn Kim Chung, ở thôn Văn Tứ Đông luôn duy trì đàn khoảng 30 con và luôn được đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ông Nguyễn Kim Chung cho biết, việc chăn nuôi lợn hiệu quả là nhờ chú trọng tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ, kịp thời. Cụ thể, khi lợn con được 15 ngày tuổi ông tiêm ngừa bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, tai xanh… “Tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho lợn rất quan trọng, tuy nhiên nhiều người chăn nuôi không chú trọng nên đến khi lợn mắc bệnh thì rủi ro thiệt hại rất lớn. Ngoài việc tiêm phòng dịch bệnh cho lợn, tôi còn thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Cứ 3 ngày, tôi xịt sát trùng một lần trong và xung quanh chuồng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập.” Ông Chung chia sẻ. Hiện chăn nuôi trên địa bàn huyện Cam Lâm chuyển dịch theo hướng trang trại. Ảnh: Kim Sơ. Chăn nuôi chuyển dịch sang trang trại Ông Lê Ngọc Tú, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lâm cho biết, so với các địa phương khác trong tỉnh, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Cam Lâm khá phát triển, tập trung chủ yếu chăn nuôi lợn, gia cầm và trâu bò; trong đó đàn gia súc đạt 195.000 con, đàn gia cầm khoảng 1 triệu con. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi bò có xu hướng giảm do đồng cỏ bị thu hẹp, còn chăn nuôi lợn lại phát triển khá mạnh. Theo ông Lê Ngọc Tú, trước áp lực về dịch bệnh cũng như dịch bệnh từng xảy ra vào những năm trước đây nên chăn nuôi trên địa bàn đã có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, hiện chăn nuôi nông hộ chỉ chiếm 20% tổng đàn. “Với xu hướng từ chăn nuôi nông hộ sang trang trại, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện và chính quyền địa phương đã khuyến cáo người nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, triển khai đầy đủ tiêm phòng vacxin, đồng thời vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên”, ông Lê Ngọc Tú chia sẻ. Riêng đối với chăn nuôi nông hộ, để phòng chống dịch bệnh, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã tổ chức phun trên 700 lít hóa chất để vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho trên 3.500 hộ chăn nuôi và đã triển khai tiêm vacxin phòng cúm gia cầm đợt 1/2023, đến nay toàn huyện đã tiêm được trên 60.000 con gà của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ngoài ra, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện còn phối hợp chính quyền cấp xã tăng cường tiêm vacxin phòng dại chó mèo, tụ huyết trùng trâu bò và lợn, dịch tả lợn cổ điển. “Nhờ chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh và áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện chưa xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn giá súc, gia cầm”, ông Tú chia sẻ. Kim Sơ Nguồn Báo Nông Nghiệp   …

Tin mớiHứa Như Anh08/05/2023
Cuộc thi “Đọc sách để thay đổi” kết thúc thành công tốt đẹp

Cuộc thi “Đọc sách để thay đổi” kết thúc thành công tốt đẹp Sau hơn 01 tháng diễn ra với 02 vòng thi gay cấn và hấp dẫn, cuộc thi “Đọc sách để thay đổi” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ NN&PTNT tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 với sự tham dự của các cá nhân và tập thể đến từ các cơ sở đoàn trực thuộc Đoàn Bộ NN&PTNT đã kết thúc thành công tốt đẹp. Đồng chí Tạ Hồng Sơn – Bí thư Đoàn thanh niên Bộ NN&PTN phát biểu tại cuộc thi hùng biện (vòng 2) với chủ đề “Mở sách – Mở thế giới” Cuộc thi về đọc sách trong đoàn thanh niên Bộ nhằm phát huy giá trị của sách, khơi dậy niềm đam mê và hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho thanh niên Bộ, góp phần nâng cao dân trí, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra giá trị mới, kết nối để đưa nhiều cuốn sách hay đến với đông đảo đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ, đồng thời xây dựng văn hóa làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Phát biểu tại vòng thi hùng biện, thuyết trình (vòng 2) với chủ đề “Mở sách – Mở thế giới” diễn ra vào sáng ngày 21/4, đồng chí Tạ Hồng Sơn – Bí thư Đoàn thanh niên Bộ NN&PTN cho biết: Dù là năm đầu tiên tổ chức, nhưng cuộc thi đã thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều người, ở nhiều địa phương với 100% các cơ sở đoàn tổ chức triển khai thực hiện. Các cuốn sách được thí sinh lựa chọn để chia sẻ, giới thiệu đa dạng, phong phú thuộc nhiều thể loại như văn học, lịch sử, khoa học thường thức, phương pháp, kỹ năng sống… Các cuốn sách được Bộ trưởng lựa chọn để thanh niên đọc và tìm hiểu sách là các cuốn sách hay, bổ ích về nông nghiệp, thái độ sống và văn hóa làm việc cho thanh niên, khởi nghiệp, lập nghiệp. Các sản phẩm dự thi có cách thể hiện đa dạng, sáng tạo, có sự đầu tư, chuẩn bị công phu. Nhiều bài thi có cách trình bày sáng tạo, kết hợp tốt việc cắt, ghép, dựng hình, sử dụng phong phú các hiệu ứng, tư liệu, đồ họa… trở nên hấp dẫn, thu hút người xem… Đồng chí Hoàng Thùy Linh – Phó bí thư Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT, Trưởng ban giám khảo vòng thi hùng biện phát biểu Thông qua cuộc thi này, Đoàn thanh niên Bộ muốn nâng cao nhận thức của thanh niên về giá trị của việc đọc sách; đồng thời, xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh niên; tạo sức lan tỏa của văn hóa đọc; phát huy tinh thần xung kích của thanh niên trong phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; thúc đẩy hình thành xã hội học tập; xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ và tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức của hội viên, thanh niên. “Tôi mong muốn mỗi bạn trẻ thực sự coi sách như người thầy, người bạn tâm giao chia sẻ những vui, buồn trong cuộc sống; ứng dụng những giá trị từ sách để góp phần xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển”, đồng chí Tạ Hồng Sơn chia sẻ. Giải Nhất vòng 2 hùng biện, thuyết trình chủ đề “Mở sách – Mở thế giới” đã thuộc về Đoàn thanh niên Tổng cục Thủy sản Ban tổ chức và Ban giám khảo chụp hình lưu niệm cùng các đội đoạt giải cuộc thi “Đọc sách để thay đổi” Quang cảnh cuộc thi “Mở sách – Mở thế giới” KẾT QUẢ CUỘC THI “ĐỌC SÁCH ĐỂ THAY ĐÔI” VÒNG 1: Thi trực tuyến qua fanpage Đoàn Bộ NN&PTNT – Tổng số bài dự thi trên fanpage Đoàn Bộ: 83 bài, trong đó: 15 bài thi là video, clip; 32 bài thi là hình ảnh + lời cảm nhận; 36 bài thi là bài viết cảm nhận. – Kết quả: + Giải Phong trào toàn đoàn: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Thú y. + Giải Nhất: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng cục Thuỷ sản. + Giải Nhì: Câu lạc bộ Thơ trẻ. + Giải Ba: Chi đoàn Vụ Pháp Chế; đ/c Ngô Thị Thanh Phương, UVBCH Đoàn Bộ, Bí thư Chi đoàn Văn phòng Bộ; đ/c Nguyễn Việt Cường, Bí thư chi đoàn Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS. VÒNG 2 (Vòng thuyết trình, hùng biện) với chủ đề “Mở sách – Mở thế giới” – Với sự tham gia của 05 đội thi: Chi đoàn Cục Quản lý chất lượng NLS và TS. Câu lạc bộ Thơ trẻ. Chi đoàn Văn phòng Bộ. Đoàn Tổng cục Thuỷ sản. Chi đoàn Vụ Pháp chế. – Kết quả: + Giải Khát vọng lớn: Đoàn Tổng cục Thuỷ sản + Giải Sức trẻ thanh niên: Chi đoàn Vụ Pháp chế. + Giải Có khả năng kết nối: Chi đoàn Văn phòng Bộ. + Giải Có Kế hoạch và Lộ trình tốt: Chi đoàn Cục Quản lý chất lượng NLS và TS. + Giải Dám nghĩ lớn: Câu lạc bộ Thơ trẻ. V.A …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiHứa Như Anh04/05/2023
Đoàn kết để chăn nuôi gia cầm qua cơn bĩ cực
Đoàn kết để chăn nuôi gia cầm qua cơn bĩ cực

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị đánh giá thực trạng chăn nuôi và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới. Hội nghị đánh giá thực trạng chăn nuôi và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới. Ảnh: Hoàng Anh. 5 mảng tối khiến chăn nuôi gia cầm lao đao Ngày 27/4, Cục Chăn nuôi phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng chăn nuôi và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng và Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch chủ trì với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã và các cơ quan Văn phòng Chính phủ, VCCI… Theo báo cáo tại hội nghị, Việt Nam là một trong những nước có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới, riêng đàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Giai đoạn từ năm 2018 – 2022, đàn gia cầm tăng nhanh từ 435,9 triệu con lên 557,3 triệu con. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%/năm. Tính đến thời điểm cuối năm 2022 tổng đàn gà của cả nước là hơn 453,2 triệu con, thủy cầm gần 104 triệu con. Trong quý I/2023, chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Đàn gia cầm ước khoảng 551,4 triệu con, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Những năm vừa qua, các trang trại chăn nuôi đã liên kết nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất như: hỗ trợ vốn sản xuất; mua vật tư đầu vào khối lượng lớn và giá rẻ; gắn sản xuất chăn nuôi với giết mổ, chế biến và tiêu thụ hình thành chuỗi sản phẩm… đã làm cho giảm giá thành sản phẩm, chăn nuôi có hiệu quả hơn… Ngành chăn nuôi gia cầm hiện đang gặp muôn vàn khó khăn. Ảnh: Quang Linh. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng chăn nuôi gia cầm thời gian qua gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là vấn đề giá bán sản phẩm hiện đang thấp hơn giá thành. Theo đại diện Cục Chăn nuôi, nguyên nhân do nguyên liệu đầu vào tăng cao, sức sản xuất lớn, trong khi đó, năm 2022 Việt Nam nhập gần 34 triệu con gia cầm giống dẫn đến đàn gia cầm tăng nhanh về đầu con, nhưng sức tiêu dùng lại có hạn. Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho rằng, hiện ngành chăn nuôi gia cầm có 5 mảng tối đe dọa trực tiếp đến người chăn nuôi. Đó là tỷ suất lợi nhuận chăn nuôi gia cầm ngày càng giảm, hai năm qua lỗ nặng, giá bán thấp hơn giá thành; dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp; tăng trưởng nhập khẩu sản phẩm thịt gà đông lạnh tăng hơn nhiều lần so với sản xuất trong nước; các doanh nghiệp nội lép vế so với các doanh nghiệp FDI, người nông dân nuôi quy mô nhỏ ngày càng thất thế, bị loại bỏ khỏi “cuộc chơi”; thị trường bấp bênh, tiêu thụ khó khăn đẫn đến nhiều địa phương giảm quy mô chăn nuôi 50%, chưa bao giờ con gà thịt phải trở thành gà đẻ, giải cứu trứng chèn ép người nông dân như hiện nay… Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA phân tích 5 mảng tối khiến ngành chăn nuôi gia cầm lao đao. Ảnh: Hoàng Anh.  Ông Sơn phân tích chăn nuôi gia cầm hiện đang chịu rủi ro rất lớn, đang phải hy sinh cho sự phát triển của ngành hàng. Năm năm qua chăn nuôi gia cầm tăng trưởng số đầu con hơn 17 %, sản lượng thịt hơn 8,7%, trứng từ 6-7%, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm. Cụ thể, giá bán gia cầm thường lỗ khoảng 6.000-7.000 đồng/kg. Có một số nguyên chính, trong đó có vấn đề nhập khẩu ồ ạt thịt gia cầm (thống kê năm 2022 khoảng 220.000 tấn, từ đầu năm 2023 đến nay khoảng 52.000 tấn, chưa kể nhập lậu). Cộng với thực tế các doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đã dẫn đến tình trạng tổng cung quá lớn so với tổng cầu khiến giá cả giảm mạnh. Không chỉ nông hộ thua lỗ mà nhiều doanh nghiệp chăn nuôi trong nước có nguy cơ phải dừng sản xuất chăn nuôi do cạn kiệt nguồn vốn, ngân hàng siết nợ… Chung quan điểm với VIPA, các doanh nghiệp, gia trại chăn nuôi gia cầm đồng loạt kêu gọi Bộ NN-PTNT trình Chính phủ ban hành các giải pháp hỗ trợ ngành chăn nuôi gia cầm vượt qua giai đoạn bi đát hiện nay. Ông Phạm Văn Lượng, Giám đốc Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp, gia trại chăn nuôi gia cầm cố gắng tồn tại đến hôm nay đã là một nỗ lực rất lớn. Bởi nuôi một con gà hiện này ngoài chuyện giá bán thấp hơn giá thành còn phải gánh chịu rất nhiều vướng mắc. Ngân hàng ngoảnh mặt không cho vay vốn hoặc vay với lãi suất cao đã đành, phí kiểm dịch, phí kiểm nghiệm, phí vận chuyển, chế biến… cộng tất cả vào quả thật khó sống chứ đừng nói lớn. “Chúng tôi vận chuyển một lô hàng khoảng 10- 15kg chịu phí kiểm dịch 100.000 đồng, trong khi các doanh nghiệp lớn vận chuyển một container, một tàu hàng cũng chịu mức phí tương đương, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thị trường ở các tỉnh. Rồi phí kiểm dịch trong ngày, một con gà nhập về giết mổ mất 200 đồng, một năm mất 72.000 đồng, nếu cộng cả chi phí đầu tư, lãi suất ngân hàng, phí xét nghiệm 200-300 nghìn đồng/mẫu liên tục hàng tháng trời thì không thể nào sống nổi”, ông Lượng phàn nàn. Ngay sau ý kiến của ông Lượng, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng vấn đề này đúng là còn bất cập, tới đây Cục Thú y sẽ có các đề xuất, kiến nghị để sửa đổi. Kiến nghị Bộ Công an vào cuộc vấn nạn gà loại thải Trước những khó khăn ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng, VIPA và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Bộ NN-PTNT trình Chính phủ xem xét rà soát lại các chính sách hiện có nhằm hỗ trợ thiết thực, kịp thời và dễ thực thi hơn cho người chăn nuôi và doanh nghiệp. Cụ thể, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét  điều chỉnh mức hỗ trợ cao hơn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, cụ thể các doanh nghiệp khu vực sản xuất nông nghiệp được hưởng mức hỗ trợ giảm từ 35-40%, các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y được giảm từ 45-50% thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp có vốn duy trì sản xuất. Kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét rà soát lại chiến lược phát triển gia cầm trong trung và dài hạn. Theo đó, định hướng phát triển cần hài hòa giữa phát triển số lượng và chất lượng, coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hơn là tăng quá nóng về số lượng. Đồng thời, cần hạn chế tăng số lượng và quy mô trang trại tại một số khu vực, vùng sinh thái có mật độ chăn nuôi cao. Chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ đang dần bị bóp nghẹt. Ảnh: Hoàng Anh. Đề nghị các bộ ngành và địa phương cần xem xét kỹ lưỡng các dự án đầu tư mới, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thịt lợn và gia cầm. Xây dựng hàng rào kỹ thuật đủ mạnh đối với thịt nhập khẩu, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các sản phẩm sản xuất trong nước. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với sản phẩm chăn nuôi tạm nhập tái xuất. Thực tế đang có rất nhiều sản phẩm dùng làm thức ăn cho chăn nuôi như chân, đầu, cổ, cánh, lòng mề gia súc, gia cầm, thậm chí sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm… nhưng vẫn được tuồn vào thị trường Việt Nam, nếu không kiểm soát tình trạng này thì sản xuất trong nước sẽ vô cùng bất ổn. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm soát, tập trung ngăn chặn, phát hiện xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, trong đó có gà đẻ loại thải, tạo hành lang biên giới an toàn nhằm ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát và gây áp lực lên thị trường trong trong nước. Đề nghị Bộ Công thương phối hợp với Bộ Công an tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc nhập lậu động vật và sản phẩm từ động vật qua biên giới. Cùng với đó, các đại biểu dự hội nghị cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT định hướng rõ vấn đề chiến lược, quy hoạch, thị trường… Bà Chu Thị Hồng Thủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi TaFa Việt đề nghị: Vấn đề cạnh tranh giữa những sản phẩm gia cầm chất lượng cao và sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn lẫn lộn. TaFa Việt nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu tuy nhiên hiện đang chưa rõ các quy định, thủ tục như thế nào. Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp và VIPA kiến nghị siết chặt vấn đề giống. Thời gian qua cũng có hiện tượng loạn về giống “người người làm giống nhà và làm giống”, gây rủi ro cho người chăn nuôi lớn. Cần phải soát cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, các chi phí trong chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, tránh làm mất đi cơ hội trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp… Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Anh.  Bộ NN-PTNT cam kết đồng hành sớm tối, vượt qua khó khăn Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ với những khó khăn rất lớn của chăn nuôi gia cầm hiện nay và yêu cầu Cục chăn nuôi phối hợp với Văn phòng Chính phủ sớm ban hành Quyết định hỗ trợ chăn nuôi, với các cơ chế hỗ trợ giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí sản xuất để giảm áp lực cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.. Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh khó khăn bủa vây, chăn nuôi gia cầm cần nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng, phát huy nội lực để cầm cự và phát triển. Thực tế, về nội lực phải thừa nhận các giống gia cầm tại Việt Nam năng suất còn thấp khi cạnh tranh với các nước tiên tiến trên thế giới. Với các hiệp định thương mại đã ký kết, ngành chăn nuôi gia cầm cần thích ứng và hội nhập, nên phải xem đâu là lợi thế để phát triển. “Có 3 vấn đề cần giải quyết, đó là giống, thức ăn chăn nuôi và đất đai. Bộ NN-PTNT sẽ luôn đồng hành dù đêm hôm, sớm tối để cùng nhau tháo gỡ những vấn đề này”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh. Cũng theo Thứ trưởng, khó khăn là khó khăn chung, đề nghị các doanh nghiệp FDI, cộng đồng doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm và gia trại, hợp tác xã, bà con nông dân đoàn kết, đồng hành cùng Bộ NN-PTNT thúc đẩy ngành chăn nuôi vượt qua thách thức. Hoàng Anh – Quang Linh Nguồn Báo Nông …

Tin mớiHứa Như Anh04/05/2023
HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI GIA CẦM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Sáng ngày 27/4/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới. Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan Bộ, ngành trung ương; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam; đại diện một số doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia cầm lớn; một số cơ quan thông tin, báo chí. Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam chủ trì Hội nghị. Xin mời xem Báo cáo Hội nghị tại tệp đính kèm./.                                                                                                                                       Đặng Đình Quyết – Cục Chăn …

Tin mớiadmin28/04/2023
Ngành chăn nuôi đối mặt nhiều khó khăn thách thức trong tình hình mới
Ngành chăn nuôi đối mặt nhiều khó khăn thách thức trong tình hình mới

NDO – Sáng 27/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới. Ngành chăn nuôi đối mặt nhiều khó khăn thách thức trong tình hình mới. Theo báo cáo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam là một trong những nước có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới, riêng đàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Giai đoạn từ năm 2018 – 2022, đàn gia cầm tăng nhanh từ 435,9 triệu con lên 557,3 triệu con. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%/năm. Trong quý I/2023, chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Đàn gia cầm ước khoảng 551,4 triệu con, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Các tháng đầu năm 2023, giá gà trắng có sự chênh lệch giữa các miền trong cả nước, dao động từ 17.000-35.000 đồng/kg thịt hơi, giá gà miền Bắc cao hơn miền Trung và miền Nam và tuỳ thời điểm và vùng miền. Giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp không có chênh lệch giữa các miền. Trong tháng 1/2023, giá duy trì 39.000-43.000 đồng/kg, đến tháng 2 giảm xuống còn 33.000 đồng/kg và tăng lên 38.000 đồng/kg trong tháng 3; sau đó giảm còn 26.000-32.000 đồng/kg trong tháng 4. Giá thịt vịt hơi khu vực Nam Bộ bình quân tháng 3 là 42.100-43.900 đồng/kg (tăng bình quân 19% tương ứng 6.800-7.000 đồng/kg); sang tháng 4, giá tăng 7.000-9.000 đồng/kg so với tháng 3. Trong các tháng đầu năm 2023, giá trứng gà dao động từ 1.750-2.200 đồng/quả; trứng vịt 2.200-2.400 đồng/quả. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong 3 năm qua giá bán gia cầm thường xuyên dưới giá thành sản xuất khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, thua lỗ. Một trong những nguyên nhân khiến giá gia cầm có giá bán thấp là do nhu cầu của thị trường giảm. Trong khi đó, nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp – đầu vào của sản xuất chăn nuôi luôn duy trì mức giá cao, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi khi chi phí, giá thành sản xuất chăn nuôi tăng cao. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các đại biểu phát biểu đóng góp những ý kiến thẳng thắn để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết. Đối với những vấn đề vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để sớm tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Bởi chăn nuôi gia cầm giữ vai trò quan trọng đối với ngành chăn nuôi, góp phần bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. THANH TRÀ Nguồn Báo Nhân …

Tin mớiHứa Như Anh27/04/2023
Thông tư số 28/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

Thông tưHứa Như Anh25/04/2023
Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi

Thông tưHứa Như Anh24/04/2023
Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

Thông tưHứa Như Anh24/04/2023
Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi

Thông tưHứa Như Anh24/04/2023
Cần Thơ xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Cần Thơ xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Cần Thơ xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh Cần Thơ bước đầu thiết lập vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhiều cơ sở chuyển đổi hướng tới chăn nuôi bền vững, an toàn. Trại chăn nuôi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức. TP. Cần Thơ hiện có 291 trang trại chăn nuôi. Trải qua các đợt dịch bệnh bùng phát như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi, các cơ sở, trại chăn nuôi từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng trang trại, chăn nuôi công nghiệp và dịch chuyển ra xa các khu dân cư, khu đô thị ở các huyện ngoại thành. Đặc biệt, nhiều trại gia súc, gia cầm tạo chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Ông Lê Trung Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ nhận xét: Hiện hoạt động chuyển đổi phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP được định hình. Thành phố xây dựng 4 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, thực hiện hỗ trợ xây dựng 9 mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP và 12 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật. Các cơ sở, trại chăn nuôi thực hiện mô hình theo hướng xây dựng cơ sở, hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch sẽ có nhiều lợi ích trong viêc quản lý chất lượng giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi. Quản lý môi trường chăn nuôi có nhiều tiến bộ trong công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi được áp dụng trong sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi của người chăn nuôi được nâng cao. Qua đó đàn gia súc và gia cầm thành phố phát triển ổn định. Đến nay, sản lượng sản phẩm chăn nuôi của thành phố đang dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường tại địa phương. Trong đó, thịt trâu bò đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thị trường, thịt heo đáp ứng khoảng 70 – 80% nhu cầu thị trường, thịt gia cầm đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu thị trường và xuất sang các tỉnh bạn. Đồng thời, giảm bớt tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi nhập từ các tỉnh lân cận về thành phố. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Ảnh: Hữu Đức. Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp, đặc biệt bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi và bệnh dại đã và đang xảy ra tại nhiều địa phương trong nước. Để khống chế và thanh toán các bệnh nhằm hướng tới nền chăn nuôi bền vững, an toàn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người chăn nuôi công tác xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố. Trong năm 2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ đã tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh với 340 người tham dự. Chi cục hỗ trợ xây dựng và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả heo Châu Phi cho 4 cơ sở chăn nuôi heo, hỗ trợ xây dựng và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng cho 4 cơ sở chăn nuôi trâu trên địa bàn thành phố. Tính từ từ năm 2021 đến nay, bàn thành phố đã có 12 cơ sở chăn nuôi heo, trâu bò được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Theo ông Hoàng, việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm dịch vận chuyển khi xuất bán. Cơ sở chăn nuôi được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật. Đồng thời, được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch. Đó là lợi thế rất lớn khi mà diễn biến dịch bệnh động vật hiện nay đang phức tạp. Hơn nữa vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh được được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh của trại (với tất cả các bệnh), cải tiến và nâng cao việc quản lý trang trại, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tích cực xây dựng và củng cố thương hiệu Hữu Đức Nguồn Báo Nông Nghiệp …

Tin mớiHứa Như Anh24/04/2023
Luật số 32/2018/QH14 của Quốc hội: Luật chăn nuôi

LuậtHứa Như Anh21/04/2023
Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi

Thông tưHứa Như Anh21/04/2023
Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi

Nghị địnhHứa Như Anh21/04/2023
Công nhận giống vật nuôi mới (Gà DA15-19 – Trung tâm bảo tồn)

Quyết địnhHứa Như Anh21/04/2023
Đồng Nai bắt đầu tổng kiểm tra môi trường các cơ sở chăn nuôi

UncategorizedNguyễn Thanh Bình20/04/2023
Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi thư ngỏ nhân ngày Sách và Văn hóa Đọc
Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi thư ngỏ nhân ngày Sách và Văn hóa Đọc

(Ngày 20/4/2023)  Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi thư ngỏ nhân ngày Sách và Văn hóa Đọc ‘Muốn theo kịp và bứt phá, thì chúng ta phải vượt lên chính mình. Muốn vượt lên chính mình, chúng ta phải tự trang bị kiến thức, kỹ năng, nhất là xây dựng thái độ tích cực trong cuộc sống, công việc. Những điều ấy luôn có trong những trang sách’, thư Bộ trưởng viết. Nguồn: Báo Nông nghiệp     …

Tin mớiHứa Như Anh20/04/2023
Hậu Giang: Chăn nuôi tuần hoàn khép kín, giải pháp giảm chi phí hiệu quả
Hậu Giang: Chăn nuôi tuần hoàn khép kín, giải pháp giảm chi phí hiệu quả

Phát triển chăn nuôi tuần hoàn khép kín giúp nông dân Hậu Giang giảm chi phí đầu tư, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững. Phát triển chăn nuôi bò theo mô hình tuần hoàn, anh Sơn giảm được đáng kể chi phi mua thức ăn nhờ tận dụng phân bò trồng cỏ tạo thức ăn xanh tại chỗ. Ảnh: Trung Chánh. Vòng tuần hoàn giảm chi phí Nằm ở ngoại ô thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, con đường nhỏ từ chân cầu Thanh Bình chạy ra bờ sông Cái Lớn khá hẹp, hai xe máy qua lại khó khăn. Dọc theo con đường là những vườn khóm, cây ăn trái xanh tốt. Tôi phải đi nhờ xe máy của một em học sinh để vào trại nuôi bò của gia đình anh Trần Văn Sơn (ấp 2, xã Vị Tân, TP Vị Thanh) nằm trên con đường này. Trên diện tích 1,5ha đất, anh Sơn trồng 1ha khóm, 2 công cỏ voi, còn lại là trại bò, chỗ nuôi trùn quế, nuôi gà, vịt… Anh Sơn cho biết: “Ban đầu tôi bỏ vốn đầu tư mua 6 con bò cái giống, với giá 20 triệu đồng/con. Hiện đã nuôi được khoảng 7 tháng, bò bắt đầu cho phối giống. Hướng phát triển của tôi là nếu bò đẻ bê cái sẽ tiếp tục để nuôi sinh sản tăng đàn, khi nhiều sẽ bán bê giống cho các hộ chăn nuôi khác. Còn bê đực sẽ nuôi thành bò thịt để xuất bán”. Anh Sơn là một trong những hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai. Theo đó, hộ dân tham gia sẽ được hỗ trợ 50% chi phí mua con giống ban đầu và một phần mua thức ăn công nghiệp. Với điều kiện là phải thực hiện chuỗi chăn nuôi tuần hoàn trong sản xuất, vừa giúp giảm chi phí đầu vào vừa giảm ô nhiễm môi trường. Mô hình giúp đẩy mạnh chương trình khuyến nông về chăn nuôi theo chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn, đảm bảo người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả. Chuyển giao quy trình công nghệ chăn nuôi cho nông hộ và trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi. Anh Sơn trồng 2 công cỏ voi để làm thức cho bò, còn cám anh chỉ bổ sung vào nước khi cho bò uống, nhờ đó giảm được chi phí trong quá trình nuôi. Ảnh: Trung Chánh. Theo anh Sơn, khu vực ngoại ô thành phố Vị Thanh người dân còn sản xuất nông nghiệp khá nhiều, như trồng lúa, trồng bắp. Ban đầu khi mới mua bò, anh Sơn đi xin thân cây bắp, vỏ trái bắp (người trồng bán bắp non), rơm khô về làm thức ăn thô cho bò. Còn cám anh chỉ bổ sung vào nước khi cho bò uống. Tiếp đó, anh Sơn đầu tư nuôi thêm trùn quế, đây là mắt xích rất quan trọng để xử lý chất thải phân bò, tránh ô nhiễm môi trường. Nguồn phân hữu cơ từ sinh khối nuôi trùn quế được tận dụng trồng cỏ voi, bón cho vườn khóm. Trùn thịt làm thức ăn cho cá, nuôi gà… Hiện nay, 2 công cỏ voi đã phát triển rất tốt, đàn bò chỉ 6 con nên ăn không hết nguồn thức ăn xanh này. Theo tính toán của anh Sơn, với mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín này, nông dân sẽ giảm được khoảng 30% chi phí đầu tư thức ăn cho mỗi mắt xích trong chuỗi tuần hoàn. Riêng với nuôi bò, nhờ tự trồng được cỏ tạo thức ăn xanh nên chi phí giảm khoảng 50% so với nuôi bằng thức ăn chế biến. Hơn nữa, còn giảm tối đa tác động đến môi trường, do tất cả chất thải, phụ phẩm đều được tận dụng cho chuỗi tuần hoàn. Người chăn nuôi ở Hậu Giang tận dụng phân bò để nuôi trùn quế, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa tạo sản phẩm đầu vào cho đối tượng cây trồng, vật nuôi kha1cta8ng hiệu quả chăn nuôi. Ảnh: Trung Chánh.  Hướng phát triển hiệu quả Cùng tham gia thực hiện mô hình “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” nhưng hộ anh Phan Hoàng Nam ( ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) chọn đối tượng chăn nuôi chính là dê thịt và dê sinh sản.  Sau khi được tập huấn kỹ thuật, anh Nam đầu tư mua 11 con dê giống về nuôi. Phân dê thải ra hàng ngày được thu gom để ủ phân hữu cơ, bón cho vườn cây. Anh Nam cho biết: “Để xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn việc lựa chọn các đối tượng vật nuôi cho phù hợp, chất thải của đối tượng này phải là đầu vào cho đối tượng kia. Từ đó, giúp giảm chi phí trong sản xuất, giảm giá thành, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà nông so với sản xuất đơn lẻ chỉ chuyên một đối tượng duy nhất”. Theo anh Nam, để phát triển chăn nuôi khâu chọn con giống, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố quyết định thành công. Người sản xuất phải thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của các đối tượng nuôi. Nhờ được tập huấn và áp dụng đúng kỹ thuật nên đàn dê của anh Nam đang phát triển tốt, tăng trọng nhanh và chuẩn bị sinh sản. Mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đã được nhiều bà con xung quanh đến tham quan, học hỏi kỹ thuật để nhân rộng. Với mô hình này, nguồn chất thải chăn nuôi được xử lý tốt, tận dụng để bón cho cây trồng, góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân. Tương tự, hộ anh Trương Minh Thinh (ở khu vực 1, phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) tham gia mô hình chăn nuôi tuần hoàn với chuỗi các đối tượng: Heo nái sinh sản, heo thịt – hầm ủ Biogas – ủ phân hữu cơ – nuôi cá – trồng mai và cây ăn trái. Ban đầu, anh Thinh đầu tư nuôi 10 con heo nái và 10.000 con cá trê giống. Trước khi nhận con giống, anh Thinh được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật về quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt. Cách thức xây dựng chuồng trại, thức ăn, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở các đối tượng trong chuỗi tuần hoàn của mô hình. Trong quá trình tham gia, anh luôn thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, ghi chép sổ sách, thường xuyên theo dõi, chăm sóc tốt các đối tượng nuôi. Tham gia chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông dân Hậu Giang tận dụng chất thải chăn nuôi để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tạo ra thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi hiệu quả, giảm chi phí đầu vào. Ảnh: Trung Chánh. Anh Thinh đánh giá: “Phát triển chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn khép kín giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ tốt môi trường. Tôi tận dụng chất thải chăn nuôi heo ủ biogas và một phần làm thức ăn cho cá trê, giúp giảm chi phí thức ăn cho cá. Sử dụng nước thải từ quá trình ủ biogas pha loãng để tưới cho vườn cây, không phải mua phân bón hóa học. Còn cá trê nuôi lớn sẽ lấy thịt bổ sung đạm làm thức ăn cho heo, thay vì phải mua bột cá, đỡ tốn chi phí đầu tư”. Để khuyến khích phát triển chăn nuôi, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản Hậu Giang cho biết, tỉnh có chính sách ưu đãi cho thuê đất, ưu tiên giao đất để phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, đáp ứng các quy định của Luật chăn nuôi, đảm bảo yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Phát triển và nâng cao chất lượng giống vật nuôi bằng việc hỗ trợ 50% chi phí mua con giống cao sản, có năng suất, chất lượng thịt tốt. Cụ thể, theo kế hoạch sẽ hỗ trợ người chăn nuôi mua 40 con heo đực giống và 250 con heo nái giống cao sản. Gắn kết khuyến nông, chăn nuôi với thị trường nhằm định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Xây dựng chuỗi ngành thịt, trứng gia cầm an toàn, có sự kiểm soát từ trang trại để bàn ăn. Hình thành mối liên kết giữa những người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ kịp thời, giá cả phù hợp. Tổ chức các hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản Hậu Giang cho biết, thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh, mục tiêu đến cuối năm 2023, đàn gia súc toàn tỉnh tăng, gồm: đàn trâu đạt 1.430 con, bò 3.690 con, dê 4.000 con và heo 150.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 40.000 tấn. Đ.T.Chánh – Văn Vũ Nguồn: …

Tin mớiHứa Như Anh19/04/2023
Quyết định số: 4941/QĐ-BNN-PC ngày 20 tháng 12 năm 2022

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm …

Quyết địnhadmin14/04/2023
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn …

Nghị định, Nghị định, UncategorizedHứa Như Anh14/04/2023
Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

Nghị địnhHứa Như Anh14/04/2023
Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi

Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

Nghị địnhHứa Như Anh14/04/2023
Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn …

Thông tưHứa Như Anh14/04/2023
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông của Cục Chăn nuôi năm 2023

       – Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người dân; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.       – Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát hiện, nhân rộng các mô hình, cách làm mới có hiệu quả; phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật; nghĩa vụ học tập pháp luật, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong xã …

Thông báoHứa Như Anh13/04/2023
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

– Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 14/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết nghị thành lập Bộ Canh nông; trong tổ chức bộ máy của Bộ Canh nông có Nha Thú y – Mục súc – Ngư nghiệp. – Ngày 14/5/1950: Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 69-SL đổi tên Nha Thú y – Mục súc – Ngư nghiệp là Nha Chăn nuôi thuộc Bộ Canh nông. – Giai đoạn 1954 – 1956, có phòng Chăn nuôi – Thú y thuộc Vụ Sản xuất Nông nghiệp, Bộ Nông lâm. – Năm 1956, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển chăn nuôi, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Bộ Nông lâm tổ chức lại phòng Chăn nuôi – Thú y thành Vụ Chăn nuôi – Thú y. – Năm 1966, Vụ Chăn nuôi – Thú y chia tách thành Vụ Chăn nuôi và Cục Thú y. – Năm 1987: Vụ Sản xuất thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm được thành lập. Trong Vụ Sản xuất có Tổ Gia súc lớn và Tổ Gia súc nhỏ. – Ngày 19/5/1989: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 14/CT đổi tên Cục Thú y thành Cục Chăn nuôi – Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. – Năm 1993: Cục Khuyến nông và Khuyến lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm được thành lập. Trong Cục Khuyến nông và Khuyến lâm có Phòng Chăn nuôi. – Năm 1998: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lại Cục Khuyến nông và Khuyến lâm thành Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Trong Cục Nông nghiệp có phòng Chăn nuôi. – Ngày 13/10/2005: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/2005/QĐ-TTg thành lập Cục Chăn nuôi trên cơ sở tổ chức lại Cục Nông nghiệp. Ngày 01/12/2005, Cục Chăn nuôi chính thức đi vào hoạt …

Lịch sử hình thành và phát triểnadmin11/04/2023
QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH GIỐNG VẬT NUÔI – PHẦN 4: GIỐNG TRÂU

Thực hiện quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BNNPTNT ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi đề nghị Quý cơ quan/chuyên gia đóng góp ý kiến cho dự thảo TCVN Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi – Phần 4. Giống trâu. Văn bản góp ý xin gửi về trước ngày 15/6/2023: Phòng Thanh tra, Pháp chế – Cục Chăn nuôi Số 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội email: …

Thông báoHứa Như Anh10/04/2023
Mời cung cấp báo giá dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô

Để tổ chức các đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi tại Quyết định số 480/QĐ-BNN-CN ngày 09/02/2023 trong năm 2023, Cục Chăn nuôi mong muốn tìm kiếm, hợp tác với đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô. Cục Chăn nuôi thông báo để các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách quan tâm và cung cấp báo giá về các loại hình dịch vụ. Báo giá của đơn vị đề nghị gửi về Cục chăn nuôi trước ngày 12/04/2023, theo địa chỉ: số 16 đường Thuỵ Khuê, phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chi tiết liên hệ: Bà Phan Thị Nguyên Trang – Văn phòng Cục Chăn nuôi, SĐT: …

Thông báoadmin04/04/2023
BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI CỤC CHĂN NUÔI
BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI CỤC CHĂN NUÔI

Chiều ngày 28/3/2023, Đồng chí Lê Minh Hoan – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến thăm và làm việc với cán bộ, công chức, người lao động thuộc Cục Chăn nuôi, tham dự buổi làm việc còn có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam. Thay mặt Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Dương Tất Thắng đã báo cáo tóm tắt với Bộ trưởng lịch sử hình thành, phát triển cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cục Chăn nuôi; báo cáo tình hình phát triển của ngành Chăn nuôi qua các giai đoạn, đặc biệt trong 15 năm trở lại đây, sau khi tái lập Cục Chăn nuôi; những thuận lợi, khó khăn, thực trạng của chăn nuôi nước ta, xu hướng phát triển chăn nuôi trên thế giới thời gian tới và đề xuất giải pháp để phát triển chăn nuôi thành ngành kinh tế – kỹ thuật, hiện đại, bền vững trong thời gian tới. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành chăn nuôi trong thời gian qua, trong đó có đóng góp quan trọng của Cục Chăn nuôi trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; chỉ đạo và tổ chức sản xuất chăn nuôi; giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đã cung cấp đủ, dồi dào thực phẩm cho 100 triệu dân, bảo đảm an ninh thực phẩm, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,93% so với năm 2021, đóng góp 26,7% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, từng bước chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Để phát triển chăn nuôi thành ngành kinh tế – kỹ thuật, hiện đại, bền vững, thực  hiện các mục tiêu mà Luật Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 đặt ra, Bộ trưởng đề nghị Cục Chăn nuôi cần làm tốt công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển ngành; thực hiện xây dựng cơ cấu đàn vật nuôi hợp lý, phát triển các giống vật nuôi bản địa, phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn; kiểm soát tốt chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; bên cạnh đó làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, dự báo thị trường sản xuất chăn nuôi. Cục trưởng Dương Tất Thắng trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến phát biểu, chỉ đạo của Bộ trưởng, cảm ơn sự quan tâm của cá nhân Bộ trưởng đối với ngành chăn nuôi nói chung và Cục Chăn nuôi nói riêng. Đồng thời cam kết với Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ tiếp tục xây dựng Cục Chăn nuôi thành một tập thể đoàn kết, nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Bộ giao./.                                                            Cục Chăn …

Tin mớiadmin29/03/2023
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Khối Tổng cục, Cục năm 2022 và Ký giao ước thi đua năm 2023
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Khối Tổng cục, Cục năm 2022 và Ký giao ước thi đua năm 2023

Căn cứ Quy chế hoạt động của Khối thi đua các Cục, Tổng cục; căn cứ kế hoạch công tác đã được Khối thi đua thống nhất; được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, ngày 16/3/2023 tại tỉnh Hòa Bình, Cục Chăn nuôi phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Trưởng/Phó Khối thi đua năm 2022) tổ chức Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 và Ký giao ước thi đua năm 2023. Tham dự, chủ trì và chỉ đạo Hội nghị có sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Quốc Trị – Ủy viên Ban cán sự, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng thứ nhất, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, có sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo, công chức các đơn vị thành viên Khối. Năm 2022, Ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức từ thiên tai, dịch bệnh, thị trường toàn cầu bị đứt gãy, nhiều chuỗi cung ứng, giá vật tư đầu vào tăng cao. Ngành đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu đề ra, nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, khẳng định vai trò trụ đỡ, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, từng bước chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, một số chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu như sau: (1). Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,36%; (2). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức kỷ lục 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; (3). Có 73,06% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 255 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; (4). Số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên 78%; (5). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, từng bước nâng cao chất lượng rừng; (6). Từng bước hoàn thành thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Để đạt được kết quả trên đây, phải kể đến đóng góp của các phong trào thi đua của mỗi đơn vị, của Khối Tổng cục, Cục. Các thành viên trong Khối nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến cách thức làm việc theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; công tác thi đua khen thưởng được các đơn vị tổ chức, thực hiện vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị, hoạt động chuyên môn của từng đơn vị. Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu, giao nhiệm vụ như sau: Kế thừa, phát huy kết quả đã đạt được, làm động lực để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 của Khối các Cục; yêu cầu cấp Trưởng các đơn vị trực tiếp Ký kết giao ước, để thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác thi đua, khen thưởng nói riêng và công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nói chung; tổ chức các phong trào thi đua phải dễ thực hiện, đi vào thực chất, không hình thức; Khối thống nhất, đề xuất nhiều hơn về số lượng đơn vị được khen thưởng vào cuối năm 2023, để không bị thiệt thòi. Tại Hội nghị, đã thống nhất bầu Cục Kinh tế hợp tác và PTNT là Khối trưởng, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới trung ương là Phó Khối thi đua khen thưởng các Cục năm …

Tin mớiadmin17/03/2023
Phát triển nghề nuôi yến còn nhiều thách thức
Phát triển nghề nuôi yến còn nhiều thách thức

Nghề nuôi yến tại Việt Nam đang phát triển mạnh, nhưng công tác quy hoạch, quản lý vùng nuôi, chất lượng tổ yến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn còn nhiều thách thức. Nghề nuôi yến tại Việt Nam đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu Trung Quốc cũng đã chính thức mở cửa, tuy nhiên công tác quy hoạch, quản lý vùng nuôi, chất lượng tổ yến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn còn nhiều thách thức. Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi chim yến và xây dựng dữ liệu nhà nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu do Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/2. *Phát triển tự phát Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy, nghề nuôi yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất mới xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển nhanh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Hiện nay cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến. Số lượng nhà yến tăng rõ rệt trong những năm qua, tính đến năm 2022, cả nước có 23. 665 nhà yến. Địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất và nhiều nhất hiện nay là Kiên Giang với khoảng 3.000 nhà yến, tiếp đến là Khánh Hòa, Lâm Đồng… Sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam đạt khoảng 130-150 tấn/năm. Thị trường xuất khẩu chính tổ yến của nước ta là Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Australia, New Zealand. Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, các nghiên cứu, khảo sát cho thấy, thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn, là ngành cho sản phẩm có giá trị rất cao. Nhiều tỉnh, thành có lợi thế về tự nhiên để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến. Thêm vào đó, dù cánh cửa xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc (thị trường tiêu thụ 80% sản lượng yến sào thế giới) đã chính thức mở ra nhưng nội tại của chuỗi giá trị yến Việt Nam hiện còn rất nhiều tồn tại xuất phát từ việc sản xuất tự phát, thiếu giám sát, quản lý bài bản ngay từ đầu. Theo đó, thực trạng cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư chiếm hơn 90%, nhà nuôi yến được xây dựng trên nhà ở của người dân. Một số tỉnh người dân đầu tư xây dựng nhà yến rất kiên cố ngay trong khu vực đông dân cư với chi phí rất cao, đặc biệt cuối năm 2019 việc xây mới nhà nuôi yến, cơi nới trên nhà ở phát triển tràn lan, tự phát, việc xây nhà ở sau đó chuyển thành nhà nuôi yến khiến chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội và an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Cùng nhận định, ông Vũ Cường, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, ngành yến sào Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển khi thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Thị trường yến sào thế giới ước tính trị giá trên 5 tỷ USD với tổng sản lượng khoảng 2.800 tấn. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu yến sào lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khẩu trên 2.000 tấn. Việt Nam là một trong 4 quốc gia được xuất khẩu chính ngạch yến sào vào Trung Quốc nhưng thị phần còn rất thấp so với nhu cầu. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của ngành yến Việt Nam là việc nuôi chim yến chỉ phát triển mang tính tự phát là chủ yếu, chưa xây dựng kế hoạch sản xuất theo ngành hàng; thiếu tính liên kết do đó chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chủ yếu xuất thô và tiểu ngạch nên giá trị thu về chưa tương xứng. Trong khi đó, yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt tại đặc biệt là Trung Quốc ngày càng cao cả về chất lượng và các yếu tố bền vững như truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường… *Quy hoạch quản lý hiệu quả Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang chia sẻ: Kiên Giang là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến, cũng là tỉnh có số lượng nhà yến nhiều nhất cả nước. Tuy nhiên, hoạt động này chủ yếu phát triển tự phát, thiếu quy hoạch; từ nuôi, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm chưa hình thành chuỗi giá trị để nâng cao giá trị yến sào và sản phẩm từ tổ yến, chưa được truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, không ít nhà yến không có chim vào làm tổ hoặc có nhưng sản lượng thu hoạch rất thấp; nhiều nhà yến nằm trong khu vực nội thành, khu dân cư tập trung; gần 1/2 nhà yến sử dụng không đúng công năng, được cải tạo, cơi nới từ nhà ở thành nhà nuôi chim yến… Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ việc khai thác sản phẩm từ chim yến, việc phát triển nuôi chim yến một cách ồ ạt cũng phát sinh nhiều vấn đề cần phải xem xét, cân nhắc và điều chỉnh như: ô nhiễm tiếng ồn từ việc phát loa dẫn dụ và tiếng kêu của chim yến đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân ở khu dân cư; công tác quản lý xây dựng, môi trường, dịch bệnh, cảnh quan đô thị… chưa chặt chẽ. Ông Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, việc quản lý hoạt động nuôi chim yến hiện nay gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chưa có quy định về xử phạt đối với việc xây dựng nhà yến không thuộc vùng nuôi chim yến. Các cơ quan quản lý chưa có hướng dẫn về đăng ký mã số nhà yến; chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến nên việc phát triển và hiệu quả kinh tế trong đầu tư nuôi yến chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Số lượng nhà yến quá nhiều tại các khu vực có điều kiện phát triển, dẫn đến nguồn thức ăn của chim yến bị khan hiếm, quần đàn tăng chậm, sản lượng giảm. Sản phẩm tổ yến có giá trị rất cao nhưng chưa quản lý được chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo ông Thái Quốc Hiếu, để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu sản phẩm yến sào, tỉnh Tiền Giang đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ tuyên truyền đến quản lý trong hoạt động dẫn dụ và gây nuôi. Xây dựng và quảng bá thương hiệu yến, sản phẩm từ yến trên địa bàn tỉnh thành sản phẩm có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao về chất lượng, uy tín, trở thành dòng sản phẩm yến sào chủ lực của tỉnh. Song song đó, tỉnh cũng phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, gắn kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò định hướng đặt hàng, tiêu chuẩn nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất, nhằm phát huy thế mạnh liên kết làm tiền đề thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả ngành nghề nuôi chim yến. Để phát triển nghề nuôi chim yến lâu dài, nhiều địa phương kiến nghị Cục Chăn nuôi cần sớm ban hành hướng dẫn đăng ký và cấp mã số nhà yến; phối hợp Cục Thú y tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình chung, sổ tay hướng dẫn thực hiện xuất khẩu tổ yến Việt Nam sang Trung Quốc theo Nghị định thư để địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến; đề xuất Chính phủ ban hành quy định về xử phạt đối với việc xây dựng nhà yến không thuộc vùng nuôi chim yến nhằm quản lý quy hoạch vùng nuôi một cách hiệu quả./. nguồn: …

Tin mớiadmin22/02/2023
Sóc Trăng: Dự án chăn nuôi bò giúp các hộ dân giảm nghèo bền vững
Sóc Trăng: Dự án chăn nuôi bò giúp các hộ dân giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ dự án phát triển chăn nuôi bò đã góp phần giúp cho bà con tăng trưởng kinh tế hộ, phục vụ chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Sóc Trăng. Tiếp nối thành công của Dự án Phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025 và dự án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2013 – 2020, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục triển khai Dự án Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh,giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Trong 10 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý Dự án đã triển khai nhiều hoạt động, tiếp tục thực hiện các mô hình chuyển tiếp như: Hỗ trợ về con giống và nguồn vốn để hộ nuôi có điều kiện duy trì và phát triển mô hình, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm đầu tiên triển khai giai đoạn mới của dự án. Theo đánh giá, tỉnh Sóc Trăng là địa phương ở ĐBSCL có khí hậu nóng ẩm, lại ít bị ngập lũ, thực vật phát triển quanh năm nên rất thuận lợi phát triển chăn nuôi bò. Nghề chăn nuôi bò từ nhiều năm qua cũng được xem là thế mạnh của địa phương, nhất là giúp các hộ vùng đồng bào dân tộc Khmer nâng cao thu nhập. Điển hình như mô hình nuôi bò của hộ chị Võ Huỳnh Mai Linh ở ấp Cống Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Nhận thấy nguồn thức ăn thô xanh khá dồi dào tại quê chị quyết định từ bỏ việc làm tại TP HCM để cùng chồng về quê lập nghiệp từ nghề chăn nuôi bò thịt. Với bản tính cần cù, ham học hỏi, chị Linh đã chăm sóc, phát triển đàn bò khỏe mạnh, trọng lượng thịt luôn đạt hơn so với các hộ lân cận. Đầu năm năm 2022, chị Mai Linh là một trong số những hộ nuôi đủ điều kiện được Ban quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ bò cái sinh sản để phát triển mô hình. Đây là giống bò đã qua chọn lọc nên khả năng tăng trưởng tốt. Với hình thức chuyển giao này, khi bò cái đẻ ra bê con 6 tháng tuổi sẽ được gia đình bàn giao lại cho dự án để hỗ trợ những hộ nuôi khác có nhu cầu nhân rộng mô hình. Chị Mai Linh chia sẻ: “Kinh tế của mình không phải lúc nào cũng dư giả để mua số lượng bò nhiều. Được dự án hỗ trợ cho 2 con bò đỡ được kinh phí mua, tăng số lượng đàn bò trong chuồng. Khi mua bò giống được dự án hỗ trợ nên rất yên tâm”. Ngoài chuyển giao bò cái sinh sản, Dự án Phát triển chăn nuôi bò còn hỗ trợ nguồn vốn không lãi suất từ 30 – 50 triệu đồng (tùy theo quy mô chăn nuôi) cho các hộ thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua đó tạo điều kiện để họ đầu tư thêm chuồng trại, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi bò. Giống như chị Mai Linh nhờ được hỗ trợ mượn vốn 50 triệu đồng từ dự án, chuồng nuôi bò sữa của ông Thạch Thành ở ấp Trà Bết, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã được mở rộng. Số tiền còn lại ông mua thêm bò phát triển thêm. Nhờ không gian rộng rãi, thông thoáng giúp đàn bò phát triển tốt và môi trường chăn nuôi cũng được đảm bảo hơn. Theo ông Thạch Thành, chính sách hỗ trợ từ dự án là rất kịp thời và hiệu quả, tạo điều kiện để gia đình mở rộng quy mô chuồng trại. Từ 4 con bò sữa ban đầu đến nay đàn bò của gia đình ông đã phát triển lên 9 con, thu nhập từ sản lượng sữa thu về gần 200 triệu đồng/năm. Kinh tế được cải thiện và có tiền nên gia đình đã hoàn trả số vốn vay cho dự án. Ông Thành vui mừng cho biết: “Lúc trước nuôi lẻ tẻ có 3-4 con, chuồng trại cũng không được sạch sẽ. Nhờ dự án giúp cho vốn đầu tư mới làm lại chuồng rộng rãi nuôi được nhiều bò hơn”. Ông Võ Hoàng Kha, cán bộ Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng, đánh giá: Đến nay có thể khẳng định việc tiếp tục triển khai Dự án Phát triển chăn nuôi bò là thật sự cần thiết nhằm cải thiện về số lượng và chất lượng đàn bò của tỉnh. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người chăn nuôi theo hướng trang trại. Chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị. Bênh cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò còn hỗ trợ được 2.954 liều tinh bò sữa cao sản và bò sữa giới tính, 14.873 liều tinh bò thịt cao sản các loại. Đồng thời, phối hợp cùng các địa phương thực hiện nguồn lực chuyển tiếp của Dự án giai đoạn trước, như: chuyển giao 29 con bò cái sữa hậu bị cho 29 hộ và 20 con bò cái lai Sind, lai Branhman đạt tiêu chuẩn giống sinh sản cho 10 hộ. Bên cạnh đó, tổ chức được 35 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, sữa và 10 lớp nâng cao năng lực cho các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi. Ông Võ Hoàng Kha, cán bộ Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Dự án Chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng vừa qua đã giúp nông dân cải tạo được con giống. Đồng thời tạo ra được con bò cái lai Sind có giá trị cao. Bên cạnh đó tạo được sinh kế cho người dân và giữ lại được nguồn lao động tại địa phương. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án đã góp phần giúp cho bà con giảm nghèo hiệu quả. Tận dụng đất kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây thức ăn phục vụ việc chăn nuôi bò thành công. Tận dụng được nguồn phế phụ phẩm của nông nghiệp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dự án cũng đã hướng dẫn bà con tận dụng phân bò để làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng. Từ những hiệu quả của dự án chăn nuôi bò đã góp phần giúp cho bà con tăng trưởng kinh tế nông hộ, phục vụ chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Sóc Trăng. Trọng Linh nguồn: …

Tin mớiadmin03/11/2022
Hà Giang: Hơn 3.500 con trâu, bò được hỗ trợ phí bảo hiểm
Hà Giang: Hơn 3.500 con trâu, bò được hỗ trợ phí bảo hiểm

UBND tỉnh Hà Giang vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm trâu, bò. Theo đó, có hơn 3.500 con trâu, bò được hỗ trợ. Cụ thể, theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, năm 2022, tỉnh Hà Giang có 1.757 cá nhân với số lượng 3.575 con trâu, bò được hỗ trợ phí bảo hiểm trâu, bò, tập trung tại 4 huyện Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì. Trong số các hộ được hỗ trợ phí bảo hiểm cho trâu bò tại tỉnh Hà Giang, có 1.741 cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với số lượng 3.558 con trâu, bò và 16 cá nhân không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với số lượng 17 con trâu, bò. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc triển khai chương trình hỗ trợ phí bảo hiểm trâu, bò, UBND tỉnh Hà Giang giao UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân được hỗ trợ sau khi được UBND tỉnh phê duyệt tại trụ sở xã, thị trấn; UBND cấp xã thực hiện thẩm định, tổng hợp danh sách tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng hỗ trợ phát sinh mới và có sự điều chỉnh. Sở NN-PTNT Hà Giang và Sở Tài chính thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện; thẩm định hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm trâu, bò theo quy định. Đào Thanh nguồn: …

Tin mớiadmin03/11/2022
Sóc Trăng tiếp tục triển khai Dự án Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, sau thành công của dự án trước đó. Ảnh: Trọng Linh.
Xây dựng vùng nguyên liệu lớn cho ngành thức ăn chăn nuôi

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyên người dân tập trung vào những sản phẩm thế mạnh, có sức cạnh tranh để vươn ra thị trường. Tại Tọa đàm “Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững, hiệu quả” do Báo Nông thôn Ngày nay phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) tổ chức ngày 28/10, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho biết, thức ăn chăn nuôi là một vấn đề lớn, bởi đang chiếm khoảng 65-70% tổng chi phí sản xuất. Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi, 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cần khoảng 32 triệu tấn nguyên liệu, nhưng nguồn cung trong nước mới đáp ứng khoảng 35%. “Hiện nước ta chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn. Cộng thêm vấn đề về thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, nhu cầu về thức ăn công nghiệp rõ ràng là rất lớn”, ông Chinh chia sẻ. Làm rõ hơn về tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Ngành hạt giống Công ty TNHH Syngenta Việt Nam thừa nhận, năng suất ngô lấy hạt của nước ta mới dừng ở khoảng 5 tấn/ha, chưa bằng một nửa so với năng suất của các nước như Mỹ, Brazil hay Argentina (khoảng 10-11 tấn/ha). Ngoài giống, các hộ trồng ngô còn gặp rào cản về diện tích. Ông Cường chia sẻ, tại miền núi, diện tích canh tác trung bình của một hộ khoảng 2-3 ha, cao nhất cũng không vượt quá 5ha. Tại đồng bằng, con số này chỉ khoảng 1.000 m2, dẫn đến khó khăn khi sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cơ giới hóa đồng bộ. “Một số vùng tại miền núi, bà con còn chưa có thói quen thu hoạch đúng mùa vụ. Ngô để trên nương quá lâu, dẫn đến chất lượng bị suy giảm”, ông Cường nêu thực trạng. Chăn nuôi được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá là trụ đỡ lớn của nông nghiệp, với mức tăng trưởng bình quân đạt 4,5 – 4,6%/năm trong suốt 10 năm qua. Cũng giai đoạn này, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần, trứng tăng 2,7 lần, sữa tươi tăng 4 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần. Sản lượng thịt, trứng, sữa cơ bản đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu người dân và 17 triệu khách du lịch hàng năm; góp phần đưa chăn nuôi chiếm 25,2% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp. Có ý nghĩa quan trọng nhưng ngành chăn nuôi còn gặp nhiều thách thức về dịch bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu và thiên tai, biến động thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, biến động thị trường sản phẩm… Đáng kể và ảnh hưởng sâu rộng hiện nay là tình trạng giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nêu giải pháp về tự phối trộn thức ăn cho lợn, gà để giảm chi phí; hay trồng cây ngô sinh khối để ủ chua làm thức ăn cho gia súc. Dù đem lại nhiều lợi ích, nhưng các hoạt động này ở địa phương còn mang tính tự phát, chất lượng cũng như sản lượng chưa đảm bảo, theo bà Hạnh. “Chúng tôi khuyến cáo và khuyến khích bà con trồng theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, theo đúng kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông phổ biến”, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh. Việc trồng ngô sinh khối hiện mới phát triển ở một số tỉnh như Đồng Nai, Nghệ An, Sơn La… Các địa phương khác hầu như rải rác, và chưa hình thành rõ nét vùng nguyên liệu lớn. Tại Hà Nội, ngành chăn nuôi còn phải giải quyết vấn đề về đô thị hóa. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y chia sẻ, Thủ đô đã quy hoạch không được chăn nuôi tại 4 vùng: các quận nội thành; 4/9 xã của TX. Sơn Tây; 6 thị trấn của 5 huyện ngoại hành; các khu đô thị, nhà cao tầng ở ngoại ô nằm trong quy hoạch. Do đó, để giải quyết bài toán thực phẩm cho gần 10 triệu người dân, Hà Nội chủ trương giữ tổng đàn nhưng nâng cao chất lượng vật nuôi. Cụ thể, duy trì ổn định 38-40 triệu gia cầm; 1,6-1,8 triệu lợn. Đồng thời đẩy mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và xây dựng những vùng chăn nuôi đại gia súc tập trung ở các huyện như Ba Vì, Sóc Sơn. “Sau Covid-19, sức mua toàn dân bị giảm. Người chăn nuôi khó tính được chi phí đầu vào, đầu ra. Có hiện tượng, người nuôi gia cầm ở Hà Nội đã chuyển đổi sang nuôi lợn, trồng hoa màu ngắn ngày. Với tính chất đặc thù của Thủ đô, chúng tôi đã tham mưu Sở NN-PTNT, UBND thành phố tập trung phát triển chăn nuôi những ngành mũi nhọn, thay vì dàn trải”, ông Sơn chia sẻ. Đồng quan điểm, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh đề xuất phương án tập trung sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh. Ví dụ, nước ta có năng lực lớn về sản xuất lúa nước, nhưng trồng ngô quy mô công nghiệp thì thật rõ nét. “Chiến lược chăn nuôi sẽ chuyển đổi nhiều diện tích đất kém hiệu quả. Chúng ta không thể để tình trạng xuất khẩu 3 tỷ USD lúa gạo nhưng lại nhập khẩu 6 tỷ USD thức ăn chăn nuôi kéo dài. Muốn vậy, bên cạnh chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa, người dân còn cần liên kết  chặt chẽ với doanh nghiệp để xây dựng các chuỗi”, ông Chính phân tích. Với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, lãnh đạo Cục Chăn nuôi khuyến cáo tăng cường nuôi con bản địa, đặc sản. Nếu trồng ngô để giải quyết một phần vấn đề thức ăn chăn nuôi, người dân nên chọn những giống ngô lai chuyển gen có năng suất tốt và kháng bệnh. Bảo Thắng nguồn: …

Tin mớiadmin31/10/2022
Thành lập đối tác công tư trong khuôn khổ Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới
Thành lập đối tác công tư trong khuôn khổ Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới

Ngày 21 tháng 10 năm 2022. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế- thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố thành lập Nhóm công tác Công – Tư để giám sát và định hướng chiến lược cho Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH, tiền thân là OIE). Là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, nhóm công tác PPP – do Dự án hỗ trợ kỹ thuật của IFC phát triển, là một phần trong sáng kiến nhằm giúp các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam phục hồi sau khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi – sẽ thực hiện một nguyên mẫu phân vùng (compartment) để các doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển và thực hiện qui trình quản lý rủi ro an toàn sinh học được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế để bảo vệ các công ty chăn nuôi lợn và người tiêu dùng chống lại mối nguy từ Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh khác đang hạn chế các cơ hội sản xuất và thương mại. Ba công ty tham gia vào mẫu thử nghiệm đầu tiên – De Heus, Hòa Phát và Masan Meatlife – sẽ đi đầu trong việc phát triển và vận hành các tiêu chuẩn sản xuất và chế biến thực hành tốt nhất hướng tới các chuỗi hoàn chỉnh về an toàn sinh học trong cung ứng lợn sống, tinh dịch hoặc thịt lợn xuất khẩu. Nhóm công tác sẽ họp định kỳ  để điều chỉnh phạm vi để triển khai trên toàn quốc với việc mở rộng việc tham gia cho tất cả các công ty đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn sinh học và có tiềm năng mở ra các cơ hội xuất khẩu. Công việc này là một trong những hoạt động theo biên bản ghi nhớ của IFC đã ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào tháng 12 năm 2021 để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc kiểm soát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Cục Chăn …

Tin mớiadmin25/10/2022
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đến thăm nhà máy GREENFEED Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đến thăm nhà máy GREENFEED Việt Nam

Ngày 11-10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy GREENFEED tại Đồng Nai nhằm tìm hiểu về việc chuyển đổi số trên toàn chuỗi 3F Plus của tập đoàn GREENFEED. Ông Hồ Sĩ Lượng, Tổng giám đốc ngành Thức ăn gia súc Việt Nam, tập đoàn GREENFEED báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của GREENFEED trong 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo với đoàn công tác. Theo đó, tuy năm 2022 là năm có nhiều biến động lớn về giá nguyên liệu đầu vào với mức tăng giá từ 10% đến hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, thế nhưng trong 9 tháng đầu năm, GREENFEED vẫn thành công đạt kết quả khả quan với mức tăng trưởng gần 2 con số cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với hoạt động chăn nuôi, GREENFEED mở rộng đàn heo nái hậu bị, tăng 50% so với năm ngoái. Với sứ mệnh trở thành thương hiệu hàng đầu, hiệu quả, đáng tin cậy trên toàn chuỗi thực phẩm trong và ngoài nước, GREENFEED là một trong những nhà tiên phong ứng dụng công nghệ vượt trội trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và cung cấp giải pháp chăn nuôi. Việc ứng dụng công nghệ giúp tập đoàn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như đem đến giải pháp và trải nghiệm tối ưu cho nhà đầu tư, khách hàng và người tiêu dùng. Hiện GREENFEED đang triển khai vận hành toàn Chuỗi cung ứng – Sản xuất – Vận chuyển – Đầu ra với ứng dụng nền tảng ERP-SCADA-SCM, tự động hóa quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro vận hành và an toàn sinh học. Đặc biệt, tập đoàn GREENFEED vừa cho ra mắt thành công ứng dụng quản lý vận hành trại từ xa DigiFarm giúp nhà đầu tư và người chăn nuôi tối ưu hiệu suất chăn nuôi. Đây là ứng dụng đột phá giúp quá trình quản lý trang trại trở nên dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả toàn diện với sự kiểm soát chặt chẽ. Cùng lúc đó, tập đoàn tiến hành số hóa hệ thống bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng Feed/Farm, và ứng dụng E-Commerce – Delivery cho người tiêu dùng đầu cuối. Hoạt động chuyển đổi số được GREENFEED ưu tiên thực hiện và bước đầu gặt hái được nhiều kết quả khả quan như: Tăng 100% Tự động hóa báo cáo quản trị bằng dashboard Tăng 100% Bảo mật theo tiêu chuẩn ISO27017 Tăng 80% Tỷ lệ hài lòng của khách hàng nội bộ và đối tác Giảm 30% Chi phí vận hành hệ thống Giảm 300% Thời gian triển khai/ mở rộng hệ thống theo nhu cầu Giảm 400% Thời gian nâng cấp/cấu hình hạ tầng và quản trị theo nhu cầu Kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và lắng nghe báo cáo từ đại diện tập đoàn GREENFEED, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao kết quả thực hiện sản xuất, kinh doanh của tập đoàn GREENFEED, nhất là thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số trên toàn chuỗi 3F Plus, xứng đáng được tuyên dương. Thứ trưởng mong rằng tập đoàn GREENFEED sẽ cùng song hành và phối hợp với Bộ để triển khai và nhân rộng mô hình này trong tương lai. Về phía GREENFEED, tập đoàn cam kết không ngừng đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, thông minh nhằm tối ưu hiệu suất chăn nuôi và đồng hành cùng nhà đầu tư, người chăn nuôi Việt đạt được nhiều thành công lớn hơn trong tương …

Tin mớiadmin21/10/2022
Hà Nội đứng đầu Đồng bằng sông Hồng về chăn nuôi bò
Hà Nội đứng đầu Đồng bằng sông Hồng về chăn nuôi bò

Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi, ngành chăn nuôi bò của Hà Nội đã có sự phát triển đột phá, vươn lên đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nhiều điểm sáng về chăn nuôi bò Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành chăn nuôi bò ở Thủ đô còn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố và các sở ban ngành liên quan, dư địa phát triển vẫn còn khá lớn. Quy hoạch ngành cùng với định hướng tới cơ cấu trong ngành chăn nuôi được triển khai hiệu quả, đã giúp cho nhiều tiềm năng và lợi thế được khai thác tối đa, qua đó đạt được nhiều sự phát triển đột phá, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi bò. Thông tin từ Sở NN-PTNT Hà Nội, Thủ đô luôn đứng tốp đầu cả nước về tổng đàn và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, đến tháng 9/2022, tổng sản lượng thịt hơi của cả nước đạt khoảng 5,15 triệu tấn, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,5% so với năm 2021; với tổng đàn lợn khoảng 281 triệu con, 540 triệu con gia cầm, 6,42 triệu con bò, 2,26 triệu con trâu và 2,8 triệu con dê, cừu. Hiện tại, Hà Nội có ngành chăn nuôi phát triển nhất cả nước, cũng là nơi tiêu thụ lớn lượng thực phẩm, với nhu cầu 320.000 tấn/năm, tương đương 900 tấn/ngày, để phục vụ 8,4 triệu dân và 2 triệu khách du lịch. Toàn thành phố có tổng đàn gia cầm 40,1 triệu con (nhiều nhất trong số các tỉnh/thành cả nước, 1,41 triệu con lợn (thứ hai cả nước), cùng với trên 130 nghìn con bò (dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng). Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 50% tỷ trọng nông nghiệp. Đề cập riêng về lĩnh vực chăn nuôi bò, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: “Sau nhiều năm tập trung cải tạo giống bò, nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào thực tiễn sản xuất, giúp người chăn nuôi trên địa bàn thành phố có lợi nhuận và thu nhập ổn định. Điển hình là các giống bò chuyên sinh sản như lai Zebu (lai Sind (sin), Brahman (bờ rat man)), Senepol; hoặc các giống bò chuyên thịt như BBB (3 bê), Charolai (Cha rô lai), Angus (An gớt), Wagyu (guây du)…”. Công tác phát triển giống bò thịt của thành phố đã được định hình rõ nét theo 3 nhóm chiến lược: Nhóm bò thịt năng suất cao (BBB, Charolais, Angus); Nhóm bò thịt chất lượng cao (Wagyu); Nhóm bò kiêm dụng (Red Sind, Brahman, Senepol…). Được biết, Hà Nội là một trong những tỉnh/thành sớm thông qua nghị quyết của HĐND quy định vùng và chính sách cho chăn nuôi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển hệ thống dịch vụ, hậu cần, tạo thành mạng lưới phát triển hệ thống dịch vụ liên kết giữa các tỉnh. Bên cạnh những lợi thế từ tự nhiên và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Hà Nội luôn coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng để tạo những bước đột phá cho những sản phẩm chất lượng và giá trị cao, có tính cạnh tranh trên thị trường. Từ đó có những chính sách cho phát triển chăn nuôi kịp thời, tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật về giống, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao, hiện đại, đồng bộ và khép kín nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi huyện. Đặc biệt, toàn thành phố đã xây dựng 15 vùng chăn nuôi chuyên canh, gồm: 2 vùng chăn nuôi bò sữa, 4 vùng chăn nuôi lợn và 9 vùng chăn nuôi gia cầm; có nhiều mô hình thực hiện nông nghiệp tuần hoàn có hiệu quả như ở Ba Vì, Sơn Tây… Hiện nay, 9/13 cơ sở giống gốc gia súc, gia cầm của Bộ NN-PTNT đang được đặt ở Hà Nội. Trong đó đáng chú ý là 2 trung tâm sản xuất tinh bò với những giống bò cao sản của thế giới, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho bò thịt chiếm 85%, 100% cho bò sữa, cung cấp cho sản xuất trên 50 nghìn con bò giống hướng thịt, 30 nghìn con bê sữa, 4 triệu lợn giống, 100 triệu gia cầm và hàng triệu liều tinh bò. Vượt qua nhiều thách thức để phát triển Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: Ngành NN-PTNT những năm qua phải thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt sự tăng giá vật tư đầu vào, nhất là thức ăn chăn nuôi tăng 30 – 40 %. Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, cùng với chiến lược phát triển ngành phù hợp, Bộ NN-PTNT cùng với các bộ, ngành và địa phương đã triển khai các kế hoạch sát với thực tế. Vì thế, ngành chăn nuôi vẫn duy trì phát triển với tốc độ 4 – 6%; giá trị sản xuất tăng từ 20,35% lên 25,2% tỷ trọng nông nghiệp. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng cho biết kế hoạch sản xuất năm 2022 dự kiến ngành chăn nuôi sẽ tăng trưởng 5 – 6% so với năm 2021; đạt trên 18,4 tỷ quả trứng gia cầm, trên 1,25 triệu tấn sữa, cơ bản chủ động được nguồn thực phẩm cho tiêu dùng, một phần cho xuất khẩu. Đánh giá cao điểm sáng Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng: “Hà Nội đã chủ động sản xuất đáp ứng trên 80% nhu cầu của tiêu dùng cả thành phố về trứng, 60% nhu cầu thịt lợn và gia cầm, 20% về thịt bò. Chính vì chăn nuôi của Hà Nội phát triển nên những lúc khó khăn nhất như thời điểm giãn cách xã hội thì Hà Nội vẫn cơ bản chủ động được nguồn thực phẩm cho tiêu dùng”. Để ngành chăn nuôi cung cấp được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu của các nhà máy chế biến, xuất khẩu, có đủ điều kiện để cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi của các nước trên thế giới và khu vực, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, các sở, ngành liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Đáng chú ý là: Tiếp tục tuyên truyền thể chế quản lý của ngành chăn nuôi, các luật, nghị định, thông tư, hoàn thiện hệ thống thú y chiến lược. Chăn nuôi an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ, đặc biệt chú ý công tác giống, phương thức chế biến phụ phế phẩm làm thức ăn dinh dưỡng. Tăng cường kiểm soát giết mổ, giám sát an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn. Phát huy lợi thế của Hà Nội có 150.000 ha đồi gò, 155 bãi phù sa, đẩy mạnh phát triển gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò thịt. Đây cũng là đối tượng thực hiện giải pháp nông nghiệp tuần hoàn tốt nhất để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tiếp tục nâng quy mô, năng suất và chất lượng đàn bò. Tăng cường chế biến sâu để nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng mã định danh cho các cơ sở chăn nuôi phục vụ truy xuất nguồn gốc, sản phẩm sản xuất theo chuỗi không những trong phạm vi Hà Nội mà cả với các tỉnh có vùng nguyên liệu, quản lý bằng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Phát huy lợi thế của các giống vật nuôi bản địa, tiếp tục xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, gắn với du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, tư duy theo hướng làm nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ 4.0, lấy đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực, phát triển tư duy kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh để mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Diệu Vy – Huy Bình nguồn: …

Tin mớiadmin21/10/2022
Triển lãm Vietstock Expo và Forum 2022 giới thiệu các giải pháp toàn diện trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, và chế biến thịt
Triển lãm Vietstock Expo và Forum 2022 giới thiệu các giải pháp toàn diện trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, và chế biến thịt

Sáng 12/10, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức khai mạc Triển lãm Vietstock Expo và Forum 2022 chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TPHCM. Diễn ra đến ngày 14/10, triển lãm được chủ trì bởi Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) và được bảo trợ bởi Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Gia súc lớn Việt Nam, có quy mô lớn nhất Việt Nam và khu vực, bao quát các giải pháp toàn diện trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, và chế biến thịt. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT; Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT); lãnh đạo Đại sứ quán; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội chăn nuôi Gia súc Việt Nam; Hiệp hội Sản phẩm Thú y Hàn Quốc; Các doanh nghiệp và tổ chức từ các quốc gia lãnh thổ; phóng viên báo chí, phát thanh, truyền hình, và khách tham quan từ nhiều địa phương trên cả nước. Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 có sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp trưng bày bao gồm các thương hiệu quốc tế và trong nước hàng đầu. Trong 3 ngày diễn ra, triển lãm sẽ có các hoạt động bên lề như chương trình hội thảo quốc tế, hội thảo kỹ thuật nhằm mang đến các hoạt động bổ ích, cung cấp kiến thức chuyên sâu cũng như cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành chăn nuôi. Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Ngành nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ. Trong bối cảnh các khu vực quốc tế phức tạp, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đang hết sức báo động trên toàn cầu, các tổ chức quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng và nền kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Tuy nhiên, nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp. Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số… Triển lãm Vietstock Expo và Forum 2022 diễn ra 2 năm/1 lần được kỳ vọng là sự kiện thương mại lớn nhất phục vụ cho ngành công nghiệp chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt hàng đầu tại một trong những thị trường có nền kinh tế phục hồi nhanh nhất khu vực ASEAN. Triển lãm Vietstock được xem là một trong những giải pháp quan trọng, nơi hội tụ các doanh nghiệp, trang trại. Đây cũng sẽ là cơ hội người chăn nuôi trong nước có thể tiếp cận với các công nghệ, các giải pháp toàn diện trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt. Ông Lan Roberts, phó Chủ tịch Tập đoàn Informa Markets châu Á, chia sẻ: “Triển lãm Vietstock Việt Nam lần thứ 10 là diễn đàn hội tụ các chuyên gia và doanh nghiệp then chốt trong ngành nhằm tạo dựng nhiều cơ hội kinh doanh hơn, củng cố mối quan hệ và quan hệ hợp tác. Đồng thời tạo ra các ý tưởng và giải pháp thiết thực trong ngành chăn nuôi. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ NN&PTNN các Hiệp hội, Triển lãm Vietstock là diễn đàn giao thương giữa các đối tác triển lãm và thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành với các sản phẩm hàng đầu và các cuộc hội thảo nhiều chuyên đề khác nhau từ các chuyên gia, thông qua các hội thảo và hội nghị kỹ thuật”. Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã trao Giải thưởng ngành chăn nuôi Vietstock Awards 2022 cho các doanh nghiệp, tổ chức cũng như hợp tác xã có đóng góp to lớn và ý nghĩa cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. HNN (tổng …

Tin mớiadmin13/10/2022
Tăng cường nhận thức về kháng kháng sinh dành cho doanh nghiệp chuỗi sản xuất thức ăn - chăn nuôi - chế biến
Tăng cường nhận thức về kháng kháng sinh dành cho doanh nghiệp chuỗi sản xuất thức ăn – chăn nuôi – chế biến

Ngày 7/10, tại Hà Nội, Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển bền vững (IEHSD) và Mạng lưới Một Sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN) tổ chức Hội thảo “Truyền thông tăng cường nhận thức về kháng kháng sinh dành cho các công ty 3F” nhằm truyền thông về tác động của kháng kháng sinh và đưa ra những giải pháp kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi dành cho doanh nghiệp chuỗi sản xuất thức ăn – chăn nuôi – chế biến. Đây là hội thảo cuối cùng nằm trong chuỗi ba hội thảo về sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, được tổ chức bởi Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển Bền vững (IEHSD) gồm: (1) Vấn đề sử dụng kháng sinh trong ngành y dược, (2) sử dụng kháng sinh trong ngành nông nghiệp và (3) sử dụng kháng sinh tại các công ty sản xuất thức ăn theo mô hình 3F: Chăn Nuôi-Trang Trại-Thực Phẩm. Tham dự hội thảo là các nhà quản lý tới từ Cục Chăn Nuôi, Viện Thú Y  thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, các trường Đại học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và đại diện các công ty cung cấp chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn (3F). Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Xuân Việt, Phó trưởng Ban Khoa học công nghệ và môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết : Mặc dù kháng sinh được sử dụng dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi nhằm duy trì sức khỏe vật nuôi và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng chưa hợp lý thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, bán thuốc kháng sinh không theo đơn hay trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không được giám sát về chuyên môn là những nguyên nhân chính dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, gia tăng tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng. Nếu không sử dụng có trách nhiệm, thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm, sức khỏe con người và môi trường. Theo TS. Phạm Đức Phúc – Viện trưởng Viện sức khỏe Môi trường và Phát triển bền vững, điều phối viên mạng lưới Một Sức khỏe các trường Đại học Việt Nam, kháng kháng sinh là một vấn đề nguy cơ toàn cầu và rất phức tạp, trong đó Việt Nam là một trong những nước được liệt kê là nước sử dụng kháng sinh nhiều nhất trên thế giới. Trước thực trạng báo động trên, Việt Nam đã có kế hoạch và xây dựng lộ trình giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2026 sẽ ngừng hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi. Kháng sinh chỉ được phép sử dụng để điều trị, điều trị dự phòng cho vật nuôi. Hướng tới tuần lễ Nhận thức về kháng sinh trên thế giới (18-24/11/2022) với chủ đề “cùng nhau ngăn ngừa kháng kháng sinh”, TS. Phạm Đức Phúc kêu gọi tất cả các bên cùng nhau sử dụng kháng sinh một cách thận trọng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm giải quyết vấn đề kháng kháng sinh, hợp tác cùng nhau thông qua cách tiếp cận Một Sức khỏe để hướng tới sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trên toàn cầu. TS. Võ Trọng Thành – Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay ngành chăn nuôi vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt cần phải tháo gỡ như: An toàn sinh học còn hạn chế, phòng chống dịch bệnh chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến sự phát triển không bền vững. Đây là điểm nghẽn lớn nhất của ngành chăn nuôi. Hao hụt do dịch bệnh là nguyên nhân chính gây biến động tổng đàn, sản lượng thực thực phẩm mất cân đối cung cầu, giảm lợi nhuận và ảnh hưởng sinh kế của người chăn nuôi; Quy mô chăn nuôi nhỏ còn chiếm tỷ trọng cao (trên 80% số cơ sở và 40% sản lượng), việc áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học trong nông hộ và các trang trại quy mô nhỏ còn hạn chế; Dữ liệu thống kê tổng đàn, sản lượng, quy mô chăn nuôi chưa sát thực tế dẫn đến khó dự báo, cảnh báo về thị trường… Trước những thách thức mới của ngành chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay (dịch Covid trên người và dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi trên vật nuôi (dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm) vẫn diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát hoàn toàn; giá năng lượng thế giới tăng cao và xung đột giữa Nga – Ukraina đẩy giá nguyên liệu TACN thế giới và Việt Nam tăng cao, tăng chi phí đầu vào sản xuất; biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan khó lường; mức độ cạnh tranh thực phẩm tăng giữa Việt Nam và thế giới…),TS. Võ Trọng Thành cho biết trong thời gian tới, ngành chăn nuôi định hướng phát triển theo 5 trụ cột chính: Liên kết theo chuỗi giá trị, an toàn sinh học, tăng giá trị gia tăng, tích hợp giá trị, phát triển bền vững. Do đó, việc quản lý, hướng dẫn sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tại hội thảo, các đại biểu đã giới thiệu tiến trình thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cũng như trao đổi mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững hướng tới sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia còn chia sẻ những giải pháp góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi như áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, sử dụng probiotic, enzyme, vv… giúp cho vật nuôi khỏe mạnh nhờ khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, giảm rủi ro bị bệnh. V.A …

Tin mớiadmin10/10/2022
Chuyển đổi số cho người nông dân như thế nào?
Chuyển đổi số cho người nông dân như thế nào?

Chuyển đổi số phải có lộ trình, cụ thể chứ không thể nóng vội. Chuyển đổi số chỉ có thể thành công khi việc thực hiện phải đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022, chiều ngày 6/10, tại Thanh Hóa diễn ra hội thảo chuyên đề: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”. Phát biểu khai mạc hội thảo chuyên đề, ông Hoàng Việt Chọn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Nông nghiệp là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và giữ vai trò chiến lược đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu là chìa khóa cho phát triển bền vững”. Sở NN&PTNT Thanh Hóa coi hội thảo này là cơ hội quý để ngành nông nghiệp tìm kiếm được những giải pháp mang tính đột phá cho nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Cũng tại hội thảo, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNN) cho biết: “Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột chính gồm: Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp; kinh tế số nông nghiệp; nông thôn số, nông dân số. Chuyển đổi số là một hành trình xuyên suốt, liền mạch nhằm thay đổi toàn diện nền nông nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trước yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất, định hướng phát triển theo chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, Cục chăn nuôi được Bộ NN&PTNT giao là đơn vị chủ trì triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi”. Riêng lĩnh vực chăn nuôi, ông Chinh đánh giá thêm: “Hệ thống cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng, đầu ra cho sản phẩm; hỗ trợ thông tin hai chiều giữa người dân và cơ quan quản lý nông nghiệp dễ dàng cập nhật, chia sẻ và tích hợp với các nền tảng dữ liệu nông nghiệp; giúp cho người dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính để đăng ký chăn nuôi. Việc tuân thủ các quy định về quản lý trong chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm. Trần Quốc Toản Nông nghiệp Việt …

Tin mớiadmin07/10/2022
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CỤC CHĂN NUÔI NHIỆM KỲ 2022 – 2028

Ngày 21/9/2022, Công đoàn Cục Chăn nuôi đã long trọng tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2022 – 2028. Trong Đại hội, Ban chấp hành đã Báo cáo Tổng kết hoạt động công đoàn Cục Chăn nuôi khóa IV, nhiệm kỳ 2015-2022 và Phương hướng hoạt động khóa V, nhiệm kỳ 2022-2028; Báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp hành Công đoàn Cục Chăn nuôi khóa IV, nhiệm kỳ 2015-2022 đồng thời bầu BCH khóa mới và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hoạt động trong nhiệm kỳ tới. Đến dự Đại hội có bà Vũ Thị Phương Lan – Chủ tịch Công đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT, các vị khách quý cùng toàn thể đoàn viên công đoàn Cục Chăn nuôi. Vượt qua một nhiệm kỳ đầy khó khăn, thách thức, phải đối mặt với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu do dịch Covid-19, sự bùng phát và lây lan nhanh của vi-rút Dịch tả lợn Châu Phi, chiến sự giữa Nga-Ukraina đã đẩy giá cả nhiều hàng hóa thiết yếu tăng cao. Người lao động và cán bộ công nhân viên phải chịu nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên Công đoàn Cục Chăn nuôi với tinh thần năng động, sáng tạo; đội ngũ đoàn viên, người lao động vẫn tiếp tục phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Hoạt động công đoàn Cục Chăn nuôi trong nhiệm kỳ qua được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, cùng với sự phối hợp của chính quyền và các cơ quan đoàn thể đã ngày càng khẳng định đậm nét vai trò và trách nhiệm của Công đoàn trên phương diện chính trị – xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Đại hội cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận từ Ban Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, cấp ủy Đảng và các đoàn viên Công đoàn. Tổng hợp các ý kiến thảo luận tại đại hội, Đoàn Chủ tịch đã sâu sắc tiếp thu và quyết tâm khắc phục, sửa đổi nhằm phát huy hết điểm mạnh, tiềm năng của Công đoàn Cục Chăn nuôi trong nhiệm kỳ tới. Về công tác bầu cử tại Đại hội, với tinh thần “Đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm”, nhận được sự đồng thuận cao của các đoàn viên Đại hội đã ra Bầu Ban Chấp Công đoàn Cục Chăn nuôi nhiệm kỳ 2022 – 2028 gồm 5 đồng chí: Ông Tống Xuân Chinh, ông Đặng Đình Quyết, ông Phạm Viết Cường, Bà Nguyễn Quỳnh Hoa và ông Tiến Hồng Phúc. Bên cạnh đó, trước thềm Đại hội, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như tổ chức thi cắm hoa, thi đấu bóng bàn, cờ vua, cờ tướng đã được Công đoàn Cục Chăn nuôi tổ chức để chào mừng Đại hội. Đoàn kết và xây dưng khối đoàn kết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cơ quan, tổ chức. Đoàn kết là nhiệm vụ then chốt, đặt nền móng cho sự thành công. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trí tuệ tập thể, gắn kết từng cá nhân với tập thể tạo nên tập thể vững mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khỏi trong cơ quan, đơn vị; tạo môi trường làm việc cởi mở, thân thiện; tạo sự nhất trí đồng thuận cao để xây dựng cơ quan đơn vị ngày càng vững mạnh. Đối với Tổ chức Công đoàn của Cục chăn nuôi trong nhiệm kì qua đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định rõ vai trò của mình trong việc xây dựng khối đoàn kết trong tổ chức công đoàn nói riêng, trong toàn Cục nói chung. Với vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên công đoàn, tổ chức Công đoàn là cầu nối giữa Tổ chức Đảng, chính quyền với cán bộ công nhân viên, người lao động, bày tỏ quan điểm, nguyện vọng chính đáng hợp pháp của đoàn viên công đoàn, phát huy vai trò dân chủ trong các tổ chức, cá nhân, tạo động lực, niềm tin, sự nhất trí cao trong toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Có thể khẳng định, nhiệm kì qua, tổ chức công đoàn đã làm tốt vai trò của mình trong việc xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan đơn vị, góp phần xây dựng Cục Chăn nuôi ngày càng phát triển. Đoàn thanh niên Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin03/10/2022
Cục Chăn nuôi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan/chuyên gia đối với Dự thảo TCVN Quy trình khảo nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

Căn cứ quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BNNPTNT ngày 18/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và xây dụng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi đã xây dựng và hoàn thiện 02 Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): Quy trình khảo nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Để hoàn thiện dự thảo TCVN làm cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền công bố theo quy định, Cục Chăn nuôi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan/chuyên gia đối với Dự thảo TCVN nêu trên (gửi kèm), trên Website của Cục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ý kiến góp ý bằng văn bản, đề nghị gửi về Phòng Thanh tra, Pháp chế – Cục Chăn nuôi trước ngày 08/12/2022, theo địa chỉ: Phòng Thanh tra, Pháp chế – Cục Chăn nuôi Địa chỉ: Số 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: 02437331225, DĐ: 0913307019 Email: hoangthienhuongvn@gmail.com và …

Thông báoadmin03/10/2022
Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi tổ chức Chuỗi hoạt động “Vui Tết Trung thu”
Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi tổ chức Chuỗi hoạt động “Vui Tết Trung thu”

Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi tổ chức Chuỗi hoạt động “Vui Tết Trung thu” với nhiều chương trình cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con cán bộ công chức, viên chức và người lao động, đang công tác tại Cục Chăn nuôi Với mong muốn đem lại cho các cháu thiếu niên, nhi đồng ngày tết Trung thu thật ý nghĩa, các đoàn viên chi đoàn Cục Chăn nuôi đã chuẩn bị nhiều hoạt động, không gian vui chơi lành mạnh, ý nghĩa đem lại không khí vui tươi phấn khởi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tối ngày 09/9/2022, Đoàn thanh niên đã tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho con em cán bộ, người lao động thuộc Cục Chăn nuôi. Đây là một trong những hoạt động thường niên nhiều ý nghĩa của tuổi trẻ Cục Chăn nuôi vào mỗi dịp Tết Trung thu. Cũng là cơ hội để các gia đình cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Cục Chăn nuôi giao lưu, chia sẻ, gắn kết trong tập thể cán bộ cơ quan. Đêm hội đã diễn ra hết sức thành công, các cháu thiếu nhi được tham gia phá cỗ và nhiều trò chơi vui nhộn, bổ ích do Đoàn thanh niên chuẩn bị. Nhân dịp này, Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Công đoàn Cục Chăn nuôi đã trao các suất quà cho các cháu có thành tích học tập tốt trong năm qua như là một lời động viên, khích lệ các cháu tiếp tục rèn luyện, học tập tốt, thể hiện sự quan tâm của Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục đến đời sống của cán bộ và con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại Cục Chăn nuôi. Trong những ngày Vui tết Trung thu, Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi đã tham gia tổ chức gian hàng Trung thu tại chương trình “Lễ hội Trung thu” năm 2022 do Đoàn Bộ phát động với chủ đề “Mùa trăng quê em”. Tại đây ĐTN đã trang trí gian hàng và bày bán các sản phẩm gắn liền với chăn nuôi và nông nghiệp Việt Nam. Gian hàng đã thu hút được nhiều cán bộ và các em thiếu nhi tham dự chương trình đến tham quan và trải nghiệm các sản phẩm. Ngoài ra, Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi còn tham gia biểu diễn kịch cho các cháu đêm hội Trung thu. Cũng trong sự kiện này, Đoàn thanh niên rất vinh dự có cháu Nguyễn Nhật Tiến – Con của đoàn viên Nguyễn Văn Giáp đã được Đoàn bộ trao quà và tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua. Thông qua các hoạt động “Vui tết Trung thu” này, Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi hy vọng đã tạo ra cho các em thiếu nhi nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Qua đó, động viên các em tiếp tục ra sức học tập, phấn đấu rèn luyện, đạt được nhiều thành tích cao trong năm học mới./. Chi đoàn Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin29/09/2022
An toàn sinh học là cốt lõi phát triển bền vững ngành chăn nuôi
An toàn sinh học là cốt lõi phát triển bền vững ngành chăn nuôi

Để phát triển ổn định, bền vững, ngành chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp để đảm an toàn dịch bệnh, nhất là khâu chăn nuôi an toàn sinh học. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh Ngày 23/9, tại tỉnh Lâm Đồng, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2022 và thúc đẩy đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, 8 tháng đầu năm 2022, ngành chăn nuôi đối diện nhiều khó khăn khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao như xăng, dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cũng gây nhiều trở ngại. Một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn diễn ra tại một số địa phương ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kế hoạch đảm bảo tăng trưởng ngành chăn nuôi. Dù vậy, ngành chăn nuôi vẫn được duy trì, phát triển. Theo đó, sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục đạt được kết quả khả quan, xuất khẩu tăng mạnh với thặng dư thương mại 8 tháng tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021. Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, đến tháng 8/2022, tổng đàn lợn trên cả nước khoảng 28,7 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi cả nước trong 8 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2,94 triệu tấn. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2022, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 350 nghìn tấn/tháng. Trong khi đó, đàn gia cầm đạt khoảng 530 triệu con, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,35 triệu tấn, sản lượng trứng gần 12,3 tỷ quả. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2022, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt trên 160 nghìn tấn/tháng và sản lượng trứng ước khoảng 1,53 tỷ quả/thán. Đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ, nhìn chung có sự phát triển ổn định. Theo thống kê, đến nay đàn bò ước đạt gần 6,42 triệu con, trong đó đàn bò sữa trên 339 nghìn con. Sản lượng thịt bò hơi ước đạt 324 nghìn tấn, sản lượng sữa bò tươi ước đạt gần 786 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Đàn trâu cả nước có khoảng 2,26 triệu con, sản lượng thịt ước đạt 85,3 nghìn tấn. Hàng loạt giải pháp phát triển chăn nuôi Theo kế hoạch, năm 2022 ngành chăn nuôi sẽ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi khoảng 5-6% so với năm 2021 với sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn. Trong đó thịt lợn đạt trên 4,3 triệu tấn, thịt gia cầm đạt trên 2 triệu tấn, sản lượng trứng ước đạt trên 18,4 tỷ quả (tăng 4,6%), sản lượng sữa khoảng trên 1,16 triệu tấn (tăng 8,3%). Trong năm 2023, ngành chăn nuôi tiếp tục tăng giá trị sản xuất từ 5,5-6,0% so với năm 2022. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7-7,5 triệu tấn, sản lượng trứng các loại khoảng 19,1 tỷ quả và 1,25 triệu tấn sữa, 60 nghìn tấn mật ong. Để đạt được kết quả trên, Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay, ngành cần thực hiện hàng loạt giải pháp. Trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện hiệu quả thể chế ngành chăn nuôi. Theo đó, Cục Chăn nuôi và Sở NN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo mật độ phù hợp, kiểm soát môi trường và dịch bệnh. Cùng với đó là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi với quy mô lớn, đồng bộ. Cục Chăn nuôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi, áp dụng công nghệ cao và áp dụng phần mềm quản lý giống tiên tiến để đánh giá, chọn tạo giống. Cục Chăn nuôi cũng thực hiện giải pháp tổ chức sản xuất gắn với thị trường, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm. Trong đó xây dựng, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị sản phẩm. Lấy doanh nghiệp làm yếu tố chủ đạo, lấy HTX và tổ hợp tác là yếu tố kết nối nông dân. Các địa phương tuyên truyền và hỗ trợ phát triển các chuỗi ngành hàng lớn, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, các chuỗi sản phẩm đặc hữu, hữu cơ, tích hợp giá trị sinh thái. Đặc biệt phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí thú y. Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi biết, cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học để nuôi dưỡng quy mô trại nông hộ. Đồng thời phải xác định toàn bộ sinh học là cốt lõi để phát triển nuôi dưỡng nuôi dưỡng. Time to, nuôi dưỡng cũng phát triển các sản phẩm chuỗi theo tiêu chí bảo đảm an toàn. Chăn nuôi cũng đưa ra giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ phát triển nuôi dưỡng như lựa chọn, tạo giống, chế độ ăn uống và công nghệ chuồng trại. Đồng thời công nghệ hiện đại ứng dụng để xử lý và tận dụng hiệu quả chất lượng và cải tạo môi trường nuôi dưỡng. “Nuôi dưỡng cũng chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ trong giết mổ, chế biến và  xúc tiến thương mại , tiêu thụ sản phẩm phục vụ đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp với nhu cầu of the school focus in water and export “, ông Tống Xuân Chinh nói và cho biết thêm ngành cũng hướng dẫn thực hiện các giải pháp về chuyển đổi số trong nuôi dưỡng. Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh nuôi dưỡng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh. Đặc biệt chú trọng phát triển nuôi dưỡng theo hướng an toàn sinh học. Cùng với đó, ngành học cũng cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và thực hiện tốt các chủ đề. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cũng đề nghị chăn nuôi tập trung giải quyết các vấn đề về giống, chủ động về thức ăn nuôi và cải thiện môi trường nuôi. Đồng thời đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến với các bộ giải pháp. Cùng với đó là thúc đẩy công việc xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Nuôi dưỡng ngành cũng cần áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đặc biệt thúc đẩy chuyển đổi số để bảo đảm sự phát triển.   Minh Hậu nguồn: …

Tin mớiadmin26/09/2022
2,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam
2,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam

Theo con số của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến nay đã 81 dự án FDI đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam, với tổng số vốn lên tới 2,2 tỷ USD. Quy mô ngành chăn nuôi của Việt Nam đang nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á và được ví là “miếng bánh béo bở” cho các doanh nghiệp đầu tư. 2,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam Thông tin trên được ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chia sẻ tại buổi họp báo về Triển lãm Vietstock 2022, diễn ra tại Hà Nội ngày 14/9. Theo đó, chăn nuôi là 1 trong 4 ngành có sản phẩm tạo ra giá trị lớn trong nông nghiệp, chiếm gần 6% GDP hàng năm. Với dân số gần 100 triệu người, dư địa phát triển ngành chăn nuôi nước ta còn rất lớn. Hiện, cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đều phát triển toàn diện nên tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn đạt từ 4-5%. Trong vài năm nữa, chăn nuôi Việt Nam sẽ có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa, bởi “làn sóng” đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt là các dự án lớn áp dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị khép kín, có chế biến sâu của Công ty cổ phần C.P; TH; Dabaco; De Heus; Masan… Ông Chinh cho biết, theo con số của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), đến nay đã có 81 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với tổng vốn 2,2 tỷ USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào mảng thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi lợn, gà, bò; giết mổ, chế biến; xử lí môi trường… Điển hình như cụm dự án Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ của Tập đoàn De Heus Hà Lan; dự án nhà máy giết mổ, chế biến của Tập đoàn C.P Thái Lan tại Hà Nội, Bình Phước. Các dự án này được đầu tư theo chuỗi giá trị khép kín, sản xuất bền vững từ trang trại đến bàn ăn. Song song với việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực chăn nuôi cũng đang trở thành “miếng bánh béo bở” của các doanh nghiệp lớn trong nước, nhất là ở mảng nuôi heo, chế biến thịt. Trong đó có thể kể đến những cái tên như Masan, Dabaco, Tân Long, Trường Hải, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai… Với “làn sóng” đầu tư này, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp ngày càng tăng, trong khi số cơ sở chăn nuôi nông hộ thì giảm dần. Điển hình trong chăn nuôi lợn, cả nước hiện chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm. Riêng giai đoạn 2019-2021, cơ sở chăn nuôi nhỏ, quy mô nông hộ giảm từ 15-20% do bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các loại dịch bệnh mới nổi như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng… Đánh giá về bức tranh này, ông Chinh cho rằng: Để phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, thì các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt, đầu tàu. Đó là xu hướng tất yếu của ngành chăn nuôi cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Và khi đã phát triển như vậy, những người nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ bị tác động nhất định. “Nông dân nhỏ lẻ có 3 con đường: Muốn đứng vững buộc phải liên kết với nhau để tăng sức mạnh, trở thành thành viên tổ nhóm, HTX… Thứ hai là liên kết với các doanh nghiệp. Hiện nay các mô hình chăn nuôi gia công là hình thức liên kết sản xuất rất hiệu quả. Nông dân muốn đứng một mình, thì buộc phải chuyển đổi trở thành người chăn nuôi chuyên nghiệp. Có thể chọn chăn nuôi các con đặc sản, quý hiếm có giá trị cao, chăn nuôi hữu cơ, sinh thái gắn với du lịch. Người chăn nuôi có thể tăng sức cạnh tranh khi trở thành thành viên của chuỗi liên kết”- ông Chinh khẳng định. Về góc độ chính sách, ông Chinh cho biết Nhà nước sẽ có các nhóm giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện Bộ NNPTNT đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng chính sách hỗ trợ bà con nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, trong đó bà con sẽ được hỗ trợ nhiều hơn về con giống, thụ tinh nhân tạo, vệ sinh môi trường, liên kết chuỗi… Nghị định đang được xin ý kiến rộng rãi trên mạng, dự kiến sẽ trình vào cuối năm …

Tin mớiadmin15/09/2022
Sắp diễn ra triển lãm lớn nhất Việt Nam về ngành chăn nuôi
Sắp diễn ra triển lãm lớn nhất Việt Nam về ngành chăn nuôi

Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 diễn ra tại TP.HCM từ 12 – 14/10, quy tụ hơn 150 đơn vị, doanh nghiệp và các thương hiệu nổi tiếng thế giới trong ngành chăn nuôi. Sáng 14/9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo về Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 – Triển lãm quốc tế thương mại hàng đầu Việt Nam về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, và công nghiệp chế biến thịt do Cục Chăn nuôi chủ trì tổ chức Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2022 tại TP.HCM với quy mô dự kiến lớn nhất Việt Nam. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, Vietstock 2022 là sự kiện rất quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa ngành chăn nuôi ở tất cả các khâu sản xuất. Cùng với đó, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 – 6%/năm. Vietstock là một trong những triển lãm quan trọng, giúp tất cả các đối tác trong ngành có cơ hội để trao đổi hợp tác, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh thực phẩm cho gần 100 triệu dân trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu. Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm, thành công trong lĩnh vực chăn nuôi là không chỉ cần đảm bảo năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, mà còn phải đảm bảo tuân thủ quy định về phúc lợi động vật, với quá trình chăn nuôi, giết mổ được thực hiện theo các quy định hiện hành. Về các thách thức mà ngành chăn nuôi đang gặp phải, ông Chinh nhấn mạnh, 47% sản lượng chăn nuôi còn nằm ở khu vực nông hộ, nơi thường gặp rủi ro về thị trường, dịch bệnh, giá thức ăn. Do đó cần phải có chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trở thành hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Sự kiện quy tụ hơn 150 đơn vị trưng bày đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Argentina, Úc, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý… cùng các thương hiệu nổi tiếng như Famsun, Big Herdsman, Pigtek, Big Dutchman, De Heus… Bên cạnh đó, triển lãm cũng tổ chức nhiều hoạt động bên lề như chương trình hội thảo quốc tế, hội thảo kỹ thuật nhằm mang đến các hoạt động bổ ích, cung cấp kiến thức chuyên sâu cũng như cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành chăn nuôi. Ngoài ra, triển lãm còn tổ chức chương trình kết nối doanh nghiệp miễn phí dành cho đơn vị trưng bày và khách mua hàng giao thương tại triển lãm. Sự kiện không chỉ là diễn đàn kinh doanh hoàn hảo trưng bày các công nghệ và sản phẩm ưu việt mà còn là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kiến thức chuyên ngành mới cũng như cơ hội được vinh danh trong ngành chăn nuôi. Đặc biệt, giải thưởng danh giá ngành chăn nuôi Vietstock Awards 2022 cũng sẽ trở lại. Hạn chót nộp hồ sơ đề cử là ngày 26/9 và sẽ trao giải trong lễ khai mạc Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 ngày 12/10. Quang Linh nguồn: …

Tin mớiadmin15/09/2022
Hậu Giang duy trì đàn heo trên 250.000 con
Hậu Giang duy trì đàn heo trên 250.000 con

Hậu Giang đặt mục tiêu tổng đàn heo quy mô từ 250.000 con trở lên, trong đó heo nái 30.000 con, đặc biệt, heo được nuôi quy mô trang trại, công nghiệp chiếm trên 40%. Chăn nuôi an toàn sinh học Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, địa phương này vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn và đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành các mô hình chăn nuôi tiên tiến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của ngành chăn nuôi và cơ cấu ngành nông nghiệp. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, nâng cao giá trị ngành chế biến, phòng ngừa dịch bệnh. Ngành nông nghiệp Hậu Giang ưu tiên thực hiện 4 dự án lớn cho phát triển chăn nuôi. Dự án xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên cạn. Dự án phát triển và nâng cao chất lượng giống vật nuôi. Dự án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y. Dự án phát triển công nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. Các dự án nói trên đều được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, với tổng kinh phí thực hiện trên 250,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn chi thường xuyên, vốn đầu tư phát triển và của nhà đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi bền vững, tỉnh Hậu Giang đã tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là khống chế các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy cơ lây lan sang người. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện đàn heo của tỉnh phát triển ổn định và tăng so với kế hoạch, đạt trên 143.000 con, trong đó riêng heo thịt là hơn 101.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 3.000 tấn. Trong những tháng đầu năm, ngành thú y đã tiêm phòng bệnh dịch tả heo được gần 69 ngàn con, lở mồm long móng tiêm được trên 23.000 con. Đồng thời, tiến hành công tác tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi, cán bộ thú y đã trực tiếp phun tiêu độc được gần 5,2 triệu m2 chuồng, trại, tổng số hóa chất đã sử dụng là 2.587 lít. Giám sát các cơ sở chăn nuôi tự tiêu độc được trên 796.000m2 chuồng, trại. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang không xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm và thủy sản buộc phải công bố dịch. Theo ông Cường, định hướng từ nay đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển và duy trì tổng đàn heo có mặt thường xuyên ở quy mô từ 250.000 con trở lên, trong đó đàn heo nái là 30.000 con, đàn heo được nuôi trang trại công nghiệp chiếm tới 40%. Tập trung phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, từng bước hình thành các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, đồng thời mở rộng hình thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, với các giống heo lai giữa giống cao sản.  Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế các kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi. Tận thu và nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh để phục vụ chăn nuôi, góp phần hạ giá thành chăn nuôi, bảo vệ môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp Hậu Giang, tổng kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi (đến năm 2030) là 268 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 135 tỷ đồng, còn lại các tổ chức, cá nhân đầu tư. Ông Trịnh Hùng Cường cho biết, khi đầu tư phát triển chăn nuôi vào Hậu Giang, doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư và nông nghiệp, nông thôn như: ưu tiên giao đất, cho thuê đất với chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. Chính sách tài chính và tín dụng, như ưu đãi, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân   đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống vật nuôi, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chế biến bảo quản sản phẩm chăn nuôi… Đặc biệt là khuyến khích ưu đãi đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh theo nghị quyết của HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang cũng đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn, đảm bảo người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả. Chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ, trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi. Đa dạng hóa các chương trình truyền thông nhằm từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Triển khai việc xây dựng bản đồ dịch tễ, tích hợp vào bản đồ dịch tễ Quốc gia để kiểm soát các loại bệnh dịch nguy hiểm và dịch bệnh mới nổi, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với các cơ sở chăn nuôi. Đẩy mạnh tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc và có biện pháp loại trừ các cá thể mang trùng đối với các bệnh nguy hiểm, tạo đàn gia súc, gia cầm sạch bệnh. [/toggle] Đ.T.Chánh – Văn Vũ nguồn: …

Tin mớiadmin08/09/2022
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi tổ chức chuỗi hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2022 tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, Đảng ủy, lãnh đạo và Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi luôn quan tâm đến các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình có công với cách mạng và coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ và đặc biệt là đội ngũ đoàn viên, thanh niên Cục Chăn nuôi. Tiếp nối truyền thống đó, Ngày 25/7/2022, Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã phối hợp cùng Đoàn thanh niên đoàn xã Mai Lâm, Đoàn thanh niên công ty CP tổ chức chuỗi hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2022 tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Trong chuỗi Hoạt động kỷ niệm này, Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi cùng Đoàn thanh niên xã Mai Lâm, Đoàn thanh niên Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đã đến thăm, tặng quà tri ân tại 20 gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng. Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Mai Lâm, Đoàn thanh niên Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tặng quà tri ân gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Cùng ngày, Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi đã tham gia cùng với Đoàn thanh niên xã Mai Lâm tổ chức Lễ viếng và thắp nến tri ân kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022). Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, các đại biểu tham dự, Đoàn viên thanh niên Cục chăn nuôi, Đoàn thanh niên và nhân dân xã Mai Lâm đã thành kính dâng hương, thắp nến tri ân, đặt hoa tại đài tưởng niệm và tại phần mộ các anh hùng liệt sĩ. Chuỗi hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ đã diễn ra trang trọng, để lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong lòng người dân huyện Đông Anh và trong mỗi đoàn viên, thanh niên. Đây cũng là cơ hội để tuổi trẻ Cục Chăn nuôi thể hiện trách nhiệm, tình cảm và lòng biết ơn đến sự hi sinh của các anh hùng liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng, giáo dục truyền thống, đạo lý “đền ơn, đáp nghĩa” tốt đẹp cho đoàn viên thanh niên ./. Chi đoàn Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin06/09/2022
THÔNG BÁO GIẢI THƯỞNG LẦN THỨ 10 NGÀNH CHĂN NUÔI VIETSTOCK AWARDS 2022
THÔNG BÁO GIẢI THƯỞNG LẦN THỨ 10 NGÀNH CHĂN NUÔI VIETSTOCK AWARDS 2022

Nằm trong khuôn khổ triển lãm thương mại chuyên ngành chăn nuôi VIETSTOCK EXPO & FORUM 2022, Giải thưởng danh giá VIETSTOCK AWARDS 2022 được chủ trì bởi Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ trở lại và được xem là nơi vinh danh những doanh nghiệp, tổ chức có nhiều đóng góp tích cực và ý nghĩa cho công cuộc phát triển chung của ngành chăn nuôi Việt Nam. Ngày 26/8/2022, Cuộc họp Hội đồng Giải thưởng VIETSTOCK AWARDS 2022 đầu tiên diễn ra dưới sự chủ trì của Cục Chăn nuôi và sự tham gia của các đại diện đến từ Tổng cục Thủy sản, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, Viện Chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phê duyệt danh sách hạng mục giải thưởng VIETSTOCK AWARDS 2022 và hoàn thiện bộ tiêu chí giải thưởng. Theo đó, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã ký Quyết định số 270/QĐ-CN-KHTH ngày 31/08/2022 về Phê duyệt danh sách và tiêu chí giải thưởng VIETSTOCK 2022  ->> Xem thêm về Quyết Định số 270/QC ĐĂNG KÝ GIẢI THƯỞNG TẠI …

Tin mớiadmin06/09/2022
Quyết định số 280/QĐ-CN-KHTH ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi phê duyệt tiêu chí và danh sách giải thưởng VIETSTOCK 2022

Quyết địnhadmin01/09/2022
Doanh nghiệp sử dụng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Đài Loan

Vụ Khoa học và Công nghệ nhận được thông tin liên quan tới việc Đài Loan đưa ra thông báo chính thức sử dụng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm được nhập khẩu vào Đài Loan.  Theo đó, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài loan (TFDA) trực thuộc Cơ quan Quản lý Y tế và phúc lợi Đài Loan (MOHW) có thông báo: 1. Kể từ ngày 1/8/2022, Đài Loan sẽ chính thức sử dụng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, đơn xin kiểm tra đánh giá tính hệ thống các sản phẩm xuất khẩu vào Đài Loan sẽ phải nộp theo hình thức trực tuyến, các hồ sơ đã nộp trước ngày 01/8/2022 sẽ không cần phải khai lại trên Hệ thống. Phía Đài Loan sẽ không thụ lý Hồ sơ bằng giấy tờ/văn bản các đơn xin kiểm tra đánh giá tính hệ thống (bao gồm việc tăng mới thêm các doanh nghiệp xuất khẩu vào Đài Loan). 2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, để quản lý các sản phẩm có mức độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm, trước khi xuất khẩu vào Đài Loan cần tiến hành kiểm tra đánh giá tính hệ thống. MOHW đã ban hành Biện pháp thực thi kiểm tra đánh giá tính hệ thống thực phẩm xuất khẩu, phạm vi các sản phẩm cần tiến hành kiểm tra đánh giá tính hệ thống thực phẩm xuất khẩu, phạm vi các sản phẩm cần tiến hành đánh giá tính hệ thống bao gồm: “sản phẩm thịt”. “sản phẩm thủy sản”, “chế phẩm sữa”, “trứng”,”dầu mỡ động vật” và “sản phẩm xuất xứ từ hươu khác”. Các nước xuất khẩu cần có đơn xin kiểm tra đánh giá tính hệ thống  và được thông qua thì các sản phẩm này mới được xuất khẩu vào Đài Loan. 3. TFDA đã xây dựng Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào Đài Loan (Imported Food Digital Management System – IFDM), các đối tác có thể thông qua IFDM để xin tiến hành kiểm tra đánh giá tính hệ thống. 4. TFDA gửi Sổ tay hướng dẫn thao tác Hệ thống quản lý số hóa thực phẩm nhập khẩu vào Đài Loan và Phụ lục Q&A để đối tác tham khảo. nguồn: …

Tin mớiadmin18/08/2022
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi chung tay xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi chung tay xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2022, sáng ngày 13/8/2022, Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã phối hợp cùng Đoàn thanh niên Cục Thú y, Chi đoàn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Đoàn thanh niên công ty CP Vật tư nông sản, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên và Tập đoàn CJ Việt Nam tham gia chuỗi các hoạt động “Tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nông thôn mới” do Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một trong bốn xã khó khăn nhất của huyện Hương Khê, đến nay chưa về đích xây dựng nông thôn mới. Hoạt động tình nguyện lần này, Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi cùng các đơn vị đã cùng nhân dân thôn 3 chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, hỗ trợ và trồng hơn 50 cây xanh, cây bóng mát; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây ăn quả, chăn nuôi. Các hoạt động trong Chương trình “Tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nông thôn mới” của Đoàn TNCS HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Thể hiện được tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ Cục Chăn nuôi chung tay phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn khu vực miền núi. Đây cũng là dịp để đoàn viên được trau dồi, học hỏi kiến thức chuyên môn đồng thời tạo môi trường gắn kết giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và doanh nghiệp./. Đoàn thanh niên Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin16/08/2022
Phúc lợi động vật là tiêu chí quan trọng với chăn nuôi Việt Nam
Phúc lợi động vật là tiêu chí quan trọng với chăn nuôi Việt Nam

Phúc lợi động vật là một trong những tiêu chí quan trọng để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển, hội nhập, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm trong tương lai. Thời điểm để thay đổi Tại Hội thảo “Phúc lợi động vật xu hướng, cơ hội và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam” diễn ra ngày 4/8, Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong những năm trở lại đây, phúc lợi động vật đã được nhắc đến nhiều hơn đặc biệt là trong các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết với châu Âu hoặc những nước khác. Gần đây, vì sự quan tâm của khách hàng, luật pháp, chính sách phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm, chính sách phúc lợi động vật được xem là một phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, đồng thời người chăn nuôi cũng bắt đầu tiên phong chuyển đổi theo xu hướng này. “Là cơ quan tham mưu của Bộ NN-PTNT về nâng cao năng lực trong lĩnh vực chăn nuôi, Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia xác định phúc lợi động vật là một trong những chương trình trọng điểm trong những năm trở lại đây và trong thời gian tới. Đây là xu hướng của tương lai, là một trong những nước có ngành chăn nuôi phát triển, cơ quan ban ngành luôn luôn cân nhắc để đón đầu xu hướng”, bà Hạnh cho hay. Theo Tiến sĩ Caroline Maciel, Cố vấn Chính sách cấp cao luật thương mại quốc tế Tổ chức World Federation for Animals, cộng đồng thế giới đã dần luật hóa việc thừa nhận động vật là các loài có tri giác và quan tâm đến cảm xúc của các loài động vật hơn. Đơn cử như các quốc gia Liên minh châu Âu cũng thừa nhận động vật là loài có tri giác cảm nhận sự vui mừng, lo lắng, đau đớn… Tương tự, Vương quốc Anh cũng thừa nhận tri giác ở động vật, không chỉ là loài động vật có xương sống mà cả những loài không xương sống như bạch tuộc, tôm hùm, cua. Ngay cả New Zeland, Autraslia cũng đã sửa đổi luật để công nhận động vật là loài sinh vật có tri giác. Chilê cũng đang sửa hiến pháp và có một số điều khoản liên quan đến động vật. “Dinh dưỡng thức ăn của trứng gà, thịt heo sản xuất từ mô hình phúc lợi động vật không có sự khác biệt nhiều về mặt dinh dưỡng trong sản phẩm thức ăn so với mô hình nuôi nhốt, nhưng nó tùy thuộc vào việc chúng ta cho heo, gà ăn gì. Ví dụ như kể cả nuôi chăn thả, hay mô hình nuôi không lồng nhốt cho ăn những thức ăn tự nhiên như giun quế, được đào bới tự nhiên chất lượng trứng, thịt ngon hơn”, Tiến sĩ Sara Shields nói. Tiến sĩ Caroline Maciel cho biết thêm, năm 2021 Liên minh châu Âu đã đưa ra quyết định hướng đến hệ thống cung cấp lương thực thực phẩm bền vững hơn và sẽ không chấp nhận hình thức chăn nuôi các loại gia súc bằng lồng chuồng. “Năm 2022, thời điểm mà Việt Nam phải đưa ra hành động trước khi những đề xuất luật pháp mà Liên minh châu Âu đưa ra có hiệu lực năm 2023. Nếu Việt Nam muốn xuất khẩu các loại sản phẩm động vật của mình và được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, đây chính là thời điểm để hành động và cải thiện”, Tiến sĩ Caroline Maciel chia sẻ. Theo bà Hạ Thuý Hạnh, tại Việt Nam, phúc lợi động vật vẫn còn là một khái niệm hoàn toàn mới và không phải ai cũng hiểu được. Phúc lợi động vật là nhân tố cực kỳ quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm tại Việt Nam, số lượng gà công nghiệp đẻ trứng và lợn nái được nuôi trong các lồng nuôi gà đẻ, cũi nái ngày càng gia tăng. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, Việt Nam có khoảng 81 triệu gà đẻ trứng và lồng phổ biến nhất thường nuôi nhốt khoảng 5-10 con gà với không gian hoạt động của gà chỉ từ 432 – 555cm2. Đối với lợn, có khoảng 2,4 triệu con lợn nái được sử dụng để cung cấp con giống cho ngành  công nghiệp thịt lợn của Việt Nam trong năm 2020. Trong chăn nuôi công nghiệp heo nái mang thai và nuôi con được nuôi trong lồng (cũi nái) bằng kim loại. Bà Hạnh cho biết, hoạt động về phúc lợi động vật ở Việt Nam được Bộ NN-PTNT triển khai nhiều hoạt động của các hội, nhóm cứu trợ động vật trong nước và quốc tế, bên cạnh đó cũng tổ chức giáo dục, đào tạo về bảo vệ động vật. Ngoài ra, trong Luật Chăn nuôi và luật Thú y ở Việt Nam cũng quy định đối xử với động vật tại Điều 21, 69, 70, 71, 72. Nhân tố quan trọng phát triển ngành chăn nuôi bền vững Để đạt được các chứng nhận về phúc lợi động vật, Tiến sĩ Sara Shields, Giám đốc Khoa học, Phúc lợi Động vật trang trại Tổ chức Humane Society International (HSI) cho biết, người chăn nuôi, doanh nghiệp cần chuyển đổi sang mô hình nuôi không lồng chuồng, không cũi, không nuôi nhốt chật hẹp, để gà/heo có thể thể hiện các tập tính tự nhiên của mình (dũi đất, dụi lông, đào bới, tìm ổ đẻ, tắm bụi, đậu trên cành). Có như vậy heo/gà có thời gian vận động nhiều hơn, gân cơ xương tốt hơn, tư thế nằm thoải mái hơn để cơ thể được ấm. Đồng thời, tận dụng thị trường ngày càng mở rộng, tích cực chủ động làm việc với các nhà bán lẻ đang có nhu cầu về các sản phẩm động vật phúc lợi cao hơn và có thể được chứng nhận. Tiến sĩ Sara Shields cho biết thêm, khi chuyển đổi sang mô hình nuôi phúc lợi động vật cũng sẽ làm tăng thêm chi phí. Tuy nhiên, HSI sẽ là bên kết nối, giúp người mua hiểu được vì sao họ phải trả thêm tiền khi mua sản phẩm thuộc phúc lợi động vật và vì sao người sản xuất có lợi ích thêm khi sản xuất theo mô hình phúc lợi động vật. Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Hạ Thúy Hạnh cho biết, phúc lợi động vật có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với con vật mà cả đối với con người, xã hội và môi trường. Chăn nuôi công nghiệp “hiện đại” đang được chuyển hướng sang chăn nuôi văn minh, trong đó ngoài lợi ích kinh tế của người chăn nuôi còn nhấn mạnh đến lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phúc lợi vật nuôi. “Ngành chăn nuôi muốn phát triển hơn nữa và hội nhập được với thế giới nhất thiết phải đưa phúc lợi động vật vào các chương trình đào tạo, nghiên cứu cũng như áp dụng trong thực tiễn sản xuất và xã hội, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và đạt yêu cầu xuất khẩu”, bà Hạnh nói. Nguyễn Thủy nguồn: …

Tin mớiadmin05/08/2022
Bà Vi Thị Tý cùng gia đình hồ hởi nhận vịt giống khi tham gia Chương trình
Chăn nuôi theo chuỗi giá trị hướng đến phát triển sinh kế bền vững

“Cán bộ Tầm nhìn (cách gọi thân mật của người dân địa phương dành cho Tổ chức World Vision Việt Nam – dịch ra tiếng Việt là Tầm nhìn Thế giới Việt Nam) lại đến thăm vịt đấy à? Vịt dễ nuôi và nhanh lớn lắm chú à” bà Bun gọi vọng ra từ sân nhà khi thấy bóng chiếc áo cam của cán bộ Tổ chức World Vision Việt Nam tới kiểm tra định kì đàn vịt của gia đình. Gia đình bà Hà Thị Bun (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá) là một trong những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn được chọn tham gia Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi Giá trị do Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp thực hiện tại tỉnh Thanh Hoá. Gánh lo tuổi xế chiều Dù tuổi đã cao nhưng bà Bun vẫn luôn canh cánh trong lòng làm sao để chăm lo và chữa bệnh cho đứa cháu nhỏ. Thương cháu gái bị bệnh tim bẩm sinh, mới chín tuổi đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ li hôn, bà Bun cố gắng đi làm thuê để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và mua thuốc cho cháu. Ai thuê gì làm nấy, nên nguồn thu nhập của gia đình rất đỗi bấp bênh, cuộc sống vô cùng vất vả. Cùng cảnh tuổi xế chiều nhưng vẫn phải gánh vác việc nuôi con, nuôi cháu, hai vợ chồng bà Vi Thị Tý (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá) cũng phải đôn đáo làm thuê, cuốc mướn để kiếm tiền nuôi sống bản thân và chăm sóc cháu gái nhỏ có bố mẹ đi làm ăn xa. Làm lụng vất vả tối ngày nhưng vẫn không đủ ăn, ông bà chật vật lắm mới lo được bữa cơm trắng với rau măng rừng, vài ba tháng mới có tiền để mua chút thịt, cá. Chính vì ăn uống thiếu dinh dưỡng như vậy mà cháu Ánh Phương của ông bà đã bị chẩn đoán suy dinh dưỡng nặng. Bắt đầu hướng đi mới cho một tương lai tốt đẹp hơn Đầu năm 2022, gia đình bà Bun, bà Tý và gần 120 hộ gia đình khác trên địa bàn huyện Thường Xuân được lựa chọn để tham gia vào Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị của Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam. Đây là nỗ lực chung của các bên để cải thiện hoàn cảnh sinh kế của các hộ gia đình, từ đó, mang lại cơ hội học tập và sinh hoạt tốt hơn cho trẻ em trên địa bàn. Trong khuôn khổ Chương trình, mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 100 con vịt giống kèm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc xin. Bên cạnh đó, người nông dân còn được trang bị kiến thức và kỹ năng chăn nuôi theo quy trình khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn” của Tập đoàn Mavin. “Thú thật là trước đây tôi chưa từng nuôi giống vịt này, mà cũng chưa từng nuôi nhiều vịt như thế bao giờ. Chúng tôi chỉ nuôi tầm mười con vịt địa phương, rồi nhà có gì sẽ cho ăn nấy thôi. Vậy nên, khi biết sẽ được nhận 100 con vịt tôi cũng lo lắm, không biết mình có nuôi nổi không. Nhưng rồi nhờ sự động viên của người thân và bà con lối xóm, bản thân cũng được cán bộ kỹ thuật của Mavin hướng dẫn tận tình cách nuôi, chăm sóc vịt mà tôi dần cảm thấy tự tin hơn. Thấy đàn vịt lớn nhanh, khoẻ, tôi vui lắm. Hy vọng đây sẽ là khởi đầu mới cho gia đình tôi, giúp chúng tôi có đồng ra đồng vào để chữa bệnh cho cháu gái, nuôi cháu lớn lên mạnh khoẻ và học hành đến nơi đến chốn”, bà Bun mở lòng. Xuyên suốt Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị, gia đình bà Bun, bà Tý và các nông hộ khác được hướng dẫn úm vịt, tiêm vắc xin đúng thời điểm, nhận biết các dấu hiệu của vịt và cho vịt ăn theo bảng định lượng từng ngày phát triển. Nhờ sự đồng hành sát sao này, đàn vịt của các nhà lớn rất nhanh và cho trọng lượng trung bình mỗi con đạt 3 kg sau 50 ngày. Không chỉ dừng lại ở đó, đến ngày xuất chuồng, cán bộ Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam còn giới thiệu thương lái đến tận nhà các hộ dân để thu mua vịt. Với số tiền thu về, bà Tý khấp khởi vui mừng khi có thể mua được quần áo mới và sữa cho cháu. Bà cũng giữ lại một số vịt nhỏ để nuôi lấy thịt, giúp cải thiện bữa cơm cho cả gia đình và đặc biệt là dinh dưỡng cho cháu nhỏ. Còn với bà Bun, số tiền bán vịt tuy không quá lớn nhưng đã giúp bà trả được món nợ lâu năm của gia đình và các khoản thuốc men của cháu gái. “Sau khi bán vịt, việc đầu tiên tôi làm là mua cho cháu một chiếc bàn học mới. Đây là mơ ước của cháu bấy lâu mà mãi tận bây giờ tôi mới có thể thực hiện được. Với số tiền còn lại, tôi sẽ tiếp tục mua vịt giống để chăn nuôi. Giờ tôi tự tin hơn rất nhiều vì đã nắm vững kỹ thuật và trực tiếp trải nghiệm hiệu quả của mô hình chăn nuôi này. Tôi tin rằng nếu mình tiếp tục lao động chăm chỉ và không ngừng cố gắng học hỏi, tương lai của gia đình tôi sẽ ngày một tốt hơn”, bà Bun phấn khởi chia sẻ. Ông Hồ Văn Hùng, đại diện Ban Quản Lý Dự án huyện Thường Xuân chia sẻ: “Nhờ có sự hỗ trợ của World Vision Việt Nam và Tập đoàn Mavin mà người dân tại đây được trang bị thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng chăn nuôi. Chỉ sau một năm triển khai Chương trình tại Thường Xuân, người dân đã thấy được kết quả khả quan và mạnh dạn đầu tư để thúc đẩy chăn nuôi, phát triển kinh tế tại địa phương, từ đó góp phần cải thiện an sinh cho trẻ em và cộng đồng. Về phía chính quyền, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ mô hình này trong những năm tiếp theo”. “Tôi vui lắm cô chú ạ. Cách chăn nuôi mới và khoa học mà các cô chú Tầm nhìn và Mavin hướng dẫn rất phù hợp với điều kiện kinh tế của những hộ nghèo như gia đình tôi. Giờ tôi và các hộ trong Chương trình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các hộ khác trong thôn để cùng chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình và chăm lo tốt hơn cho con cái”, bà Tý vui vẻ nói. “Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi Giá trị là minh chứng cho cam kết theo đuổi một nền nông nghiệp xanh của World Vision Việt Nam, Tập đoàn Mavin, chính quyền địa phương và cộng đồng, thông qua việc chăn nuôi hữu cơ và chất lượng cao. Về lâu dài, điều này sẽ giúp cộng đồng hưởng lợi xây dựng thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực chăn nuôi vịt với các thương lái và người mua, đóng góp vào tính bền vững của Chương trình”, ông Phạm Văn Vinh, Quản lý Chương trình Sinh kế, Tổ chức World Vision Việt Nam chia sẻ. Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình nghèo với ngân sách hơn 2,29 tỷ đồng do Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2024. Trong năm 2022, Chương trình đã cung cấp 12.000 vịt giống, hơn 40 tấn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 120 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức World Vision Việt Nam nguồn: …

Tin mớiadmin03/08/2022
100% hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tiếp nhận qua một cửa quốc gia
100% hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tiếp nhận qua một cửa quốc gia

Cục Chăn nuôi vừa báo cáo kết quả hoạt động trong công tác chỉ đạo điều hành năm 2020, trong đó cải cách hành chính đạt được những kết quả nổi bật. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, xác định cải cách hành chính là nội dung rất quan trọng nên Cục đã sớm xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 thông qua việc ban hành Quyết định số 495/QĐCN-VP ngày 04/12/2013. Đến nay, phần lớn các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra trong kế hoạch. Trong đó, về cải cách thể chế, 02/02 văn bản trong Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT đã được phân công cụ thể cho các đơn vị liên quan thuộc Cục soạn thảo. Về cải cách tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ được Bộ giao tại Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCCB ngày 2/7/2019, Cục đã ban hành Quyết định số 56/QĐCN-VP ngày 24/3/2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các phòng, văn phòng trực thuộc Cục Chăn nuôi. Trong đó, kiện toàn bộ máy, sắp xếp lại tổ chức các phòng, chuyên nghiệp hóa các đơn vị… nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý và quy định của Luật Chăn nuôi. Về cải cách tài chính công, Cục Chăn nuôi tiếp tục triển khai Nghị định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; thực hiện tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ (tính từ 01/01/2020 đến hết ngày 15/12/2020): 84 hồ sơ nhập khẩu lần đầu đực giống, tinh phôi, giống gia súc; 11.033 hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thắc ăn chăn nuôi nhập khẩu. Công bố thông tin thức ăn bổ sung sản xuất trong nước (trực tuyến): 765 hồ sơ (bao gồm Đăng ký lưu hành sản phẩm mới, Điều chỉnh thông tin sản phẩm, Đăng ký lại thức ăn chăn nuôi); Công bố thông tin thức ăn bổ sung sản xuất nhập khẩu trực tuyến): 939 hồ sơ (bao gôm Đăng ký lưu hành sản phẩm mới, Điều chỉnh thông tin sản phẩm, Đăng ký lại thức ăn chăn nuôi). Miễn giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: 786 hồ sơ; Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa: 18 hồ sơ. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN-PTNT: 91 hồ sơ; Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa: 23 hồ sơ và Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu (CFS): 76 hồ sơ. Năm 2021, Cục Chăn nuôi xác định cần tập trung thực hiện đúng tiến độ xây dựng văn bản Cục đã đăng ký trong kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ. Nâng cao chất lượng văn bản, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách mới. Thực hiện tốt Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Đặc biệt, Cục Chăn nuôi xác định nội dung trọng tâm là triển khai tốt mô hình “Một cửa, cơ chế một cửa quốc gia và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại Cục. Thực hiện tốt các quy trình giải quyết công việc theo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong lĩnh vực tham mưu giúp Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính. Về hiện đại hóa hành chính, Cục Chăn nuôi tích cực triển khai xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tổng kết, kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ, đến nay Cục Chăn nuôi đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu 100% tiếp nhận và trả kết quả qua hệ thống một cửa quốc gia. Hiện Cục Chăn nuôi đang tiếp tục triển khai qua một cửa quốc gia và dịch vụ công trực tuyến các thủ tục như: cấp phép về nhập khẩu tinh, giống của các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, phân tích mẫu dịch vụ và xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn …

TT thị trườngadmin27/07/2022
Giảm lệ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Giảm lệ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Trong tổng số 35 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sử dụng trong nước hàng năm, Việt Nam chỉ tự chủ được khoảng 13,1 triệu tấn (chiếm 37%), còn lại phải nhập khẩu. Bài 1: Phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nước ngoài Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 60 – 70% giá thành sản phẩm Từ tháng 7/2020, khi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (chủ yếu nhập khẩu) liên tục tăng cao, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đưa ra giải pháp góp phần nâng cao tính tự chủ nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Có thể nói, chăn nuôi là một ngành kinh tế và kỹ thuật, có mối quan hệ hữu cơ với ngành trồng trọt, thủy sản và công nghiệp chế biến. Sản phẩm đầu ra của ngành trồng trọt và thủy sản là đầu vào của ngành chăn nuôi (ngô, sắn, thóc, đậu tương, đầu tôm, đầu, ruột cá…) còn sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi được tái sử dụng để làm phân bón. Hiện nay, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 60 – 70% giá thành sản phẩm. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm thịt lợn, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 59 – 65%, chi phí giống chiếm 22 – 24%, còn lại là các chi phí khác (khấu hao thiết bị, chuồng trại, điện, nhân công, thuốc thú y…). Đối với sản phẩm gia cầm, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm từ 69 – 75% giá thành. Do đó, đối với lợn và gia cầm, thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất. Hiện nay, trong tổng số 35 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sử dụng trong nước hàng năm, Việt Nam chỉ tự chủ được khoảng 13,1 triệu tấn (chiếm 37%), 21,9 triệu tấn còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm 63%). Do đó, ngành chăn nuôi phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu rất lớn. Đặc biệt, trong tổng số 21,9 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 chủ yếu để phục vụ chăn nuôi lợn (chiếm 55,7%) và gia cầm (40,6%), còn lại là các vật nuôi khác. Trong cơ cấu sản lượng thịt sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam, tỷ lệ thịt lợn chiếm 62% (trong khi bình quân của thế giới chỉ khoảng 38%); Như vậy, thông qua việc cơ cấu lại giỏ thực phẩm theo hướng giảm tỷ lệ sử dụng thịt lợn, tăng tỷ lệ sử dụng thịt gia cầm và động vật nhai lại, chúng ta sẽ từng bước giảm lệ thuộc vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu. Nguồn cung trong nước hạn chế Về nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có 4 nhóm sản phẩm chính là lúa, ngô, đậu tương và sắn. Chúng ta có khoảng 42,8 triệu tấn lúa (trong đó khoảng 4 – 5 triệu tấn cám gạo dùng cho chăn nuôi và xuất khẩu). Song song với đó, chúng ta có 43 triệu tấn rơm. Đối với nguyên liệu từ cây ngô, chúng ta có khoảng 942.000ha sản xuất với sản lượng khoảng 4,8 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Đối với cây sắn, diện tích trồng hiện nay hơn 500.000ha, tạo ra sản lượng khoảng 10,5 triệu tấn củ tươi. Tuy nhiên, năm 2021, chúng ta xuất khẩu 1,2 tỷ USD đối với sản phẩm từ củ sắn. Còn đối với nhóm nguyên liệu từ đậu tương, chúng ta không xác định đây là lợi thế vì tổng diện tích trồng cả nước chỉ khoảng 42.000ha, chiếm tỷ trọng rất ít. Về nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật gồm có hai nhóm. Nhóm thứ nhất là từ phụ phẩm thủy sản (sản lượng hơn 1 triệu tấn), chúng ta cơ bản đã tận dụng hết để chế biến làm thực phẩm chức năng và sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (như đầu tôm, đầu cá…). Đối với nhóm phụ phẩm giết mổ gia súc, gia cầm (gồm nội tạng và máu), ở các nước phát triển thường sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi, nhưng người Việt Nam vẫn có nhu cầu sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, do đó việc thu mua các nguyên liệu này gặp phải khó khăn vì giá thành rất cao. Hiện nay, ngành chăn nuôi có hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ, tạo hành lang pháp lý phát triển. Việt Nam là quốc gia có ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng thứ nhất Đông Nam Á và thứ 2 của châu Á. Thiết bị, công nghệ áp dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng hiện đại và sớm tự động hóa cao. Tuy nhiên, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong nước còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, nhất là thức ăn tinh chịu tác động trực tiếp từ nguyên liệu thức ăn trên thế giới. Năng lực sản xuất nhiều nguyên liệu thức ăn vẫn còn hạn chế như ngũ cốc và phụ phẩm để sản xuất một số loại thức ăn bổ sung. Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này không nhiều, vì thị trường của chúng ta khá nhỏ và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thức ăn bổ sung sản xuất tại Trung Quốc, EU. Không những thế, chi phí sản xuất và thương mại thức ăn chăn nuôi còn lớn do nhiều khâu trung gian từ nhà máy đến các trang trại. Từ tháng 10/2020, khi giá thức ăn chăn nuôi thế giới và trong nước biến động, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ giảm mức thuế xuất thuế nhập khẩu MFN đối với lúa mỳ và ngô. Cụ thể, đối với mặt hàng lúa mỳ, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 3% xuống 0%. Đối với mặt hàng ngô, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 5% xuống 3%. Qua đó góp phần giảm chi phí trong chăn nuôi. Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Đồng Thái – Phạm Hiếu …

Tin mớiadmin18/07/2022
Ngành Chăn nuôi đạt được kết quả cao trong 6 tháng đầu năm 2022
Ngành Chăn nuôi đạt được kết quả cao trong 6 tháng đầu năm 2022

Ngày 12/7, tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi tổ chức Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đến dự, chủ trì Hội nghị. Năm 2022, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh, giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng cao… Ngành Chăn nuôi nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, cử tri và nhân dân cả nước. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi đã chủ động tham mưu, chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Khối Chăn nuôi và các cơ quan liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ được Bộ giao và một số nội dung trọng tâm theo yêu cầu thực tiễn quản lý ngành. Để kịp thời nắm bắt tình hình, bám sát tiến độ và trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ Cục Chăn nuôi đã tham mưu Lãnh đạo Bộ chủ trì 06 hội nghị giao ban khối với sự tham gia của các đơn vị trong khối chăn nuôi thuộc Bộ (Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến và PTTTNS, Vụ KH&CN, Viện Chăn nuôi, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Khoa Chăn nuôi – Học viện NNVN). Định kỳ hằng tháng, Cục Chăn nuôi cũng tổ chức các cuộc họp giao ban Cục để phổ biến chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm Bộ giao cho Cục tại các cuộc họp giao ban Bộ, giao ban Khối chăn nuôi. Ngoài ra, đã tham mưu Bộ tổ chức 02 hội nghị với sự tham gia của các cơ quan liên quan trong và ngoài Bộ, các Sở Nông nghiệp và PTNT, một số doanh nghiệp, hội, hiệp hội và tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi… họp bàn về giải pháp phát triển chăn nuôi lợn và ổn định sản xuất, kiểm soát giá cả thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước. Trong 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên, Bộ đã tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh trên đàn vật nuôi nên chăn nuôi phát triển ổn định, người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tốt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê so với cùng kỳ năm 2021, tại thời điểm tháng 6/2022, tổng đàn lợn ước tính tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng khoảng 2,12 triệu tấn (tăng 5,7%); đàn gia cầm tăng 1,2%, sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng khoảng 980 ngàn tấn (tăng 5,2%), sản lượng trứng khoảng 8,8 tỷ quả (tăng 4,8%); tổng đàn bò tăng 2,2%, sản lượng thịt bò hơi khoảng 241,2 ngàn tấn (tăng 4,4%), sản lượng sữa tươi khoảng 617,8 triệu lít (tăng 10,1%); tổng số trâu giảm 1,4%, tuy nhiên sản lượng thịt trâu hơi khoảng 62 ngàn tấn (tăng 1,8%). Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi đạt 5,7% (toàn ngành nông nghiệp đạt 2,8%). Sản lượng TACN công nghiệp 6 tháng năm 2022 ước đạt 10,5 triệu tấn tương đương so với 6 tháng đầu năm 2021; trong đó thức ăn cho lợn (chiếm khoảng 55% tổng sản lượng) tăng khoảng 13,2%, cho gia cầm (chiếm 40%) giảm khoảng 8,6%, loại khác (chiếm 5%) giảm khoảng 12,5%. Trong 6 tháng cuối năm 2022, tập trung nguồn lực triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác của Cục Chăn nuôi năm 2022 (tại văn bản số 89/CNKHTH ngày 27/01/2022) và các nhiệm vụ phát sinh trong thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, cụ thể: Chỉ đạo phát triển sản xuất đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Đề án; Cải cách hành chính; Tổ chức các hội nghị; Hợp tác quốc tế lĩnh vực chăn nuôi; Các công tác khác. Để đảm bảo tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi góp phần tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp năm 2022, cần tăng cường chỉ đạo điều hành sản xuất chăn nuôi nhằm đạt được mục tiêu là tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2022 đạt khoảng 5,0-5,5% so với năm 2021, sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (trong đó sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,2 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn), sữa tươi 1,24 triệu tấn tăng 7,3%, trứng 18,4 tỷ quả, tăng 5%. Ngọc …

Tin mớiadmin13/07/2022
Chuyển đổi số trong Nông nghiệp - Ngành Chăn nuôi với những bước đi tiên phong
Chuyển đổi số trong Nông nghiệp – Ngành Chăn nuôi với những bước đi tiên phong

Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số trong Nông nghiệp – Ngành Chăn nuôi với những bước đi tiên phong” với sự tham gia của chuyên gia Tổ Chuyển đổi số Cục Chăn nuôi và đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Truyền hình Nông Nghiệp …

Tin mớiadmin11/07/2022
Quảng Ngãi: Đẩy mạnh công tác lai tạo giống bò thịt chất lượng cao
Quảng Ngãi: Đẩy mạnh công tác lai tạo giống bò thịt chất lượng cao

Nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò thịt và công tác lai tạo giống bò chất lượng cao tại Quảng Ngãi, năm 2018 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã ký hợp đồng với Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của một số con lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman” tại huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2018-2022. Sau 5 năm thực hiện Đề tài, ngày 23/6/2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương tổ chức hội thảo “Khoa học và Công nghệ về nuôi bò thịt khu vực miền Trung” với hơn 170 người tham dự. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống Trong 5 năm qua (2018-2022), Quảng Ngãi đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh. Các chương trình, dự án, đề tài khoa học đã tạo điều kiện đẩy mạnh công tác lai tạo các giống bò thịt, phát triển các giống cỏ trồng cho năng suất chất lượng cao, từng bước nâng cao trình độ chăn nuôi của người dân, từ đó góp phần tạo chuyển biến lớn trong ngành chăn nuôi bò thịt tại các địa bàn trên toàn tỉnh. Theo thống kê, đàn bò lai nuôi trong nông hộ chủ yếu là con lai các giống bò có chất lượng cao như: lai BBB chiếm 47,8%, lai Brahman và lai Sind chiếm 34,7%, lai Charolais chiếm 7,8% và lai Droughtmaster chiếm 7,9% tổng đàn. Đàn bò thịt từ 12-18 tháng tuổi của nông hộ chủ yếu là lai BBB chiếm tỷ lệ 67,8% và lai Charolais chiếm 7,4%. Năm 2021, tổng số lượng trâu, bò trong cả nước đạt 8,66 triệu con, tổng sản lượng thịt trâu, bò xuất chuồng đạt 555,97 nghìn tấn, so với năm 2019 đã tăng 200 nghìn con và sản lượng thịt tăng 106,2 nghìn tấn, nhưng chỉ mới đáp ứng được 30-35% nhu cầu thịt. Theo báo cáo tại hội thảo, tiến sĩ Phùng Thế Hải – PGĐ Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, cho biết, bò Red Angus vùng ôn đới, nổi tiếng với chất lượng thịt cao, có vân mỡ xen kẽ; bò Droughtmaster sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nóng vùng nhiệt đới, tận dụng tốt đồng cỏ nghèo nàn, chịu kham khổ, sinh sản tốt; bò Charolais với tầm vóc lớn, cơ bắp phát triển, tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh cao. Các công thức lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster và Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu tại cả 3 miền. Công thức bò lai giữa bò đực giống Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong các công thức lai từ sinh trưởng phát triển, tăng khối lượng khi vỗ béo và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Con cái lai giữa Red Angus và Droughtmaster với bò cái lai Brahman có khả năng sinh sản tốt, chính vì vậy, con cái của cặp lai này được sinh ra có thể được giữ lại làm cái nền phục vụ tái đàn. Hiệu quả kinh tế Theo kết quả các dự án, đề tài triển khai tại các địa phương trên toàn tỉnh cho thấy, khối lượng bê sơ sinh và bò đực lúc 18 tháng tuổi của các tổ hợp lai giữa bò cái lai Brahman với bò đực giống BBB, Charolais, Red Angus và Droughtmaster lần lượt là 29,8kg và 425kg, 28,6kg và 410kg, 27,5kg và 382kg, 27,2kg và 356kg. Bò đực lai các giống chuyên thịt nuôi vỗ béo từ 18-21 tháng tuổi đạt tăng trọng bình quân từ 1.200-1.300 gam/con/ngày. Tốc độ tăng trọng của con lai phụ thuộc rất lớn vào chất lượng con giống và chế độ nuôi dưỡng của từng hộ nuôi. Sau khi trừ các khoản chi phí về thức ăn, khấu hao chuồng trại và công lao động hộ chăn nuôi cũng thu lãi từ 500-600.000 đồng/tháng/con. Riêng Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của một số con lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman (2018-2022) triển khai tại xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, đã sinh sản và chọn lọc được 78 con bê lai, trong đó 26 con bê Red Angus; 26 con bê Droughtmaster; 26 con bê Charolai, đàn bê sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%. Hiện nay số bê lai các hộ chăn nuôi đã bán được giá cao trên 50 triệu đồng/con. Giải pháp nâng cao hiệu quả Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Tuấn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, để ngành chăn nuôi bò thịt trong tỉnh phát triển một cách bền vững, cần có những giải pháp lâu dài, sự đồng bộ và tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà “Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà chăn nuôi”. Cần phát triển phương thức chăn nuôi tập trung, nâng cao năng suất, tăng chất lượng, tạo sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Chủ động đảm bảo nguồn thức ăn cho bò, sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp, phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm nhập khẩu, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi. Nên khuyến khích người chăn nuôi sử dụng các giống mới năng suất cao, thường xuyên cập nhật những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới, sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm tạo sản phẩm an toàn, giảm ô nhiễm môi trường. Chú trọng hơn nữa công tác phòng bệnh cho vật nuôi, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ trong chăn nuôi; đặc biệt phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, bệnh thường xảy ra để giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Tăng cường tiếp cận thị trường và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Từ kết quả các chương trình dự án, đề tài khoa học đã tạo ra đàn bò thịt chất lượng cao được nuôi trong nông hộ, giúp cho người nông dân thay đổi quan điểm, kỹ thuật chăn nuôi, dần dần chuyển đổi theo hướng tiếp cận thị trường mục tiêu và xem chăn nuôi bò là hoạt động sinh kế quan trọng của gia đình. Hiện nay có nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang áp dụng các hoạt động dự án và đã xuất hiện các gia trại, trang trại chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo chuỗi giá trị, nâng cao tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đây là giải pháp quan trọng để nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Huyền …

Tin mớiadmin07/07/2022
Xu thế thay kháng sinh trong chăn nuôi bằng phụ gia
Xu thế thay kháng sinh trong chăn nuôi bằng phụ gia

Trước tình trạng kháng kháng sinh ở mức báo động, phụ gia thức ăn chăn nuôi được kỳ vọng sẽ dần thay thế kháng sinh để hướng đến phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Thực trạng báo động kháng kháng sinh ở vật nuôi Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới. Thông tin công bố tại hội thảo “Thực trạng kháng kháng sinh và giải pháp sử dụng chế phẩm thay thế trong chăn nuôi” do do Công ty CP Vietko Bio (Hàn Quốc) đã kết hợp với Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên tổ chức tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cho biết, theo thống kê, có đến 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc, tuy nhiên, số thuốc này không được quản lý chặt chẽ trong việc tiêu thụ. Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia súc và gia cầm đang ở mức báo động, do việc giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế, đồng thời, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Một kết quả khảo sát của ngành y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy, nhận thức về kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Người dân mua kháng sinh tại các nhà thuốc dễ như mua rau ngoài chợ. Sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không đúng qui định, chỉ định cho vật nuôi, gây tồn dư thuốc trong cơ thể vật nuôi, tăng nguy cơ kháng thuốc cho con người khi ăn thức ăn có nguồn gốc từ các vật nuôi này. Không ít hộ chăn nuôi, trang trại, không đợi vật nuôi đào thải hết kháng sinh đã xuất bán tạo ra những tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Do đó, việc trang bị kiến thức về kháng kháng sinh cho nông dân và vô cùng quan trọng để ngành chăn nuôi có thể phát triển một cách bền vững và cung cấp ra thị trường các sản phẩm an toàn. Theo PGS. TS Nguyễn Quang Tính, giảng viên cao cấp trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, trước thực trạng kháng kháng sinh đang có chiều hướng gia tăng, việc chủ động sử dụng các chế phẩm, phụ gia trong thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ giúp đảm bảo an toàn cho vật nuôi cũng như người tiêu dùng. Việt Nam nhập khẩu tới 1 tỷ USD phụ gia ngành chăn nuôi mỗi năm Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 700.000 tấn phụ gia thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, tương đương 1 tỷ USD. Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng nước ta hiện chưa chủ động sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi. Hiện một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đang xúc tiến nghiên cứu, hợp tác đầu tư nhằm sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi ngay tại nước ta để giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm giúp người nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất. Theo đại diện Khoa Chăn nuôi và Thú y, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên về giải pháp sử dụng chế phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nhằm khắc phục tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. Theo đó, đơn vị này công bố công trình thí nghiệm xây dựng quy trình sử dụng và khuyến cáo sử dụng đối với sản phẩm DMFARM và DCS682 của Công ty Cổ phần Vietko Bio, giúp vật nuôi tăng kháng thể, từ đó giảm thiểu, thay thế dần kháng sinh trong chăn nuôi. Việc thí nghiệm này đã được triển khai thực tế trên đàn vật nuôi của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh). Đại diện Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường chia sẻ, khi áp dụng quy trình sử dụng sản phẩm DMFARM và DCS682 của Công ty CP Vietko Bio theo quy trình và khuyến cáo của Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên giúp vật nuôi kích thích thèm ăn, hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, ức chế vi khuẩn có hại, từ đó tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí chăn nuôi. Ông Jo Wan Su, Tổng Giám Đốc Công ty cổ Phần Vietko Bio cho biết, doanh nghiệp đã bắt đầu việc đầu tư với mong muốn mang những sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi tốt nhất được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến ở Hàn Quốc đến Việt Nam. Thời gian tới, công ty sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật để có thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ngay tại Việt Nam. “Hiện tại ở thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi, nhưng công nghệ sản xuất vẫn chưa được tốt như những nước tiên tiến khác. Với suy nghĩ phải đóng góp điều gì đó cho các nhà nông Việt, tôi sẽ mang những sản phẩm vượt trội từ Hàn Quốc để cung cấp cho nhà nông Việt”, ông Jo Wan Su nhấn mạnh. PGS. TS Nguyễn Quang Tính, Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho rằng, thời gian tới, các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi sẽ dần thay thế các loại kháng sinh, giúp đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, giảm tồn dư kháng sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng. Kết quả thử nghiệm tại một số hộ chăn nuôi tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội cho thấy, đàn gà sử dụng DCS 682 đi phân khuôn, giảm tiêu chảy, giảm mùi hôi chuồng trại, lông bóng mượt, ăn uống tốt. Đối với sản phẩm DMFarm trên đàn lợn cho thấy, sau 124 ngày nuôi, tăng trọng tích lũy ở đàn lợn sử dụng DMFarm cao hơn từ 5-8kg/con, giúp đàn lợn giảm tổng số vi khuẩn E.coli trong đường tiêu hóa 93,7%, giảm được 100% vi khuẩn Salmonella có hại, giúp hệ tiêu hóa ổn định, đàn lợn phát triển tốt, cho sản phẩm thịt tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nguyễn Thành – Vũ …

Tin mớiadmin04/07/2022
200 doanh nghiệp lớn của 25 nước sẽ tham gia một triển lãm quốc tế lớn về chăn nuôi
200 doanh nghiệp lớn của 25 nước sẽ tham gia một triển lãm quốc tế lớn về chăn nuôi

Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đánh giá, triển lãm ILDEX Việt Nam 2022 sẽ mở ra cơ hội cho các hộ chăn nuôi, các doanh nghiệp trong nước hợp tác đầu tư, vượt qua thách thức. Ngày 30/6, Bộ NNPTNT phối hợp tổ chức hội nghị giới thiệu triển lãm ILDEX Việt Nam 2022. Đây là triển lãm quốc tế lần thứ 8 về chăn nuôi, thú y, sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam sẽ diễn ra tại TP.HCM. Thách thức của ngành chăn nuôi Ông Dương Tất Thắng cho biết, nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là ngành nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia. Ngành chăn nuôi tạo sinh kế gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, đóng góp 25,2% vào GDP nông nghiệp. “Vì thế, công tác xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư luôn có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển ngành”, ông Thắng nói. Theo lãnh đạo ngành chăn nuôi, bên cạnh những thành tựu, chăn nuôi Việt Nam đang còn nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh mới, ngành chăn nuôi sẽ đối diện với nhiều thách thức mới. Trong đó, toàn cầu hóa thị trường xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại tác động lớn các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng diễn ra căng thẳng khi Việt Nam là thành viên, đối tác tham gia 17 hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng phải ngon hơn, an toàn thực phẩm cao hơn, giá thành sản xuất phải rẻ hơn mới tạo được lợi thế cạnh tranh. Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên người (như dịch Covid-19) và động vật (Dịch tả lợn châu Phi – ASF) đang diễn biến phức tạp, khó lường. Điều này tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu, làm phát sinh những biến động lớn của thị trường. “Mặc đù đã có vaccine nhưng các biến chủng virus rất nhanh và khó lường. Người dân và doanh nghiệp không dám chủ quan”, ông Thắng nói. Triển lãm ILDEX Vietnam 2022 khai mạc vào tháng 8/2022 Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ 4.0, các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiêp tuần hoàn, nông nghiệp số đang phát triển mạnh. Ông Thắng lưu ý, nếu ngành chăn nuôi Việt Nam không đổi mới sáng tạo và bắt kịp xu hướng phát triển thì không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước những thách thức nêu trên, ông Thắng cho biết, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải thay đổi, thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, tập trung kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, tối ưu hóa quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường. “Triển lãm ILDEX Vietnam 2022, sự kiện lớn nhất trong năm của ngành chăn nuôi sẽ là cơ hội mở ra cho nông hộ, doanh nghiệp chăn nuôi trong nước và nước ngoài hợp tác, đầu tư cùng phát triển”, ông Thắng chia sẻ. Ông Igor Palka – Giám đốc điều hành VNU Châu Á Thái Bình Dương, đơn vị đồng tổ chức cho biết, Việt Nam là nơi gia súc, gia cầm được tiêu thụ và nhu cầu thịt đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Tháng 8 tới đây là thời điểm thích hợp để Triển lãm ILDEX lần thứ 8 tổ chức tại Việt Nam, đặc biệt là sau một thời gian tạm dừng cho dịch Covid-19. Với hơn 150 thương hiệu trong khu vực và quốc tế tham gia, đến từ 30 nước, tôi tin Triển lãm ILDEX Vietnam 2022 sẽ là cầu nối giữa doanh nhân quốc tế trong ngành chăn nuôi và Việt Nam cũng như các đối tác tham gia”, ông Igor Palka nói. Nguyên …

Tin mớiadmin30/06/2022
Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu
Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Lê Quốc Doanh đã có buổi Hội đàm với Ông Jason Hafemeister, Quyền Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Việt Nam luôn coi trọng và đánh giá cao hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tin tưởng rằng với nỗ lực của cả hai phía, thương mại nông sản hai nước sẽ tiếp tục tăng trưởng, mang lại những lợi ích rõ ràng cho hai nước. Về mở cửa thị trường quả và sản phẩm cây trồng, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Việt Nam đã cho phép Hoa Kỳ xuất khẩu 171 loại hạt giống cây trồng, 1 loại củ tươi (khoai tây), 12 loại cỏ và hạt giống cỏ, hom cỏ giống, hạt lúa miến và 6 loại quả tươi. Hiện, Việt Nam đang phối hợp với Hoa Kỳ làm thủ tục mở cửa thị trường đối với quả bưởi chùm, chanh, quýt, xuân đào, mận Nhật Bản và mơ có xuất xứ Hoa Kỳ. Để tiếp nối những nỗ lực đó, Thứ trưởng kiến nghị Ông Jason Hafemeister thúc đẩy tiến độ, sớm hoàn thành mở cửa thị trường đối với trái bưởi của Việt Nam. Về vấn đề biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định, Việt Nam muốn trở thành quốc gia có trách nhiệm đối với an ninh lương thực và môi trường toàn cầu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu do Hoa Kỳ tổ chức tháng 4/2021, Việt Nam đã cam kết đến 2030 sẽ giảm phát thải khí Mê-tan trong sản xuất nông nghiệp đến 10% và triển khai chương trình trồng Một tỷ cây xanh đến 2025. Tại Cop26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan đến ngành nông nghiệp là sáng kiến “Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu” và “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Việt Nam cũng tham gia cùng Hoa Kỳ và các nước, tổ chức quốc tế thực hiện nhiều sáng kiến chung như sáng kiến Đổi mới nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu (AIM4C) ; Liên minh hành động “Thúc đẩy tăng trưởng năng suất bền vững cho an ninh lương thực và bảo tồn tài nguyên” (SPG); thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo về công nghệ thực phẩm; sáng kiến “100 triệu nông dân sản xuất không phát thải”; Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính, lâm nghiệp; Chăn nuôi bò sữa không phát thải; Dự án các chiến lược chuyển đổi để tăng cường quản lý rủi ro sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi. Các sáng kiến và dự án này đều nhằm mục đích quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp Mỹ thành lập Nhóm công tác chung về Biến đổi khí hậu và đang xây dựng Kế hoạch hành động để triển khai các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Ông Jason Hafemeister quan tâm hỗ trợ các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật thông qua các sáng kiến và hành động cụ thể để Việt Nam có thể tăng cường năng lực và thực hiện thành công các sáng kiến toàn cầu, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Cop26, đặc biệt là đẩy nhanh thực hiện các sáng kiến Hoa Kỳ khởi xướng như AIM4C, SPG, Chăn nuôi bò sữa không phát thải. Về vắc-xin dịch tả lợn châu Phi (ASF), Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Bộ NN-PTNT đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin ASF. Đến nay, có doanh nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất thành công và được Bộ cấp Giấy chứng nhận lưu hành vắc-xin ASF. Việc nghiên cứu, sản xuất thành công vắc-xin thương mại phòng bệnh AFS ghi nhận nỗ lực hợp tác của Bộ Nông nghiệp hai bên, góp phần quan trọng trong phòng chống dịch bệnh. Ông Jason Hafemeister, Quyền Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khẳng định: Trong những năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những kết quả hợp tác rất tốt đẹp trong lĩnh vực nông nghiệp. Kế thừa những thành quả này, ông mong muốn tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. Theo Ông Jason Hafemeister, động lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên dựa trên tính bền vững và an ninh lương thực. Tính bền vững dựa trên 3 trụ cột chính là Kinh tế, xã hội và môi trường. Về an ninh lương thực, cuộc xung đột Nga – Ucraina và hậu quả của đại dịch Covid-19 khiến giá hàng hóa tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng. Các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực đưa ra giải pháp tăng nguồn cung lương thực thực phẩm, vượt qua thách thức kép này. Theo Ông Jason Hafemeister, trong chương trình hợp tác hiện tại trong lĩnh vực lâm nghiệp, biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí mê-tan, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những hoạt động đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp để giảm chi phí sản xuất và giảm tác động đến môi trường. Đây là những ý tưởng được đưa vào trong các chương trình hợp tác song phương và đa phương của Hoa Kỳ. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tin tưởng rằng Thứ trưởng Jason Hafemeister sẽ đóng vai trò rất quan trọng và tích cực làm cầu nối thúc đẩy hợp tác nông nghiệp và thương mại nông lâm thủy sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. …

Tin mớiadmin30/06/2022
Toàn ngành nông nghiệp đạt được kết quả cao trong 6 tháng đầu năm 2022
Toàn ngành nông nghiệp đạt được kết quả cao trong 6 tháng đầu năm 2022

Ngày 28/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối 2022. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN-PTNT cho biết: Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022 trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, tác động của xung đột Nga – Ukraina làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp tới tăng giá vật tư đầu…; nhưng Bộ, ngành Nông nghiệp và PTNT luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước và đồng hành của các cơ quan truyền thông đã tạo sự đồng thuận xã hội… Nhờ vậy, toàn ngành đạt được những kết quả cao, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (NLTS) 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2,8%; trong đó, nông nghiệp tăng 2,31%, trong đó chăn nuôi tăng 5,7%; lâm nghiệp tăng 4,97%; thủy sản tăng 4,15%. Tốc độ tăng GDP ngành NLTS 6 tháng đầu năm dự kiến đạt khoảng 2,7% – 2,8%; trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,2%; lâm nghiệp tăng khoảng 4,8%; thủy sản tăng  khoảng 4,05%. Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Trong đó nhóm nông sản chính 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3,0; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%. Đóng góp vào thành công đó, có 09 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 01 tỷ USD (cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất); trong đó, cao su, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Mặc dù, 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn nhưng toàn ngành đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt “Mục tiêu kép” như: tăng trưởng GDP cao, trên tất cả các lĩnh vực; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống; giá trị xuất khẩu NLTS đạt ở mức cao, nhất là thặng dư thương mại tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ; Số xã, huyện đạt chuẩn và hoàn thành xây dựng nông thôn mới tăng, sản phẩm đạt chuẩn OCOOP tăng mạnh gần 2000 sản phẩm so với cuối năm 2021; Công tác xây dựng thể, nhất là các chương trình, đề án quan trọng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Bộ chủ trì, tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành làm cơ sở pháp lý, có chế chính sách thúc đẩy phát triển ngành. Về mục tiêu 6 tháng cuối năm 2022, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 toàn ngành 2,8 – 3,0%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,9 – 3,1%. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, việc chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp không phải là câu chuyện nhất thời mà cần phải thay đổi tư duy phát triển, phải tư duy theo hướng tích hợp đa giá trị, tìm ra những giá trị mới.  Cần có sự chuyển động sang nền kinh tế nông nghiệp tiết giảm chi phí đầu vào. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Mỗi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng không thay đổi còn khó khăn hơn nữa. Ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển. …

Tin mớiadmin29/06/2022
Chuyển đổi số giúp ngành chăn nuôi chủ động trong quản lý và dự báo
Chuyển đổi số giúp ngành chăn nuôi chủ động trong quản lý và dự báo

Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi là nền tảng giúp kết nối, chia sẻ thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Dữ liệu phải “đúng – đủ – sạch – sống” Năm 2022, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt với nhiều nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, “thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn” là một trong các giải pháp cốt lõi để thực hiện các nhiệm vụ của ngành. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Huy Dũng, sự ra đời của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi chính là những viên gạch quan trọng đầu tiên tạo nền móng cho quá trình chuyển đổi số của ngành NN-PTNT. Lãnh đạo Bộ TT-TT phân tích thêm, nếu phải lựa chọn 1 từ khoá quan trọng nhất để mô tả về chuyển đổi số đó là dữ liệu. Bởi có dữ liệu cơ quan quản lý mới nhìn thấy được các đối tượng quản lý, mô hình tổ chức, tối ưu hoá vận hành, từng bước thông minh hoá trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, dữ liệu được xác định là quan trọng nhất trong chuyển đổi số. Hạ tầng dữ liệu phải đi nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy. “Dù là cơ sở dữ liệu quốc gia hay cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cũng phải làm theo nguyên tắc “đúng – đủ – sạch – sống”. Trong đó, đúng là thông tin chính xác; đủ là đầy đủ thông tin mà chúng ta cần; sạch là không chứa thông tin rác; sống là luôn luôn cập nhật. Trong 4 nguyên tắc này, sống là quan trọng nhất. Bởi nếu không sống thì 3 nguyên tắc còn lại chắc chắn sẽ không làm được”, Thứ trưởng Bộ TT-TT chia sẻ. Ngoài ra, đối với dữ liệu, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng cần kết nối, liên thông, chia sẻ để tạo ra những giá trị lan tỏa. Thời gian tới, Thứ trưởng mong muốn từng bước triển khai được dữ liệu mở và mở dữ liệu. Từ dữ liệu mở của cơ quan nhà nước sẽ tạo cơ sở cho cộng đồng sáng tạo, đồng thời góp phần phát triển kinh tế số, dữ liệu số. Chăn nuôi, trồng trọt là lĩnh vực tiên phong chuyển đổi số ngành nông nghiệp Với mục tiêu triển triển khai chuyển đổi số nông nghiệp nhanh, đồng bộ và hiệu quả, Bộ NN-PTNT đã xây dựng Đề án chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số. Trong đó, cơ quan nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, quản lý và thúc đẩy, doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong chủ lực, mỗi hợp tác xã và mỗi hộ nông dân là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, kế hoạch chuyển đổi số của Bộ NN-PTNT năm 2022 đã lựa chọn một số lĩnh vực để ưu tiên thực hiện. Trong đó 2 lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt được coi là lĩnh vực tiên phong về chuyển đổi số. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi là bước đi đầu tiên và là yêu cầu cấp thiết để phục vụ công tác quản lý chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi. “Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh trạnh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định. Đồng thời, Thứ trưởng cho rằng, hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi sẽ là nền tảng giúp kết nối, chia sẻ thông tin chủ động hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Hệ thống sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời thông tin về cơ sở chăn nuôi, tổng đàn, sản lượng, sản phẩm, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược phát triển chăn nuôi đặt ra mục tiêu: Trong giai đoạn 2021 – 2025, mức tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình từ 4 đến 5%/năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 63 đến 65%, thịt gia cầm từ 26 đến 28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8 đến 10%. Sản lượng trứng đạt từ 18 đến 19 tỷ quả, sữa: từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn…. Từ việc chuyển đổi số ngành chăn nuôi sẽ góp phần nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi một cách toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường. Đồng thời, giúp các trang trại, hộ chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp; các sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Phạm Hiếu – Huy Bình   …

Tin mớiadmin28/06/2022
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng quá háo hức với nông sản xuất khẩu giá cao
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng quá háo hức với nông sản xuất khẩu giá cao

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói vải thiều xuất Nhật mấy trăm nghìn một cân, nhưng chi phí logistic rất cao, nông dân không nên quá háo hức mà hãy coi trọng thị trường nội địa. Chiều 7/6, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội. 53 đại biểu đăng ký chất vấn, tập trung vào việc chi phí sản xuất nông nghiệp tăng, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát và chất lượng nông sản. Phát biểu mở đầu, ông Hoan bày tỏ mong muốn “phiên chất vấn hôm nay không chỉ dừng lại ở câu hỏi và trả lời, tôi sẽ lắng nghe, ghi nhận, phát hiện thêm vấn đề tồn tại và mới phát sinh”. Trong phần trả lời sau đó, ông Hoan thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm liên quan đến một số vấn đề. Đại biểu Phạm Thị Minh Huệ chất vấn: “Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu phân phối của doanh nghiệp trong nước. Nông sản Việt Nam sang nước ngoài với giá cao, trong khi giá bán ở trong nước còn thấp. Vì vậy thu nhập của nông dân chưa được cải thiện. Giải pháp của Bộ trưởng là gì?”. Bộ trưởng Hoan nói chúng ta hay đặt vấn đề vải thiều xuất qua Nhật mấy trăm nghìn một cân, xoài qua Mỹ giá cao thế, nhưng tại sao thương lái, doanh nghiệp mua của nông dân giá thấp thế? Thực tế để đưa nông sản xuất khẩu, chi phí vận chuyển, logistic rất cao nên nông dân không nên quá háo hức. Quan trọng là giá nông sản xuất khẩu cao có phân bổ lại cho nông dân hay không nếu so với bán nội địa. Ông Hoan dẫn chứng, Bắc Giang xuất khẩu vải thiều qua Mỹ, nhưng nếu cân đối với giá xuất khẩu và giá bán tại Hà Nội và TP HCM thì mới rõ bức tranh. “Có hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng nói với tôi, đất nước mình giàu rồi, tầng lớp trung lưu mình nhiều rồi, sẵn sàng mua nông sản giá cao. Vậy thì thị trường 100 triệu dân Việt Nam nằm ở đâu? Vấn đề là phải tổ chức lại thị trường nông sản trong nước. Muốn xây dựng thương hiệu nông sản ở nước ngoài thì hãy xây dựng thương hiệu trong nước. Niềm tin tiêu dùng nông sản trong nước là bệ đỡ để xuất khẩu nông sản ra thế giới”, ông Hoan nói. Liên quan đến xuất khẩu nông sản, đại biểu Hoàng Anh Công đặt vấn đề, thời gian qua cử tri rất lo lắng tình trạng ùn tắc nông sản tại cửa khẩu phía Bắc. Một trong những nguyên nhân là yêu cầu về chất lượng nông sản của Trung Quốc ngày càng cao. Bộ có giải pháp gì để tăng chất lượng nông sản? Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói ùn ứ nông sản tại cửa khẩu chỉ là đột biến trong thời gian ngắn, do vấn đề kiểm soát dịch bệnh phía Trung Quốc khác với Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đang ngày càng khó tính, chính quyền siết chặt chất lượng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó nông dân Việt Nam chậm thay đổi, vẫn quen Trung Quốc là thị trường dễ tính. Việc này tất nhiên có trách nhiệm của các bộ ngành. Về giải pháp, ông Hoan nói chỉ có cách tổ chức lại ngành hàng sản xuất, thị trường để thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Các bộ Nông nghiệp và Ngoại giao đang xây dựng dự thảo chiến lược xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, để chuyển dần dần, rồi một ngày nào đó nông sản Việt Nam danh chính ngôn thuận nhập khẩu sâu vào nội địa, ở phân khúc thị trường cấp cao. Để làm được điều này đòi hỏi phải chuẩn hóa chất lượng sản phẩm. Đại biểu Dương Khắc Mai nhắc tới điệp khúc được mùa mất giá chưa hồi kết, sản xuất nông nghiệp vẫn theo chiều rộng, tự phát, tiêu thụ phụ thuộc số ít thị trường. “Giải pháp căn cơ nào cho vấn đề nêu trên?”, ông chất vấn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói đây là quy luật kinh tế cung – cầu và phải khống chế quy luật này qua hai cách. Khi dư thừa thì phải tăng chế biến để giảm lượng đưa ra thị trường và chuẩn hóa sản phẩm nông sản để thị trường thông suốt. Giải pháp cho câu chuyện được mùa mất giá là tổ chức lại sản xuất, chuẩn hóa ngành hàng, thông tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa. “Bộ Nông nghiệp nhận khuyết điểm trong điều hành, chuẩn hóa nông sản, chưa tổ chức lại sản xuất thì chưa thành công và đối mặt rủi ro khi không đồng nhất nguyên liệu một loại nông sản và khi đó chưa đồng nhất thương hiệu”, ông nói và cho hay sẽ sớm cùng các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giải quyết việc này. Trả lời đại biểu Vũ Thị Lưu Mai về tính an toàn của sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng Hoan thừa nhận vấn đề khi nào 100 triệu dân Việt Nam được dùng thực phẩm an toàn “là câu hỏi lặp lại rất nhiều từ trước đến nay”. Ông không thoái thác trách nhiệm, nhưng ngành nông nghiệp có tính liên ngành rất cao, có tính hệ thống trên – dưới, trong – ngoài, vận hành theo kinh tế thị trường. Vì vậy, không thể bằng một mệnh lệnh hành chính là có thể thay đổi được. Việt Nam chưa có hệ thống để đánh giá chất lượng nông sản, dẫn đến nền nông nghiệp chưa thoát khỏi lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vấn đề này có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp. Tuy nhiên, bà Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ chưa hài lòng khi Bộ trưởng nói khó trả lời “khi nào, bao giờ” về lời nguyền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Bà Mai đồng ý có quy luật cung cầu, cạnh tranh, nhưng vai trò quản lý Nhà nước trong kinh tế thị trường gồm có kiến tạo, xây dựng, định hướng và dự báo. Như vậy không thể nói là khó xác định được kết quả, trong khi việc này là quy luật tiên tiến, thông lệ quốc tế đang áp dụng. Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, nếu ở vai trò đại biểu ông cũng kỳ vọng như bà Mai. Tuy nhiên, khi nói “khó xác định” không có nghĩa ngành sẽ đứng yên mà trong cái khó phải tìm ra hướng đi. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chính là cách vận động theo xu thế đó, chủ động thích ứng thay đổi chứ không bị động. “Tôi rất chia sẻ với cảm xúc của đại biểu Vũ Thị Lưu Mai. Tôi nói khó đưa ra câu trả lời có vẻ bản thân tôi chưa làm hết trách nhiệm của mình. Tôi sẽ nghiên cứu để trả lời thêm đại biểu”, ông Hoan nói. Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề cập, sau thời gian dài tránh dịch, bộ phận lao động không quay lại đô thị, sau này nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học về quê lập nghiệp, đây là xu hướng mới nhưng cũng là thách thức cho việc tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn. “Cả nền nông nghiệp truyền thống nghìn năm cho đến nay cơ bản là nền nông nghiệp gia công, chế biến thô, giá trị gia tăng thấp. Nông dân chưa giàu được từ nông nghiệp. Bộ trưởng nghĩ gì?”, ông chất vấn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời, thực trạng mà ông Lộc nêu cho thấy nông thôn đã có biến động “cộng và trừ” trước dòng người quay về quê lập nghiệp. Trước đây, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có điểm mới là chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, gồm hợp tác xã, sản phẩm OCOP, khởi nghiệp nông nghiệp và du lịch nông nghiệp. “Chỉ khi đó kinh tế nông thôn mới tạo ra nhiều việc làm, ly nông bất ly hương, để người nông dân ở nông thôn không thể sống bằng nông nghiệp, mà bằng dịch vụ”, ông nói và hy vọng đề án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ tạo ra giá trị mới ở nông thôn. Bộ trưởng Hoan nói thêm, khởi nghiệp trong nông nghiệp không có nghĩa về quê làm nông mà từ sản phẩm nông nghiệp của bà con, các bạn trẻ có thể tận dụng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường, chuyển đổi số… để phát triển các ngành nghề dịch vụ, tạo giá trị gia tăng cao hơn. Chẳng hạn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã từng bước chuyển hóa được nông sản thô sang chế biến, tạo ra nhiều không gian hơn cho phát triển sản phẩm nông nghiệp và bớt đi tình trạng gia công cho nước ngoài. Đại biểu Nguyễn Anh Trí hỏi, Nghị định 67 giúp ngư dân đóng tàu sắt vươn khơi bám biển đã hơn 7 năm, nhiều ngư dân giỏi sau đó mắc nợ. Nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ việc này? Bộ trưởng Hoan đáp, Việt Nam có 800.000 ngư dân thường xuyên ra khơi. Nghị định 67 nhằm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi bám biển, vừa mang tính chất kinh tế, vừa giữ gìn biển đảo. “Tuy nhiên, có những ngư dân giỏi sau này lại khó khăn, nợ ngân hàng. Vấn đề này liên quan đến các thiết chế tài chính, ngân hàng, bảo hiểm”, ông nói và thông tin Bộ đang dự thảo thay thế Nghị định 67. Có rất nhiều bài học được rút ra từ chính sách hỗ trợ này, đầu tiên là chương trình rất lớn, do khách quan nên xây dựng đề án trong thời gian ngắn. “Có cái không lường trước được liên quan đến tổ chức, có trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và các đơn vị khác”, ông Hoan thừa nhận và nói tiếp: “Điều kiện ngư trường lúc đó suy giảm mà chúng ta chưa đủ điều kiện khảo sát. Trong đại dịch Covid-19, các tàu không ra khơi được. Nhiều khó khăn chồng chất cho ngư dân”. Qua chương trình này, ông Hoan cho rằng “không phải cứ có tiền là giải quyết được vấn đề mà phải tổ chức ngành hàng, huấn luyện đội tàu, ngư dân, hệ thống quản lý thủy sản địa phương”. Khâu xét chọn các ngư dân tham gia hưởng chính sách của Nghị định 67 để được vay vốn đóng tàu cần được chặt chẽ hơn. Đơn cử, có khoảng 300 tàu được xây dựng, có chức năng chuyên cung cấp hậu cần cho tàu khác để ngư dân sống dài ngày trên biển hơn. “Nhưng chúng ta không biết rằng tàu cá đã có đối tác chuyên cung cấp hậu cần rồi. Vì vậy, những nhóm tàu được kỳ vọng làm hậu cần thì lại không phát triển được”, ông Hoan phân tích. Tham gia giải trình, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đồng tình với Bộ trưởng Hoan rằng nông nghiệp cần chuyển từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp hàng hóa. Nhưng để chuyển đổi từ sản xuất cái thị trường cần, chứ không phải những thứ truyền thống, theo thói quen là câu chuyện lớn, cần nỗ lực cao. “Nông nghiệp chuyển động theo kinh tế thị trường, nhưng vẫn mang đậm tính tự túc, tự cấp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm chưa theo tín hiệu thị trường”, Bộ trưởng Diên nhận xét. Ông Diên khẳng định, nông sản Việt có thể trở thành hàng hóa bán ra thế giới. Hiện, Việt Nam đã ký 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường rất rộng mở, sản phẩm nông sản vừa qua đã vào được nhiều thị trường khó tính, như Mỹ, EU, Nhật Bản… Sản phẩm xuất khẩu được đã đạt tiêu chuẩn thị trường, người sản xuất hình thành tư duy bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình có. Để hàng hóa nông sản xuất khẩu được nhiều hơn, ông Diên cho biết hai Bộ sẽ làm tốt hơn việc thông tin thị trường, qua đó định hướng vùng trồng, vùng nuôi của các địa phương; đàm phán, khai thác lợi thế các FTA đưa sản phẩm trái cây, vật nuôi vào các nước. Song ở khía cạnh này, ông Diên nói “khá vất vả vì đấu nhau từng tí một”. “Trong đàm phán công thức là bia kèm lạc, tức là họ chấp nhận cho sản phẩm này của ta vào thì ta cũng phải chấp nhận sản phẩm của họ vào thị trường Việt Nam”, ông giải thích. Về đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng cao, như phân bón, xăng dầu…, ông Diên nói đây là thực trạng phổ biến toàn cầu do đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao khi nhiều quốc gia siết chặt các chính sách kích cầu. Nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra, như giảm thuế, giảm lãi suất, tiền điện, hỗ trợ tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế; tăng kiểm tra kiểm soát thị trường, xuất nhập khẩu… Trước những khó khăn hiện nay, Bộ trưởng Công Thương nói sẽ tham mưu Chính phủ, cấp có thẩm quyền nghiên cứu giảm tiếp thuế nếu giá xăng dầu, đầu vào tiếp tục tăng cao hoặc tính tới dùng các công cụ, chính sách, quỹ an sinh để hỗ trợ người dân, người thu nhập thấp. “Chúng ta không hỗ trợ giá mà hỗ trợ an sinh để người dân nói chung, ngư dân vươi khơi bám biển bớt khó khăn”, ông Diên nói. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp lớn có liên quan đến chuyển đổi lực lượng sản xuất, an ninh, chính trị, công ăn việc làm của nông dân. Có nhiều hình thức tập trung đất đai thành công như dồn điền đổi thửa, hợp tác xã liên kết, cho thuê… Thời gian tới, Bộ sẽ có giải pháp về tập trung đất để các doanh nghiệp liên kết với nông dân, làm sao để nông dân ly nông nhưng không ly hương. Hiện có nhiều mô hình hay về doanh nghiệp liên doanh, liên kết gắn với người nông dân, từ giống, phân bón, sản phẩm nông sản… Bộ cũng đang tính toán quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao trong quỹ đất nông nghiệp. Cả nước có 4.700 ha quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, thực tế mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa được quan tâm nhiều. Để phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao và thích ứng biến đổi khí hậu thì phải có đa mục tiêu, tức là kinh tế xanh, phục hồi …

Tin mớiadmin08/06/2022
Toàn văn tham luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Trí thức hoá nông dân
Toàn văn tham luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Trí thức hoá nông dân

Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn tham luận của Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 diễn ra từ ngày 4-10/5. “Nông dân ta giàu, thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh, thì nước ta thịnh”. Đây là lời nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi Điền chủ Nông gia Việt Nam ngày 11-4-1946. Lời dạy đó khởi đầu từ hai chữ “nông dân”, một thành tố đứng giữa cụm từ thân thuộc: “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nhất quán quan điểm xuyên suốt này, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách, khẳng định vai trò, vị thế của nông dân trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sự bền vững, chỉ số tăng trưởng của ngành nông nghiệp, diện mạo, đổi thay tích cực của nông thôn, suy cho cùng, đều xoay quanh người nông dân. Trong khuôn khổ buổi thảo luận hôm nay, tôi xin trình bày những suy nghĩ, góc nhìn mang tính trao đổi, chia sẻ về nông dân, về người dân nông thôn, về hàng chục triệu bà con nông dân thiết thân – những người đầu tiên đặt hạt giống xuống đồng ruộng, thả con giống đầu tiên vào chuồng trại, xuống ao bè, những người bao năm gắn bó trồng cây, giữ rừng, những người ngày ngày vươn khơi, bám biển khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Trước Tết vừa rồi, có nhà báo nêu câu hỏi với tôi: “Nông dân chúng ta giàu hay nghèo? Giải pháp nào để tăng thêm thu nhập cho người nông dân?”. Không dễ để đưa ra câu trả lời chuẩn xác. So với năm 2008, năng suất lao động nông nghiệp đạt 55,9 triệu đồng/ người, cao hơn gấp 04 lần. Thu nhập và đời sống người dân nông thôn đã được cải thiện. Một số hộ nông dân trở nên khá giả và giàu có nhờ vào sản xuất, kinh doanh nông sản. Tuy nhiên, cần bóc tách các lớp lang để thấy rằng, đây là số liệu bình quân, trong khi mức độ phân nhóm nông dân vốn luôn đa dạng và trải rộng, khó mà có thể đưa ra nhận định chung, vì khi ấy có thể đúng với nhóm này, nhưng lại không đúng với nhóm khác. Chỉ số thu nhập bình quân khó lòng phản ánh hết sự bấp bênh trong sinh kế của phần lớn nông dân hay sự chênh lệnh thu nhập giữa các vùng sinh thái, giữa trồng lúa, trồng rừng với canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi khác. Cách tính thu nhập bình quân không còn phù hợp với tư duy tăng trưởng bao trùm – bảo đảm những lợi ích, cơ hội kinh tế từ quá trình tăng trưởng được chia sẻ một cách bình đẳng, hài hoà cho các thành viên trong xã hội. Một lão nông vùng miền Tây sông nước từng bày tỏ nỗi trăn trở: “Tại sao cũng cùng làm nghề nông, mà nông dân ở các nước khác có mức sống khá giả, trong khi nông dân quê mình cần cù, chịu thương, chịu khó, sao mà vẫn nghèo khổ, cơ cực quá?”. Đây là câu hỏi gợi mở ra nhiều vấn đề bắt đầu từ Hội nghị lần này. Đất đai chỉ phát huy giá trị khi người sử dụng đất đủ năng lực tối đa hoá giá trị của đất. Theo số liệu từ Khảo sát mức sống dân cư về giá trị gia tăng bình quân mỗi hec-ta mỗi năm, canh tác lúa thấp hơn từ khoảng 2 đến 3 lần so với canh tác các loại cây trồng khác và nuôi trồng thuỷ sản, và tất yếu là đất sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại giá trị nội sinh thấp hơn so với chuyển đổi sang các ngành kinh tế khác. Ngoài yếu tố khách quan do lợi thế so sánh giữa các khu vực kinh tế, mức chênh lệch đó còn cho thấy giới hạn của người nông dân trong khả năng tạo ra giá trị thặng dư từ đất. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp rất thấp như chúng ta thường đánh giá, trăn trở. Thực trạng đó còn khiến cho gần 85% diện tích đất tự nhiên hiện là đất nông nghiệp, trong đó khoảng 30% đã bị thoái hoá. Nhưng đất đai dù có chai cằn thì vẫn là sinh kế của hàng chục triệu nông dân, những người đã theo Đảng làm nên các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, và khu vực nông thôn là chỗ dựa vững chắc trong các cuộc cách mạng đó. Hiện nay, trong triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, người nông dân lại được xem là chủ thể, được đặt vào vị trí trung tâm. Nhưng muốn thực hiện được vai trò chủ thể và tương xứng với vị trí trung tâm, điều cần làm và phải làm, cần thiết và cấp thiết, người nông dân cần được nâng cao năng lực thông qua tri thức hoá. Ngành nông nghiệp thời gian qua chủ yếu hỗ trợ nông dân sản xuất sao cho tốt nhất, năng suất cao nhất, sản lượng nhiều nhất. Công tác quản lý, điều hành sản xuất được quan tâm sát sao. Cả guồng máy vận hành toàn lực để bảo đảm những vụ mùa bội thu, phòng ngừa dịch bệnh, cung cấp, tiêu thoát nước kịp thời,… Vậy mà, điệp khúc buồn “được mùa, mất giá” cứ khiến người sản xuất thấp thỏm âu lo theo từng mùa vụ. Nông sản dư thừa, lúa thóc đầy đồng, lợn gà đầy chuồng, cá tôm đầy ao, nhưng không đưa ra được thị trường. Câu chuyện “giải cứu nông sản” lại được nhắc đến, kèm theo nhận định chua xót về thực trạng “nông nghiệp từ thiện” chưa có lời giải thoả đáng. Tình trạng nông sản ùn ứ ở các cửa khẩu tiếp tục gây xôn xao. Thu nhập của người nông dân vốn đã ít ỏi, cứ thế lại bị bào mòn thêm. “Biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng” đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi, để thích ứng tốt hơn với một thế giới đầy rẫy “biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ”. Sự thay đổi quan trọng nhất cần bắt đầu từ chính mỗi người nông dân – những người trực tiếp hằng ngày sản xuất, kinh doanh nông sản. Sự thay đổi căn cơ nhất bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ “nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ của nông dân và người dân nông thôn” là ưu tiên hàng đầu, tại Dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Không phải ngày một ngày hai, không thể tự dưng mà người nông dân “chân lấm tay bùn” bỗng chốc “rũ bùn đứng dậy sáng loà” để đảm nhận ngay vai trò chủ thể, vị thế trung tâm. Để có thể trở thành chủ thể, người nông dân phải có tâm thế tự lực, tự chủ, hội đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ của “người làm chủ” – làm chủ vận mệnh của bản thân, làm chủ câu chuyện phát triển cộng đồng dân cư nông thôn. Muốn vậy, nông dân và người dân nông thôn cần nhận thức rằng: cuộc đời của mình là do chính mình quyết định. Muốn vậy, người nông dân phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại, an phận, thu mình lại trong ngôi nhà, bờ ruộng, mảnh vườn. Muốn vậy, người nông dân phải được hỗ trợ tiếp cận, đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng, cập nhật kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Việc đánh giá sự thay đổi của người nông dân, của bộ mặt dân cư nông thôn thường dựa trên thước đo thu nhập, thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo. Trong khi đó, yêu cầu và giải pháp về “phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân” đã được xác định trong Nghị quyết 26, Trung ương 7 Khoá X từ 14 năm trước, nhưng chưa được chúng ta quan tâm triển khai đúng mức. Ngành Nông nghiệp đang và sẽ phải tiếp cận những tư duy mới trong thời đại kinh tế tri thức, ứng dụng những thành tựu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vậy thì, nông dân – chủ thể của nền nông nghiệp – cũng phải được tiếp cận tư duy mới, kiến thức mới, công nghệ mới, kỹ năng mới. “Trí thức hoá nông dân” là yêu cầu bắt buộc. Cùng với kinh nghiệm “trông trời, trông đất, trông mây/ trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm”, những “lão nông tri điền” ngày nay còn có thể “trông vào các thiết bị thông minh”, nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học nông nghiệp. Sự cộng hưởng giữa kinh nghiệm tích luỹ từ thửa ruộng, bờ ao với tri thức “đám mây”, kết nối “dữ liệu số” có thể giúp tạo nên những “nhà khoa học chân đất”, khởi tạo giá trị mới. Lan toả tri thức, kỹ năng có thể giúp người nông dân tiếp cận cách thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, làm giàu bền vững. Trách nhiệm đó, thậm chí có thể xem là bổn phận, là trọng trách, trước hết thuộc về chính quyền, ngành chuyên môn. Đó còn là trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân tâm huyết thúc giục nhau về làng, về với người nông dân, về với thửa ruộng, bờ ao, để cùng lắng nghe, thấu hiểu. Những cuộc gặp gỡ thân tình có thể truyền đạt kiến thức làm giàu. Những buổi sinh hoạt cộng đồng có thể gợi mở chuyên đề giới thiệu thông tin thị trường, quy luật kinh tế phổ thông, hướng dẫn kỹ năng hữu ích. Những chương trình khuyến nông trên báo đài không chỉ khuyến khích người nông dân sản xuất, mà còn giới thiệu với người nông dân cách thức tiết giảm, tối ưu chi phí sản xuất. Có như vậy, nghề nông từng bước được tích luỹ hàm lượng tri thức một cách bài bản, chuyên nghiệp, để người nông dân ngày càng tự tin, tự hào về một nghề nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường, chuẩn mực về tiêu chuẩn sản xuất, an toàn. “Tri thức hoá nông dân” là điều các quốc gia phát triển đã làm để giúp người nông dân trở thành những doanh nhân, nhà khoa học, được trang bị kiến thức kinh tế thị trường, làm chủ được máy móc, công nghệ. Có tri thức, người nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ tự phát hiện vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề, biết và tự cân nhắc về rủi ro từ quyết định của mình. Có tri thức, người nông dân sẽ chủ động thích ứng với sự thay đổi, vượt qua những cú sốc do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Có tri thức, người nông dân biết tối ưu hoá quy trình sản xuất, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Tôi rất ấn tượng với một đúc kết rằng, mọi sự hỗ trợ đều là vô nghĩa nếu người nông dân không thay đổi. Mọi sự hỗ trợ phải bắt đầu từ hỗ trợ, khuyến khích người nông dân thay đổi, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực với cuộc sống, cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Một vị lãnh đạo đã từng chia sẻ: “Tiền trong túi là tiền hữu hạn, tiền trong đầu là tiền vô hạn”. Tạo nên sự “giàu có” ở mỗi người, không chỉ dừng lại ở thu nhập, mức sống, điều kiện vật chất, mà mở rộng ra, còn là sự khoẻ mạnh, đời sống tinh thần thoải mái, thái độ sống lạc quan, tích cực. Tiếp cận theo quan điểm này, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn cần được quan tâm cải thiện toàn diện. “Làm giàu” cho nông dân là giúp người nông dân biết sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần, chứ không phải sản xuất theo khả năng hiện có của mình, với cách thức sản xuất tiết kiệm nhất, để giá thành hợp lý nhất, mà vẫn bảo đảm chất lượng. “Làm giàu” cho nông dân là trang bị cho người nông dân kỹ năng sản xuất và cả tư duy kinh tế. “Làm giàu” kiến thức cho nông dân là yêu cầu bắt buộc. Nghề nông là nghề có tác động trực tiếp và bền sâu đến sức khoẻ, đến môi trường. Cách đây vài năm, Đài Truyền hình Việt Nam có loạt ghi nhận về tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học, về rủi ro người sản xuất, thu hoạch bị phơi nhiễm dư lượng phân thuốc độc hại, về rác thải chai lọ nhựa. Sử dụng phân thuốc thiếu kiểm soát, người phun thuốc, bón phân không ý thức được hết tác hại khi đi chân trần, không khẩu trang, không găng tay, không đồ bảo hộ. Thuận chiều gió, thuốc bảo vệ thực vật bay đến cả môi trường sinh hoạt chung quanh. Theo nước tưới, phân bón vô cơ dùng quá mức thấm dần, thấm sâu vào đất, vào mạch nước ngầm. “Làm giàu” cho nông dân, ở đây, chính là giúp người dân tiếp cận và thấu hiểu kiến thức về gìn giữ môi trường, về bảo vệ sức khoẻ, trước hết là của chính mình, của người tiêu dùng, và của cộng đồng. “Làm giàu” cho nông dân là giúp người nông dân hiểu được “sản xuất, kinh doanh nông sản là trao đi sức khoẻ, nhận lại niềm tin”. “Làm giàu” đời sống tinh thần cho nông dân là khơi gợi ở người nông dân thái độ sống tích cực, sẵn lòng đón nhận sự thay đổi. “Làm giàu” đời sống tinh thần cho nông dân là giúp người nông dân hiểu rõ sức mạnh của “mua chung – bán chung”, của tinh thần “hợp tác-liên kết”, để chủ động tham gia vào các mô hình, tổ chức kinh tế tập thể mà nồng cốt là hợp tác xã. “Làm giàu” đời sống tinh thần cho nông dân là giúp người nông dân luôn mong muốn mở rộng không gian giao tiếp, chủ động tạo lập các mối quan hệ xã hội. Nông dân mình trước nay quen thuộc với luỹ tre làng, với cánh đồng, mảnh vườn. Muốn suy nghĩ lớn hơn, tầm nhìn xa hơn, khát khao mãnh liệt hơn, thì phải vượt ra không gian làng xã, kết nối với không gian liên xã, liên huyện, liên tỉnh, liên vùng. Trong không gian kết nối đó, người nông dân được tiếp xúc với các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, được cung cấp kiến thức, kỹ năng, tư vấn, liên kết,… Không gian kết nối đó chính là không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư nông thôn, như mô hình “Hội quán” ở Đồng Tháp, “Nông hội” ở Gia Lai, Kon Tum, “Ngôi nhà trí tuệ” ở Hà Tĩnh và những mô hình tương tự ở nhiều địa phương khác. Các không gian cộng đồng như một hình thức đình làng ngày xưa, nơi là chiếc cầu nối giữa Nhà và Nước, nơi để người dân luận bàn chuyện đất nước, trước hết là chuyện xóm chuyện làng. Nơi đó sẽ hình thành và thắt chặt tính cố kết cộng đồng, hướng đến hợp tác trong cuộc sống và hợp tác trong sản xuất. “Nông nghiệp là sinh mệnh. Nông thôn là tương lai”. “Không có nông dân. Không có lương thực. Không có tương lai”. Đây là những thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của “nông nghiệp – nông dân – nông thôn”từ chính các quốc gia tiên tiến có nền công nghiệp, dịch vụ phát triển vượt bậc. Trong tựa sách “Tương lai sau đại dịch Covid”, có ý kiến nhận định rằng: “Khi mọi người tranh luận xem ngành nào là thiết yếu và không thiết yếu, thì có một điều không cần phải tranh cãi: Nông nghiệp. Bởi lẽ, Nông nghiệp đạt đủ các chuẩn mực của một ngành thiết yếu. Không có thức ăn chúng ta không có gì cả. Tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm tươi sống khuyến khích nhiều người quan tâm tham gia vào nghề nông, vào lĩnh vực nông nghiệp”. Vậy chúng ta đã chuẩn bị gì cho tương lai, cho ngành nông nghiệp, cho đội ngũ nông dân kế cận, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần thảo luận về giáo dục nông nghiệp bài bản, về “đưa các nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân” như Kết luận số 70/KL/TW, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Có lẽ, mô hình Trường cấp 3 Nông nghiệp ở Nam Định – trường học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam dạy học sinh kỹ thuật nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến nông sản, thực phẩm theo mô hình Nhật Bản, là một gợi mở thú vị. Tại ngôi trường lý thú này, học sinh được ngửi đất, bắt sâu, làm bánh mỳ từ gạo. Từ việc đánh giá kết quả đào tạo tích cực của mô hình này, có thể xem xét khả năng nhân rộng ra các địa phương đủ điều kiện, như Trường cấp 3 thuỷ sản tại các tỉnh, thành ven biển, Trường cấp 3 lâm nghiệp ở các tỉnh trung du và miền núi. Triển khai mô hình này, điều quan trọng không chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà hơn hết là vun bồi, hun đúc cho học sinh tình cảm, khát vọng trở thành những người nông dân chuyên nghiệp, thương nhân kinh doanh nông sản, kỹ sư nông nghiệp thực hành, nhà nông học lành nghề, yêu nghề trong tương lai, những người làm nông nghiệp bằng cả tinh thần văn hoá và trách nhiệm xã hội như các quốc gia tiên tiến đã thực hiện từ mấy mươi năm trước. Khi ấy, nghề nông sẽ thoát khỏi lời nguyền “không biết làm gì thì làm nghề nông”. Khi ấy, người nông dân sẽ không còn “mặc định” qua hình tượng áo nâu, đầu vấn khăn rằn, tay cầm bó lúa. Khi ấy, người nông dân buổi sáng có thể mặc chiếc áo màu nâu của đất, buổi chiều mặc chiếc áo màu xanh của nhà máy chế biến và buổi tối có thể mặc chiếc áo màu trắng của trí thức, thương nhân, tự tin vào năng lực của mình trước sóng gió thị trường. Muốn có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp phải có đội ngũ nông dân được chuyên nghiệp hoá. Muốn có một nền nông nghiệp tri thức trong nền kinh tế tri thức, người nông dân phải được tri thức hoá. Muốn tri thức hoá nông dân phải thông qua nhiều giải pháp: cấu trúc lại hệ thống giáo dục nghề từ bậc thấp tiến lên bậc cao, từ ruộng đồng tiến vào trường học, từ giáo trình cho người học đến phương pháp cho người dạy, từ hệ thống khuyến nông cơ sở đến đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, từ sách vở, tài liệu cho đến các báo đài, các kênh truyền thông chuyên biệt dành cho nông dân và người dân nông thôn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn và đánh giá cao Tạp chí Cộng sản đã kịp thời dày công biên soạn 2 ấn phẩm về 2 chủ đề trong Hội nghị lần này về chính sách, pháp luật về đất đai và nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đây là những tài liệu vừa có tính lý luận chuyên sâu, vừa có tính tổng kết thực tiễn với nhiều góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau, cung cấp cho Trung ương những nội dung để thảo luận chuyên sâu hơn, phong phú hơn. Cá nhân tôi mong rằng, Trung ương còn sẽ nhận được nhiều hơn từ những ấn phẩm chuyên đề như vậy trong mỗi kỳ họp tiếp theo. Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh …

Tin mớiadmin16/05/2022
Chuyển đổi số nông nghiệp cần làm căn cơ, bài bản
Chuyển đổi số nông nghiệp cần làm căn cơ, bài bản

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng chuyển đổi số nông nghiệp có những nét đặc thù, đòi hỏi cách làm bài bản, căn cơ theo đúng lộ trình. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ NN-PTNT ngày 4/5. Ảnh: Bảo Thắng. Chiều 4/5, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ NN-PTNT họp bàn Dự thảo Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu thành viên Ban chỉ đạo làm rõ các vấn đề liên quan tới thực trạng ngành trong dự thảo. Ông nhấn mạnh, những đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT phải tự xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số, trước khi báo cáo Văn phòng Bộ tổng hợp để trình Thủ tướng trong quý II/2022. Bên cạnh kinh nghiệm thực tiễn, sẵn có, lãnh đạo Bộ NN-PTNT còn gợi mở thành viên Ban chỉ đạo tham khảo về trình tự, thủ tục xây dựng lộ trình chuyển đổi số của quốc tế, nhất là các nước phát triển, từ đó xây dựng bài học cho Việt Nam. “Để đề án chuyển đổi số sớm đi vào thực tiễn, chúng ta cần dựa vào cơ sở pháp lý, đồng thời làm rõ mục tiêu, tầm nhìn của đề án, và nêu bật được vai trò trụ đỡ nền kinh tế của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay”, Thứ trưởng nói. Trước đó, vào ngày 14/3/2022, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ NN-PTNT đã tham mưu, trình Thứ trưởng Phùng Đức Tiến về việc thành lập Tổ soạn thảo xây dựng đề án. Ngày 7/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi văn bản số 2133/BNN-VP đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đến ngày 29/4, 62/63 Sở NN-PTNT gửi tham vấn xây dựng đề án; 40/63 tỉnh, thành phố cung cấp thông tin khảo sát, phục vụ xây dựng đề án. Dự kiến trong tháng 5/2022, Tổ soạn thảo sẽ hoàn thành lấy ý kiến địa phương về dự thảo. Sang tháng 6, Tổ sẽ lấy ý kiến các Bộ, ban, ngành, Ủy ban liên quan của Quốc hội, trước khi hoàn thiện tờ trình, báo cáo thuyết minh đề án để trình Thủ tướng. Dựa trên 3 nội dung chính về chuyển đổi số, là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đề án đặt ra một số mục tiêu trọng tâm đến năm 2025. Về phát triển Chính phủ số: 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính; 100% hoạt động chỉ đạo điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan ngành nông nghiệp được thực hiện trên nền tảng tổng thể, thống nhất; 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 50% hoạt động giám sát, kiểm tra được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Về phát triển kinh tế số: đưa ngành nông nghiệp vào tốp 10 nhóm ngành dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh. Về phát triển xã hội số: trên 50% nông dân được hỗ trợ tiếp cận với công nghệ, cũng như hệ sinh thái nông nghiệp số; trên 70% làng nghề truyền thống, 70% doanh nghiệp, HTX, kinh tế hộ được tập huấn, hỗ trợ. Mục tiêu của đề án đến năm 2030, là 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến đạt 90%; tích hợp tối thiểu 70% các dịch vụ công trực tuyến với cổng dịch vụ công quốc gia; 100% người dân và doanh nghiệp hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính; tỷ trọng kinh tế số nông nghiệp trung bình đạt tối thiểu 20%. Tại cuộc họp chiều 4/5, 17 ý kiến tham luận được nêu ra. Trong đó, đa phần cho rằng ngành nông nghiệp đã có những tiềm năng sẵn có về chuyển đổi số như mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi, chuỗi liên kết giá trị, công tác dự tính, dự báo về sâu hại, cháy rừng… hay liên kết theo chuỗi giá trị với HTX, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thành viên Ban chỉ đạo cũng chỉ rõ vấn đề trùng hợp, chồng chéo trong công tác thống kê, chỉ đạo, điều hành giữa các đơn vị chuyên môn. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu thành viên Ban chỉ đạo tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, bảo mật an ninh mạng. Ngoài ra, ông nhấn mạnh quá trình chuyển đổi số phải đi từ cơ sở hạ tầng, phát triển vùng nguyên liệu, trước khi tính đến chế biến, logictics. “Chuyển đổi số ngành nông nghiệp có nét đặc thù. Thực tế ấy đòi hỏi cách làm căn cơ, bài bản, theo từng bước nhỏ và bám sát khung đề án”, Thứ trưởng bày tỏ. Bảo …

Tin mớiadmin05/05/2022
Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh: Gỡ khó bằng tìm nguyên liệu thay thế
Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh: Gỡ khó bằng tìm nguyên liệu thay thế

Trong khi giá thức ăn chăn nuôi dự báo sẽ tiếp tục tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh các giải pháp thức ăn thay thế từ nguyên liệu trong nước để gỡ khó cho người chăn nuôi. Xung đột Nga và Ukraine làm giảm nguồn cung, đẩy giá nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao và dự báo còn tiếp tục tăng đến hết năm nay. Kéo theo đó, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã tăng từ 25-40% và ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18/3. Giá nguyên liệu tăng gần 50% Từ năm 2015-2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Thế nhưng bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đặc biệt, xung đột Nga và Ukraine gần đây đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh. So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc. Mức tăng cao nhất là giá lúa mì đã lên tới 9.850 đồng/kg, tăng tới 49,5%; khô dầu đậu tương là 16.500 đồng/kg, tăng 33,4%; ngô hạt giá là 10.200 đồng/kg, tăng 29,3%; bã ngô giá 10.300 đồng/kg tăng 23,1%. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến giá nguyên liệu vẫn tăng đến hết năm 2022. Thực tế, giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8/2022 đã tăng, giá ngô tăng lên 11.000 đồng/kg và giá khô gầu đậu tương tăng lên 17.000 đồng/kg. Nguyên nhân khiến các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ đồng thời cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường thế giới và Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô)… để làm thức ăn chăn nuôi.   Ông Tống Xuân Chinh cho biết do giá nguyên liệu tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong nước cũng tăng theo. Giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng đã tăng 18,4% lên 12.500 đồng/kg, thức ăn cho gà thị lông màu tăng 24,5% lên 13.400 đồng/kg, thức ăn cho gà thịt lông trắng tăng 29,8% lên 14.100 đồng/kg. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định giá thức ăn chăn nuôi tăng tương đối cao trong hai năm gần đây. Trước đây giá ngô chỉ khoảng 4.700 đồng/kg thì đến nay đã tăng lên trên dưới 10.000 đồng/kg, đỗ tương trước đây chỉ hơn 8.000 đồng/kg đến giờ đã tăng lên 16.300 đồng/kg… kéo theo đó giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã tăng từ 25-40%, điều này  ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. “Hạ nhiệt” bằng nguyên liệu trong nước Theo ông Tống Xuân Chinh, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu trên thế giới. Sở dĩ nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc là do năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước còn hạn chế, công nghệ sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi còn thiếu đồng bộ, nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, thủ công. [Thêm khó cho doanh nghiệp chăn nuôi từ căng thẳng Nga-Ukraine] Dẫn chứng ví dụ về năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước còn hạn chế, ông Tống Xuân Chinh cho biết diện tích trồng ngô làm nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đến nay chỉ đạt 942.00 hecta và thậm chí đang có xu hướng giảm đi. “Chẳng hạn như tại Sơn La, trước kia đây là địa phương có diện tích trồng ngô số 1 tại miền Bắc nhưng hiện nay do có ưu thế về xuất khẩu hoa quả ra nước ngoài, địa phương này đã chuyển dịch rất nhanh từ diện tích trồng ngô sang trồng hoa quả khiến diện tích trồng ngô đã giảm đi đáng kể,” ông Chinh cho hay. Không chỉ diện tích trồng ít mà năng suất ngô cũng còn rất thấp. Theo ông Chinh, hiện nay sản phẩm ngô của Việt Nam rất khó cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu bởi lẽ Mỹ và Brasil, Irasel đều có năng suất trồng ngô cao gấp 2-4 lần so với Việt Nam. Điều này đòi hỏi cần phải hình thành vùng nguyên liệu để tập trung công nghệ cao, tăng năng suất thì mới có thể giảm bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu. Trong khi việc nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước để “hạ nhiệt” giá thành thức ăn chăn nuôi sẽ không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà cần có thời gian, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh triển khai giải pháp tìm thức ăn thay thế để gỡ khó cho người chăn nuôi. Đại diện Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết việc sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cám dừa, cám gạo… trong mô hình chăn nuôi lợn tại Tiền Giang, Lào Cai đã giúp giảm giá thành sản phẩm khoảng 3.000-5.000 đồng/kg. Mô hình chăn nuôi lợn bản địa áp dụng các công thức phối trộn thức ăn từ nguyên liệu tự có tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế… cũng đã giúp giảm chi phí thức ăn từ 10-15%/nái/năm so với việc mua thức ăn hỗn hợp. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, giá thức ăn chiếm tới 65-70% giá thành trong chăn nuôi. Do đó, trong bối cảnh giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc ứng dụng công nghệ xây dựng khẩu thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết sau nhiều năm, Viện Chăn nuôi cùng với các đơn vị đã đánh giá giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu của địa phương và đưa ra công thức thức ăn, phân tích giá trị thức ăn hỗn hợp với đầy đủ các tiêu chí protein, năng lượng, canxi, phốt pho, vitamin, axit amin… Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trên nhiều đối tượng như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm… “Các công thức từ nguyên liệu trong nước đã được nghiên cứu và nghiệm thu. Với cách làm này, giá thức ăn chăn nuôi giảm từ 300-1.000 đồng/kg. Với mức giảm 1.000 đồng/kg, khi mua thức ăn 10.000 đồng/kg sẽ giảm được 10% và tương ứng giá thành chăn nuôi sẽ giảm được 5-7%,” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã yêu cầu Cục Chăn nuôi, các địa phương cần nhân rộng hơn nữa các công thức xây dựng khẩu phần ăn từ nguyên liệu trong nước trong thời gian tới để gỡ khó cho người chăn nuôi vượt qua giai đoạn giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ vẫn tiếp tục có xu hướng tăng cao./. Hồng Kiều …

Tin mớiadmin18/03/2022
Sử dụng nguyên liệu sẵn có hạ giá thành thức ăn chăn nuôi
Sử dụng nguyên liệu sẵn có hạ giá thành thức ăn chăn nuôi

https://nongnghiep.vn/video/su-dung-nguyen-lieu-san-co-ha-gia-thanh-thuc-an-chan-nuoi-tv318341.html Sử dụng nguyên liệu sẵn có hạ giá thành thức ăn chăn nuôi. Chờ đón sự kiện trình diễn quốc tế AGRITECHNICA Live 2022. Giá heo hơi ngày 18/3 tăng cao nhất 3.000 đồng/kg. Hành tím giảm giá do nguồn cung tăng. Truyền hình Nông …

Tin mớiadmin18/03/2022
DỰ THẢO BÁO CÁO HỘI NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN BỀN VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
DỰ THẢO BÁO CÁO HỘI NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN BỀN VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Tin mớiadmin17/03/2022
Chúng ta mới dạy nông dân sản xuất chứ chưa dạy làm giàu
Chúng ta mới dạy nông dân sản xuất chứ chưa dạy làm giàu

‘Hồi xưa đến giờ chúng ta dạy người nông dân sản xuất chứ chưa dạy người nông dân làm giàu’, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ. Giải quyết điểm yếu của ngành nông nghiệp từ nền móng Khi tôi có ý tưởng xây dựng chiến lược nông nghiệp, nông thôn bền vững với tầm nhìn đến năm 2050, nhiều người băn khoăn vì không biết nguồn tiền lấy từ đâu để xây dựng. Thậm chí, toàn ngành đã có chiến lược phát triển trong 5 năm tới rồi, nhiều phân ngành quan trọng cũng đã có chiến lược. Trên các diễn đàn, tôi đã nhiều lần phát biểu rằng, “ngành nông nghiệp của chúng ta đang bị lời nguyền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”. Những nhược điểm, điểm yếu đó kéo theo hàng loạt câu chuyện như được mùa mất giá, giá cả bấp bênh, câu chuyện thị trường, câu chuyện dự báo… Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ tại buổi họp báo công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 17/2. Ảnh: Minh Phúc Vậy nên, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt nền tảng từ tổ chức lại sản xuất để phát triển nông thôn, hay cơ cấu lại nền nông nghiệp bắt đầu bằng tổ chức sản xuất. Không thể nào 10 triệu hộ nông dân sản xuất trên vài chục triệu mảnh ruộng được. Thứ hai, quyền lực của cơ quan nhà nước trong nền kinh tế thị trường khác với nền kinh tế bao cấp, kế hoạch trước đây. Tất cả đều phải tuân theo quy luật thị trường. Dù chúng ta đã có quy hoạch, nhưng nông dân thấy trồng cây gì có lợi là lập tức trồng theo. Do đó, quyền lực nhà nước có giới hạn. Vậy thì phải huy động sự tham gia của quyền lực xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã. Trên cương vị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, tôi nói như vậy không phải để thoái thác trách nhiệm quản lý nhà nước, mà để chúng ta nhìn lại câu chuyện đó và đưa ra các giải pháp dài hạn. Tại sao Chiến lược đặt mục tiêu cho giai đoạn đầu là đến năm 2030, vì tổ chức lại sản xuất không phải ngày một ngày hai, chúng ta cũng không thể ép buộc bà con vào hợp tác xã. Chưa nói đến cánh đồng lớn, chỉ nói đến việc ghép những người nông dân sản xuất nhỏ lại để sản xuất lớn đã là vấn đề khó rồi. Do đó, Chiến lược này bắt đầu từ nền, chứ không phải bắt đầu từ ngọn (là giải quyết vấn đề được mùa mất giá). Bởi vì, nguyên lý giá rất đơn giản, đó là thị trường quyết định và cung – cầu quyết định, ai cũng biết hết rồi. Nhưng nguyên lý kinh tế học nói rằng, khi thông tin được cân bằng thì cung cầu quyết định giá, còn khi thông tin không minh bạch, bất cân xứng thì không biết theo quy luật nào. Nhà nước không có quyền quyết định giá. Vì nếu Nhà nước có quyền lực định giá 5.000/kg lúa, thì chính bà con nông dân sẽ là người phá giá đầu tiên chứ không phải ông thương lái. Bởi vì có người nghĩ rằng, bán 4.900 đồng/kg cũng được, miễn là bán hàng được nhanh hơn người khác, bớt lợi nhuận chút ít không sao. Theo tư duy đó, đến những người sau, giá nông sản giảm dần Chúng ta chỉ giúp người nông dân đẩy mạnh sản xuất để đạt sản lượng nhiều nhất mà không dạy người nông dân đôi khi hãy sản xuất ít hơn nhưng vẫn thu nhập cao hơn. Ảnh: LHV. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng quyết định được giá để tranh mua, tranh bán. Truyền thông cũng quyết định giá cả. Ví dụ, khi giá lợn đang xuống mà báo chí đăng tin còn mấy triệu con lợn trong chuồng, thì tâm lý của nông dân sẽ hoảng loạn, họ bán đổ, bán tháo dẫn đến giá giảm mạnh. Chúng ta phải hiểu được các vấn đề này thì mới đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong Chiến lược. Khó làm giàu từ nông nghiệp nếu không có tư duy kinh tế Dịp tết vừa rồi, có nhà báo hỏi tôi rằng: “Bộ trưởng tiền nhiệm đặt mục tiêu thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,5 lần, vậy Bộ trưởng đương nhiệm cho rằng, nông dân chúng ta chừng nào làm giàu được?” Tôi không trả lời được vì nó liên quan đến nhiều tư duy. Nếu nói nông dân làm giàu, thì tôi có thể chỉ ra hàng loạt nông dân giàu. Còn nếu nói nông dân nghèo thì tôi sẽ chỉ ra được hàng loạt nông dân nghèo, thậm chí có người nông dân không có đất, phải đi làm thuê cho nông dân khác. Bản thân giai cấp nông dân đã có sự phân tầng rồi. Từ đó tôi mới suy nghĩ ra, chúng ta khó có thể làm giàu từ nông nghiệp nếu không có tư duy kinh tế nông nghiệp. Cùng một sản phẩm nông sản có chất lượng như nhau, người có kỹ năng bán hàng, có tư duy kinh tế có thể bán được sản phẩm với giá gấp đôi người khác. Bởi họ tạo được niềm tin của khách hàng nhờ chú trọng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, minh bạch quy trình canh tác, bán hàng khéo léo, còn người khác thì không. Một trái xoài nếu bọc giấy báo để dưới vỉa hè bán giá khác, làm cái kệ đặt quả xoài lên giá sẽ khác, đưa trái xoài vào cái hộp, tạo ra giá trị cảm xúc, bao bì thì giá sẽ khác. Thành ra, hồi xưa đến giờ chúng ta dạy người nông dân sản xuất chứ không dạy người nông dân làm giàu. Hai vấn đề này khác xa nhau, bởi vì làm giàu không phải chỉ từ bán sản phẩm mà từ cách phân loại nông sản, bán niềm tin cho khách hàng về quy trình sản xuất sạch, xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi, bao bì nhãn mác… Tại sao các loại trái cây ngoại thường để trong những quầy kính rất đẹp đẽ còn nông sản của Việt Nam để ngoài vỉa hè? Thực trạng đó một phần đến từ việc chúng ta ứng xử với người nông dân. Chúng ta chỉ giúp người nông dân đẩy mạnh sản xuất để đạt sản lượng nhiều nhất mà không dạy người nông dân đôi khi hãy sản xuất ít hơn nhưng vẫn thu nhập cao hơn. Bộ NN-PTNT đang xây dựng Chương trình Quốc gia về hợp tác xã và dự kiến trong tháng 3/2022 sẽ trình Chính phủ Nghị định về vấn đề này. Bên cạnh đó, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để có chương trình huấn luyện người nông dân kỹ năng kinh doanh, cách làm giàu, cách giảm chi phí đầu vào trong sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng. Trung Quốc đã làm những vấn đề này lâu rồi. Định vị sứ mạng của “tam nông” trong tâm thức những nhà lãnh đạo Tôi kỳ vọng rằng, bản Chiến lược này sẽ được truyền thông lan tỏa đến toàn xã hội. Từ đó, chúng ta định vị đúng vai trò, vị trí sứ mạng của nông nghiệp, nông thôn trong tâm thức của những nhà lãnh đạo, người dân. Báo chí đặt vấn đề: ngành chiếm giữ đất đai nhiều nhất là nông nghiệp, ngành chiếm giữ lao động nhiều nhất là nông nghiệp nhưng đóng góp GDP không lớn thì có nên chuyển dịch sang các khu vực khác? Tuy nhiên, nông nghiệp và kinh tế nông thôn có một vai trò, vị trí trong việc bình ổn xã hội, bởi hơn 60% dân số sống ở nông thôn và đang là nông dân. Bởi vậy, phải có Chiến lược này để chúng ta cùng ngồi lại với nhau, định vị lại. Khi chúng ta nhận thức đúng rồi thì sẽ có vốn, sẽ có hạ tầng, còn khi chúng ta thấy không quan tâm thì vốn và hạ tầng sẽ được chuyển cho khu vực khác. Khó có thể làm giàu từ nông nghiệp nếu không có tư duy kinh tế nông nghiệp. Ảnh: MP. Bản thân nông nghiệp không phải là một ngành kinh tế độc lập mà là một thành phần trong cấu trúc kinh tế – xã hội. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nằm ở địa phương chứ không phải chỉ ở các Bộ, ngành. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, các địa phương cần cân nhắc dành nguồn lực nhiều hơn cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; để đâu đó đừng chẻ đồi chè ra để làm bất động sản. Tôi hoàn toàn không trách chính quyền địa phương, vì đó là xu thế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Phần nào đó, ngành nông nghiệp cần tự trách mình vì chúng ta chưa định vị được mỗi diện tích đất sẽ đem lại giá trị bao nhiêu. Và chúng ta cũng chưa chứng minh được nếu chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp thì giá trị mảnh đất sẽ tăng rất nhiều lần, để mỗi khi cân nhắc quyết định chuyển đổi đất nông nghiệp, đất rừng, đất lúa, các địa phương sẽ cân nhắc cái được trước mắt, cái được lâu dài để quyết định. “Chúng ta đừng chỉ vì tăng thu ngân sách, phục hồi kinh tế mà không lường trước được các tác động đến cuộc sống của người nông dân, nhất là người nông dân sau khi mất đất sẽ như thế nào. Giá trị của Chiến lược nằm ở đó”. Minh Phúc …

Tin mớiadmin21/02/2022
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp VN tiếp cận xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp VN tiếp cận xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu

TPO – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong chiến lược phát triển sắp tới, ngành nông nghiệp sẽ đổi mới tư duy một cách toàn diện, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”… Ngày 17/2, Bộ NN&PTNT tổ chức buổi họp báo công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu đạt bình quân từ 5 – 6%/năm. Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới, cần tìm động lực mới cho sự tăng trưởng. Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy một cách toàn diện, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường; chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”… Theo ông Hoan, trong thời gian tới, nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng chiến lược lần này sẽ được định vị đúng vai trò, vị trí sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Ngành tiếp tục cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: quốc gia, cấp tỉnh và địa phương và theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. “Bộ NN&PTNT rất nghiêm túc trong xây dựng chiến lược và thực hiện để chiến lược đi vào cuộc sống. Đến một thời điểm nào đó xã hội hiểu được nền nông nghiệp Việt Nam có tầm nhìn dài hạn, mang tính chất giải quyết vấn đề nội tại ngành nông nghiệp và quan trọng hơn là tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới”, ông Hoan nói. Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng chiến lược lần này sẽ được định vị đúng vai trò, vị trí sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần thay đổi diện mạo xã hội vì 60% dân số Việt Nam đang ở nông thôn. Sau khi chiến lược được ban hành, Bộ NN&PTNT sẽ trình Chính phủ kế hoạch hành động, không để những nội dung, ý tưởng “nằm trên giấy”. “Chúng tôi mong các địa phương và các bộ, ngành cùng vào cuộc để hiện thực hoá chiến lược vì một mình Bộ NN&PTNT không thể triển khai hết được. Thông qua chiến lược, tôi cũng mong các địa phương trong quá trình phát triển cân nhắc, tập trung nhiều nguồn lực hơn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đừng xẻ đồi chè ra làm bất động sản mà hãy cân nhắc được và mất của người nông dân trước khi chuyển đổi”, ông Hoan chia sẻ. Đưa Việt Nam trở thành nước có nông nghiệp hàng đầu thế giới Nói về mục tiêu chiến lược, ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: Mục tiêu chung của chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại năng suất cao, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà …

Tin mớiadmin17/02/2022
Bình Phước phấn đấu thành trung tâm chăn nuôi, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
Bình Phước phấn đấu thành trung tâm chăn nuôi, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Theo kế hoạch, đến năm 2025, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Phước đạt 2,7 triệu con; đàn gia cầm trên 18 triệu con; đàn trâu, bò trên 60.000 con. Năm 2030, tổng đàn heo trên địa bàn 3,2 triệu con; đàn gia cầm trên 27 triệu con; đàn trâu, bò trên 70.000 con. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021 – 2025 trên 15% năm, giai đoạn 2026 – 2030 trên 8% năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt 401.025 tấn, trong đó thịt heo 58 – 60%, thịt gia cầm 35 – 38%, thịt gia súc ăn cỏ 2 – 7%; đến năm 2030 đạt 618.942 tấn, trong đó thịt heo 56 – 58%, thịt gia cầm 38 – 40%, thịt gia súc ăn cỏ 1 – 2%. Sản lượng trứng đến năm 2025 đạt 1.150 triệu quả, đến năm 2030 đạt 1.728 triệu quả. Bình Phước phấn đấu trở thành trung tâm chăn nuôi cả nước. Ảnh: Trần Trung. Về xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đến năm 2025 xây dựng ít nhất 7 vùng cấp huyện; đến năm 2030 ít nhất 10 vùng cấp huyện. Hoàn thiện ít nhất 2 nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm và đưa sản phẩm chế biến xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tầm nhìn đến năm 2045, trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh thuộc nhóm tiên tiến của các tỉnh khu vực Nam bộ và cả nước. Khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây nhiễm sang người. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính, bao gồm thịt, trứng sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu. Bình Phước trở thành trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tiên tiến và hiện đại của cả nước và khu vực Đông Nam Á Theo kế hoạch, kiểm soát dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ảnh: Trần Trung. Ông Nguyễn Thanh Bình Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước cho biết, kế hoạch này nhằm mục đích phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển các chuỗi giá trị; nâng cao giá trị gia tăng; bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm; đối xử nhân đạo với vật nuôi; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Trần …

Tin mớiadmin07/02/2022
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Không thể không làm
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Không thể không làm

Chuyển đổi số là xu thế, đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp. Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Phạm Hiếu. Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp Ngày 14/12, Bộ NN-PTNT đã công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan là Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. Các thành viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT. Theo đó, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành NN-PTNT quy định tại Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên cả nước. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong chuyển đổi số nông nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành: Đất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, thủy lợi, phòng, chống thiên tai… Ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”. Đôn đốc, điều phối việc triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp trong toàn ngành… Ban Chỉ đạo sẽ xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”. Ảnh: Nafoods. Cũng tại Lễ công bố, Bộ NN-PTNT đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT lấy ngày 19/8 hàng năm là ngày Chuyển đổi số trong Nông nghiệp. Ngày Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong ngành NN-PTNT và hành động đồng bộ ở các cấp với sự tham gia của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành NN-PTNT thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi số quốc gia. Qua đó, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Bộ. Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số hàng năm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị. Căn cứ nhiệm vụ chuyển đổi số NN-PTNT hàng năm, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ xác định chủ đề chuyển đổi số của năm, xây dựng kế hoạch khung và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số (19/8) phù hợp, thiết thực, hiệu quả; phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số để phấn đấu đạt, vượt và về đích sớm các mục tiêu cơ bản và thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Không thể đứng ngoài cuộc Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững; đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần “tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ “Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” là động lực quan trọng, mở ra cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, Bộ đã đưa Chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch – trách nhiệm – bền vững”. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, nhiệm vụ chuyển đổi số ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột: Bộ số, Kinh tế nông nghiệp số và Nông thôn số, Nông dân số. Thời gian qua, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành NN-PTNT ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp mang lại những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. “Đại dịch Covid-19 là cú híc mạnh mẽ cho chuyển số trong nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến, thị trường nông sản diễn ra rất nhanh trên phạm vi toàn quốc, động chạm cùng lúc tới các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Nhưng cách triển khai, tiếp cận rời rạc đã nảy sinh các vấn đề: về trao đổi thông tin giữa các đơn vị thuộc Bộ, giữa bộ, ngành, các địa phương; về ứng dụng công nghệ; về dữ liệu…”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nêu vấn đề. Theo đó, Thứ trưởng cho rằng chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu nông dân và phải dựa trên nên tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, người đứng đầu phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm phù hợp, bám sát thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của nền nông nghiệp Việt Nam để đạt hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và mang lại lợi ích cho nhiều nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã. “Chuyển đổi số là xu thế, đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là vấn đề tác động đến tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, người dân, doanh nghiệp nên phải bắt tay thực hiện ngay để tạo ra hệ thống tổng thể, liên thông từ Bộ đến cơ sở”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT khẳng định. Phạm Hiếu – Đức …

Tin mớiadmin15/12/2021
Tăng cường giải pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi
Tăng cường giải pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi

Sáng 14/12, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi năm 2021-2022 các tỉnh miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. Số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do đói rét giảm rõ rệt Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trung Quân. Tại hội nghị, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết: Trong những năm gần đây, số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại đo đói, rét trong vụ đông xuân giảm rõ rệt, cụ thể:  Vụ đông xuân 2007-2008 hơn 200.000 gia súc bị chết; 2010-2011 gần 100.000 con; 2011-2012 hơn 5.800 con; 2013-2014 hơn 2.800 con, 2020-2021 hơn 2.200 con gia súc và 335 con gia cầm… Tuy nhiên, công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các tỉnh thường chịu ảnh hưởng sâu sắc của rét đậm, rét hại, đặc biệt là các huyện vùng núi cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao (trên 80%), điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ, kiến thức về phòng chống dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường và vệ sinh chuồng trại của người dân còn nhiều hạn chế. Một số hộ nghèo chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền, khi không có hỗ trợ thì người chăn nuôi cũng không đủ kinh tế để củng cố chuồng trại, xử lý phân chuồng và dự trữ thức ăn cho gia súc… Đồng bộ nhiều giải pháp, xây dựng mô hình hiệu quả Theo Cục chăn nuôi, để công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp, cụ thể: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức sản xuất, theo dõi chặt chẽ và thông tin kịp thời về tình hình diễn biến của thời tiết khí hậu, đặc biệt những đợt rét đậm, rét hại để chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc kịp thời. Vận động người dân không thả rông gia súc và cho gia súc làm việc khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Vận động người dân thực hiện 3 không (không thả rông, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, không dấu dịch), 3 có (có chuồng trại, có xử lý chất thải trong chăn nuôi, có tiêm phòng cho gia súc). Không chủ quan, lơ là trong chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi trước, trong và sau rét đậm, rét hại… Về chuồng trại, thường xuyên kiểm tra, gia cố chuồng trại, tiến hành xây mới chuồng nuôi đảm bảo chống rét được cho gia súc trước mỗi vụ đông xuân hàng năm và sau mỗi đợt rét đậm, rét hại. Thực hiện tiêu độc khử trùng, phòng chống nguy cơ có thể bùng phát dịch. Sử dụng các chế phẩm vi sinh phun xử lý mùi hôi chuồng trại, hỗ trợ phân hủy nhanh chất thải thành phân bón hữu cơ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trung Quân. Về thức ăn, thu gom phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như rơm rạ, ngô, đậu, lạc khi thu hoạch, dự trữ chế biến để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn, phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại các địa phương làm thức ăn gia súc. Chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc. Mở rộng diện tích trồng cỏ, ngô sinh khối, ngô vụ đông để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ… Về con giống, tổ chức tuyển chọn nhân giống, mua giống để có được giống tốt cung cho người chăn nuôi trước mỗi mùa đông. Có phương án chủ động con giống để sẵn sàng thay thế khi vật nuôi bị chết, tái sản xuất ngay sau khi thiệt hại do rét đậm, rét hại. Những vùng thấp, củng cố, tăng cường, phát huy tối đa hệ thống thụ tinh nhân tạo ở địa phương để tiến hành cải tạo đàn trâu, bò lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vùng cao, tuyển chọn đực giống tốt của địa phương để cải tạo giống bằng phương pháp nhảy trực tiếp… Tại hội nghị, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ: Trung tâm đã triển khai 3 dự án về trồng và chế biến bảo quản thức ăn phục vụ phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò tại các địa phương. Hướng dẫn người dân xây dựng và củng cố chuồng trại trong chăn nuôi đại gia súc; phòng bệnh ghi chép sổ sách trong chăn nuôi; đào tạo, tập huấn phòng chống rét phát triển chăn nuôi đại gia súc; tăng cường thông tin tuyên truyền phòng chống đói, rét đến đông đảo người dân… Linh hoạt, chủ động giải pháp là giải pháp tối ưu Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ: Trong bối cảnh ngành nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn như hiện nay, với sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống, năm 2021, ngành chăn nuôi vẫn có sự tăng trưởng tương đối tốt, tổng sản lượng thịt đạt 6,2 triệu tấn, trứng 6 tỷ quả, sữa 1,2 triệu tấn… góp tỷ trọng lớn vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi hiệu quả cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như gia cố chuồng nuôi, tăng cường dinh dưỡng, dự trữ thức ăn thô xanh…Ảnh: TL. Tuy nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường, nếu ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng không có giải pháp chủ động ứng phó thì khi có tình huống xảy ra sẽ không kịp phản ứng, hậu quả sẽ rất nặng nề. Bên cạnh đó, công tác phòng chống đói, rét không thể thực hiện ngay một lúc mà cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong đó, tập trung nâng cao sức khỏe đàn vật nuôi, đẩy mạnh công tác tiêm phòng, tăng cường dinh dưỡng, củng cố chuồng trại… là những vấn đề then chốt. Nếu các địa phương không chủ động chuẩn bị thì rất dễ lặp lại lịch sử vụ đông xuân 2007-2008, hơn 200.000 gia súc chủ yếu trâu bò bị chết. Trung …

Tin mớiadmin14/12/2021
Quyết định số 222/QĐ-CN-VP ngày 23 tháng 11 năm 2021 Về việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền chăn nuôi số gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính” giai đoạn 2021 – 2025

Quyết địnhadmin14/12/2021
Quyết định số 221/QĐ-CN-VP ngày 23 tháng 11 năm 2021 Về việc phát động phong trào thi đua “Thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền chăn nuôi số gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính” giai đoạn 2021 – 2025

Quyết địnhadmin14/12/2021
Ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Ngày 24/11, Bộ NN-PTNT đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi giữ chức Cục trưởng Cục chăn nuôi. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trao quyết định bổ nhiệm cho ông Dương Tất Thắng. Ảnh: Nam Khánh. Ông Dương Tất Thắng sinh năm 1970, quê huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ông Dương Tất Thắng là Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi. Trước đó, ông là Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Tại lễ trao quyết định bổ nhiệm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Chăn nuôi là lĩnh vực hết sức quan trọng của ngành nông nghiệp, không chỉ phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của 100 triệu dân trong nước, mà đang hướng tới mục tiêu vươn ra xuất khẩu, khẳng định vị thế và đóng góp lớn hơn cho ngành nông nghiệp. Đây cũng đang là lĩnh vực còn dư địa phát triển rất lớn. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin tưởng với kinh nghiệm công tác của mình trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y, trên cương vị Cục trưởng Cục Chăn nuôi, với hành lang pháp lý, chiến lược và nguồn lực đã có, ông Dương Tất Thắng sẽ kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, nỗ lực, cùng tập thể, lãnh đạo Cục Chăn nuôi tổng hợp các lực lượng, hệ thống quản lý nhà nước về ngành chăn nuôi các địa phương; các doanh nghiệp; các nhà khoa học và hộ nông dân cùng đưa ngành chăn nuôi Việt Nam lên tầm cao mới… Nhận quyết định bổ nhiệm, ông Dương Tất Thắng hứa sẽ nỗ lực hết mình trong công tác, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Bộ NN-PTNT giao, kế thừa và tiếp tục phát huy thành quả của các thế hệ đi trước; nỗ lực học tập, rèn luyện và làm việc với khả năng cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với ngành chăn nuôi, trước mắt, sẽ thường xuyên kết nối với địa phương để nắm bắt thông tin, sâu sát thực tiễn, đưa ra các giải pháp kịp thời, phủ hợp để ứng phó hiệu quả với các diễn biến bất thường của thị trường, dịch bệnh, thiên tai, môi trường và biến đổi khí hậu của từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng vật nuôi nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi bên vững, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh và đàm bảo an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy, xây dựng phát triển bền vững mối quan hệ hữu cơ giữa Cơ quan quản lý nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp và người chăn nuôi. NAM …

Tin mớiadmin29/11/2021
Mặt trái của ngành chăn nuôi bò vùng Amazon
Mặt trái của ngành chăn nuôi bò vùng Amazon

Đối với nhiều người, hình ảnh trái chiều của nông nghiệp ở Amazon là các hoạt động tàn phá môi trường. Nhu cầu về thịt bò ở vùng Amazon ngày càng tăng khiến nhiều người dân địa phương coi chăn nuôi gia súc như một sinh kế giúp nuôi sống gia đình của họ, dẫn đến tình trạng phá rừng bất hợp pháp leo thang. Ảnh: Washington Post. Khoảng 80% số vụ phá rừng trong khu vực là do chăn nuôi gia súc, xuất khẩu thịt bò nhiễm độc. Ngành công nghiệp thịt bò của Brazil hy vọng sẽ thu hút người nuôi quay trở lại khu vực Amazon, nơi chiếm khoảng 40% tổng diện tích cả nước, với cam kết không phá rừng mới. Nhưng các nhà phê bình lo ngại rằng nó có thể hợp pháp hóa việc phá rừng một cách hiệu quả trong khu vực. Vào tháng 5, các quan chức chính phủ Brazil bắt đầu tìm hiểu chi tiết về cái gọi là khu vực phát triển bền vững Amacro, nơi được hy vọng sẽ dẫn đến việc tăng cường nông nghiệp lớn ở Amazon. Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, dự kiến ​​sẽ bật mí dự án vào cuối năm nay. Vùng Amacro – một từ viết tắt được lấy từ các bang: Amazonas, Acre và Rondônia – là một vùng rộng lớn 465.800 km2 ở tây bắc Brazil. Vùng Amacro bao gồm công viên quốc gia Mapinguari, khu bảo tồn lớn thứ năm của Brazil, và lãnh thổ bản địa Kaxarari, nơi bộ tộc đã đấu tranh chống lại lâm tặc để bảo vệ đất đai của mình. Tổ chức Hòa bình xanh đã xác định phần phía bắc của khu vực này là một điểm nóng phá rừng mới nổi. Các dự án phát triển nông nghiệp trước đây đã làm mất đi những vùng rộng lớn của thảm thực vật bản địa ở các vùng khác của Brazil, nhưng những người ủng hộ Amacro cam kết dự án đang được thiết kế để ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp. Edivan Maciel, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp của bang Acre, cho biết mục đích của dự án là sản xuất nhiều thịt bò hơn trên những vùng đất đã được khai phá. Maciel, một đồng minh của Tổng thống Bolsonaro, cho biết đó là nhằm tối ưu hóa khả năng sản xuất mà không cần phá rừng. Nhưng Humberto de Aguiar, một công tố viên liên bang ở bang Acre, người chuyên xử lý các tội phạm về môi trường, nói rằng kế hoạch này có khả năng “hợp pháp hóa việc phá rừng đã được thực hiện”.  Amacro là sản phẩm trí tuệ của Assuero Doca Veronez, một nhân vật quyền lực trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp ở vùng Amazon. Veronez chính là người đã nói với một trang tin tức Brazil vào năm ngoái rằng “phá rừng đồng nghĩa với tiến bộ”. Veronez, một chủ trang trại và là chủ tịch của Liên đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi Acre, đã bị phạt vì phá rừng bất hợp pháp vào năm 2006. Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói rằng ông đã bán tài sản vào năm 2002. Veronez cho biết việc chăn nuôi gia súc thâm canh hơn sẽ cho phép sản xuất nhiều thịt bò hơn trên diện tích đất ít hơn và chống lại nạn phá rừng. Ông tuyên bố sản xuất thịt bò tăng khoảng 2,5 lần so với mức trung bình của tiểu bang Acre. “Amacro có thể đóng góp vào việc bảo tồn những khu vực này”, Veronez khẳng định. Một số nhà nghiên cứu tranh cãi ý kiến ​​rằng việc chuyển sang chăn nuôi tập trung có thể cắt giảm nạn phá rừng ở Amazon. Một báo cáo của Đại học California vào năm 2017 đã kết luận rằng đó có thể là một cách tiếp cận không đúng, trong đó lưu ý rằng “điều ngược lại có thể xảy ra”. Judson Valentim, một nhà nghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của Brazil, cho biết việc tăng cường trồng rừng khó có thể theo kịp tốc độ phá rừng chóng mặt. “Veronez, giống như hầu hết các chủ trang trại lớn, phụ thuộc vào mạng lưới các nhà sản xuất nhỏ hơn. hầu hết trong số họ thiếu nguồn lực kỹ thuật và tài chính để đầu tư vào các hoạt động chăn thả hiệu quả hơn”, Valentim thông tin. Trong khi các chủ trang trại như Veronez có thể tránh được nạn phá rừng, các nhà cung cấp cho họ có thể không có đủ điều kiện để làm như vậy. Nhu cầu về thịt bò ở vùng Amazon ngày càng tăng đã khiến nhiều người dân địa phương coi chăn nuôi gia súc như một sinh kế giúp nuôi sống gia đình của họ, dẫn đến tình trạng phá rừng bất hợp pháp leo thang. Gabriel Santos, một chủ trang trại ở vùng Amacro, đã bị phạt hơn 130.000 đô la vì đã chặt cây trái phép trong khu bảo tồn để chăn thả gia súc. Nhưng ông nói rằng chuyển đổi rừng thành đồng cỏ là lựa chọn kinh tế khả thi duy nhất của mình. Vì trang trại của Santos đã bị các cơ quan quản lý đưa vào danh sách đen nên  ông không thể bán gia súc trực tiếp cho các lò mổ. Vì vậy, ông bán cho một người trung gian, người này bán cho các chủ trang trại lớn. Valentim cho biết, “nếu các chủ trang trại lớn trở nên năng suất hơn, ngay cả khi họ không chặt phá rừng, thì điều đó sẽ gây áp lực cho những người chăn nuôi gia súc trong rừng bán hàng cho họ phải phát triển hoạt động phá rừng”. Veronez nói rằng ông ta không liên quan gì đến các vấn đề môi trường của người khác: “Tôi hoàn toàn chống lại kiểu kiểm soát này. Mặc dù luật pháp Brazil hạn chế hầu hết các chủ đất ở Amazon phá hơn 20% diện tích đất của họ, nhưng việc thiếu sự giám sát theo quy định sẽ giúp giải thích tại sao 94% vụ phá rừng có thể được thực hiện bất hợp pháp”. “Rất khó để duy trì hợp pháp”, Santos, người đã phải trốn tránh vì khoản tiền phạt chưa được thanh toán, nói. Santos nói với thu nhập hàng năm là 10.000 USD, ông không thể trả được. Ông lẩn trốn khi các nhân viên chính phủ đến trang trại của mình và lo sợ cuối cùng sẽ bị tống vào tù. Ông cho rằng mình bị một cơn đau tim gần đây là do căng thẳng. “Tôi sẽ hỗ trợ gia đình mình như thế nào?”, ông cầu xin. “Nếu tôi có một phương tiện sinh tồn khác, tôi sẽ rời đi. Tôi chỉ ở lại đây vì tôi không còn nơi nào để đi”. Hương Lan (Theo …

Tin mớiadmin29/11/2021
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

Ngày 19/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn đàn khuyến nông về ‘Giải pháp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi’. Hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nông nghiệp tuần hoàn nói chung và chăn nuôi tuần hoàn nói riêng là hoạt động sản xuất không chất thải, không phế phẩm. Ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học để xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, tái sử dụng trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường là hướng đi bền vững trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi. Xây dựng hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi. Ảnh: TL. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Phát triển kinh tế tuần hoàn đã và đang là xu hướng của các quốc gia trên thế giới, nhất là trong bối cảnh nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán, tạo thành vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn mang lại 4 lợi ích cụ thể giúp phát triển bền vững: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí thất thoát sau thu hoạch; giảm thiểu và đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Cũng theo bà Hạnh, ở Việt Nam, hiện nay cách hiểu về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp chưa đầy đủ và đúng nghĩa. Song một số mô hình gắn với kinh tế tuần hoàn đã và đang xuất hiện, tạo cơ hội cho kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phát triển như: Mô hình vườn ao chuồng (VAC), vườn ao chuồng bioga (VACB), vườn ao chuồng rừng (VACR) tại các tỉnh miền núi, vườn ao hồ (VAH) tại các tỉnh miền trung, lúa tôm, lúa cá… Nông nghiệp tuần hoàn nói chung và chăn nuôi tuần hoàn nói riêng, là hướng đi bền vững trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi. Ảnh: TL. Tuy nhiên, việc việc phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt nam đang gặp một số khó khăn: Những hướng dẫn về vai trò, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí của nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ ràng, thậm chí chưa có. Điều này dẫn tới nhận thức của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân còn mơ hồ, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ nên chưa tạo được động lực áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Năng lực tái chế, tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp còn rất hạn chế. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ xử lý, chất thải phế phụ phẩm trong nông nghiệp còn thiếu. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nên việc thu gom, phân loại cũng như đầu tư cho công nghệ tái chế chưa được quan tâm. Vì vậy, hiện nay mới có 10% phụ phẩm trồng trọt được sử dụng là chất đốt tại chỗ, 5% là nhiên liệu công nghiệp, 3% là thức ăn gia súc, còn 80% chưa được sử dụng và thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ… Đề xuất nhiều giải pháp Tại diễn đàn, tổ tư vấn gồm các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp… có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi đã giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của của các hộ sản xuất về nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế tuần hoàn, các quy định, chính sách hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đã đóng góp những giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả trên thực tế Tổ tư vấn diễn đàn trả lời, giải đáp những thắc mắc của người dân, doanh nghiệp về các quy định, chính sách xuay quanh kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp tuần hoàn. Ảnh: Trung Quân. Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Công ty Cổ phần T&T 159 Hòa Bình chia sẻ: Nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn bao gồm: Thiết kế tái sử dụng, khả năng linh động nhờ sự đa dạng, sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận, sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận, tư duy hệ thống và nền tảng sinh học. Cũng theo ông Thắng, để triển khai được mô hình kinh tế tuần hoàn trong trong nông nghiệp, cần xây dựng một số mô hình thí điểm, với sự tham gia của kinh tế tập thể (hợp tác xã) gắn với kinh tế tư nhân (doanh nghiệp trong hợp tác xã). Từ đó, phát triển hệ sinh thái cho vùng sản xuất nông nghiệp. Trong hệ sinh thái này, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, rường cột, làm trung tâm vùng lõi, dẫn dắt thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ kỹ thuật, hậu cần, chế biến… Song song đó, cần mở rộng liên kết vùng sản xuất theo khu vực, ngành hàng để kết nối phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong liên kết này, phế phụ phẩm của đơn vị này được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho đơn vị kia. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, nông dân nhận thức, hiểu biết các mô hình nông nghiệp tuần hoàn để sẵn sàng tham gia và cùng phát huy hiệu quả… Đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ góp ý: Cần khuyến khích bà con nông dân xử lý trả lại chất đất hữu cơ bằng cách để lại phần phụ cho đất (như thân lá sắn, ngô, cành lá chè sau đốn), tăng cường chế biến phụ phẩm như mùn cưa tạo thành phân bón hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp. Áp dụng các kỹ thuật mới sản xuất phân bón từ phân và chất thải chăn nuôi, khí đốt từ hầm Biogas, sử dụng làm nguyên vật liệu nuôi trồng đối tượng khác để khép kín tuần hoàn sản xuất… Có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư, khai thác, chế biến phế phụ phẩm trong nông nghiệp để tạo ra phân bón và giá thể hữu cơ; đẩy mạnh quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình sử dụng thức ăn chăn nuôi phối trộn, sử dụng phế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong chăn nuôi. Trung …

Tin mớiadmin22/11/2021
Quyết định số 186/QĐ-CN-VP ngày 29 tháng 10 năm 2021 Ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 của Cục Chăn nuôi

Quyết địnhadmin19/11/2021
Chương trình “ Tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và PTNT chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2021”
Chương trình “ Tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và PTNT chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2021”

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2021,  Sáng ngày 23/10/2021, Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức chuỗi các hoạt động “Tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nông thôn mới” tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Cụm đoàn khu liên cơ quan số 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội được Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT giao chủ trì thực hiện Chương trình tình nguyện này.  Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã chủ động, tích cực phối hợp với các Chi đoàn tại Cụm đoàn khu liên cơ quan số 16 Thụy Khuê, huyện Đoàn Na Rì, các đoàn viên thanh niên công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam lên Kế hoạch, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện. Ảnh: Đại diện Ban giám hiệu trường THCS Trần Phú nhận vở, sách truyện và trang thiết bị dậy và học từ đoàn công tác Đoàn thanh niên Bộ NN&PTNT đã trao tặng 1.500 quyển sách, 01 bộ máy tính, 01 bộ máy chiếu và nhiều sách, truyện cho trường THCS Trần Phú để xây dựng Tủ sách thanh niên đồng thời tổ chức khánh thành Công trình nước sạch và trồng cây lưu niệm. Ảnh: Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi trồng cây lưu niệm và khánh thành công trình nước sạch tại trường THCS Trần Phú  Cũng trong khuôn khổ của Chương trình tình nguyện tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tổ chức trao 2.000 gà giống (20 đàn gà khăn quàng đỏ), 1.000 kg thức ăn chăn nuôi, 20 bóng đèn và các loại vật tư (thuốc thú y, máng cho ăn, uống nước…) phục vụ cho việc chăm sóc đàn gà, đồng thời tổ chức tập huấn mô hình chăn nuôi gà cho đoàn viên thanh niên và phụ huynh, học sinh nhận được hỗ trợ. Ảnh: Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi tặng quà cho các em học sinh trường THCS Trần Phú Chương trình thể hiện tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi đối với cộng đồng, chung tay phát triển kinh tế, sinh kế khu vực miền núi và xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đây cũng là dịp để giáo dục về ý thức, trách nhiệm sống vì cộng đồng, xã hội cho Đoàn viên thanh niên Cục Chăn nuôi, môi trường để chia sẻ kiến thức chuyên môn và kết nối giữa các đoàn viên thanh niên. Nguồn: Chi đoàn Cục Chăn nuôi   …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin10/11/2021
Giá heo hơi hôm nay 27/10: Miền Bắc tiếp tục tăng mạnh
Giá heo hơi hôm nay 27/10: Miền Bắc tiếp tục tăng mạnh

Giá heo hơi hôm nay 27/10/2021 tại miền Bắc tiếp tục tăng thêm 1.000 – 5.000 đ/kg. Trong khi đó, giá heo hơi miền Nam lại đi ngang. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay Giá heo hơi hôm nay 27/10 tại thị trường miền Bắc tiếp tục tăng, giao dịch quanh mức 46.000 – 52.000 đ/kg Cụ thể, heo hơi tại Hưng Yên tiếp tục tăng giá thu mua lêm mức 52.000 đ/kg, tăng thêm 1.000 đ/kg so với hôm qua. Đây cũng là địa phương có mức giao dịch heo hơi cao nhất khu vực. Tương tự, Yên Bái cũng đang tăng nhẹ 1 giá lên mức 46.000 đ/kg, là địa phương có mức giá heo hơi thấp nhất khu vực hôm nay. Các tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình đồng loat tăng thêm 2.000 đ/kg, lên mức 47.000 đ/kg. Và đang ngang bằng với các địa phương Thái Bình và Tuyên Quang. Lào Cai và Vĩnh Phúc cũng không ngoại lệ, khi tăng mạnh 3.000 đ/kg so với hôm qua, lên mức 48.000 đ/kg. Đây cũng là mức giá giao dịch heo hơi đang neo tại Thái Nguyên. Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng lên mức 50.000 đ/kg, tăng mạnh thêm 5.000 đ/kg so với hôm qua. Còn thương lái tại Hà Nội đang tiếp tục thu mua heo hơi ở mức 49.000 đ/kg. Đây cũng là mức giá heo hơi tại Phú Thọ, sau khi tăng mạnh 4.000 đ/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay 27/10/2021 tại thị trường miền Bắc tăng thêm 1.000 – 5.000 đ/kg so với hôm qua. Giá heo hơi miền Trung hôm nay Giá heo hơi hôm nay 27/10 tại miền Trung và Tây Nguyên chỉ tăng ở vài nơi Trong đó, Thanh Hóa và Nghệ An sau khi tăng 2.000 đ/kg, cùng điều chỉnh giá thu mua lên mức 46.000 đ/kg. Trở thành 2 địa phương có mức giá heo hơi cao nhất khu vực. Hiện tỉnh Hà Tĩnh đang giao dịch heo hơi với giá thấp nhất khu vực, với 44.000 đ/kg. Các tình thành còn lại đồng loạt đi ngang, duy trì mức giao dịch tại 45.000 đ/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay 27/10/2021 ở miền Trung thu mua quanh mốc 44.000 – 46.000 đ/kg. Giá heo hơi miền Nam hôm nay Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay 27/10 đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, Đồng Nai đang là địa phương có mức thu mua heo hơi cao nhất khu vực hiện nay, duy trì ở giá 46.000 đ/kg. Trong khi đó, TP HCM, Bình Phước, Bình Dương, Long An và các tỉnh thành còn lại khác tiếp tục neo tại 45.000 đ/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay 27/10/2021 toàn miền Nam dao động quanh ngưỡng 45.000 – 46.000 đ/kg. Bàng …

Tin mớiadmin27/10/2021
Mỹ: Người nuôi gà hữu cơ 'sốc nặng' vì giá đậu tương hữu cơ tăng vọt
Mỹ: Người nuôi gà hữu cơ ‘sốc nặng’ vì giá đậu tương hữu cơ tăng vọt

Giá đậu tương hữu cơ của Mỹ được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi và sản xuất sữa đậu nành đã tăng lên mức cao kỷ lục. Tại Hoa Kỳ, giá thức ăn hữu cơ, chiếm 65% chi phí nuôi gà, đã tăng gần 20% vào năm 2021. Ảnh minh họa: Reuters. Lý do là khối lượng hàng nhập khẩu chiếm phần lớn nguồn cung của Hoa Kỳ suy giảm, gây ra sự tăng giá đối với thực phẩm, bao gồm cả gà nuôi hữu cơ. Đậu tương lên giá và các sản phẩm hữu cơ có giá cao hơn đang thúc đẩy lạm phát thực phẩm tại thời điểm người tiêu dùng mong muốn ăn ngon hơn và chú trọng đến sức khỏe trong đại dịch Covid-19. Ngành thực phẩm hữu cơ trị giá 56 tỷ USD của Mỹ cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu container vận chuyển và thị trường lao động eo hẹp do giá thực phẩm toàn cầu đạt mức cao nhất trong 10 năm. Các công ty thực phẩm và các nhà sản xuất gà đang gặp phải cú sốc lớn hơn từ giá đậu tương hữu cơ, được vận chuyển trong các container. Dù giá đậu tương thông thường chưa phải mức kỷ lục nhưng vẫn đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm. Các nhà sản xuất gà hữu cơ đang cắt giảm chi phí hoạt động để bù đắp chi phí thức ăn cao và tranh giành nguồn cung ứng nội địa thay vì ở nước ngoài. Theo ước tính của ngành nông nghiệp, Mỹ nhập khẩu khoảng 70% đậu tương hữu cơ và sản lượng hữu cơ của Mỹ hiện không tăng đủ lượng để bắt kịp với nhu cầu. Bell & Evans, một nhà sản xuất gà có tuổi đời 127 năm, và có trụ sở tại Pennsylvania, hàng tuần đều sử dụng các loại cây trồng hữu cơ của Mỹ làm thức ăn cho 500.000 – 600.000 con gà và “đang phải cạnh tranh để mua đậu tương với những người mua khác phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu trước đây”, theo chủ sở hữu Scott Sechler. “Công ty đã tăng tất cả giá gà trong tháng 7 và có khả năng sẽ cần tăng giá gà nuôi hữu cơ một lần nữa”, ông nói. “Chúng ta đang ở trong thời kỳ thách thức nhất kể từ khi thế giới hữu cơ bắt đầu mở ra với việc cho động vật ăn thức ăn hữu cơ và bán protein động vật hữu cơ. Tình hình hiện tại điên rồ giống như trong nhà thương điên”. Nhập khẩu đậu tương hữu cơ của Hoa Kỳ từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021 đã giảm 18% xuống còn khoảng 240.585 tấn, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Các lô hàng nhập khẩu từ Argentina, nhà cung cấp lớn nhất cho Hoa Kỳ, giảm 30%. Nhập khẩu từ Ấn Độ giảm 34%, làm trầm trọng thêm xu hướng suy giảm đã có từ trước, sau khi Hoa Kỳ vào tháng Giêng tăng cường các yêu cầu về chứng nhận cây trồng của Ấn Độ là hữu cơ. Trong khi Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu đậu tương thông thường số 2 thế giới, nông dân nước này lại chậm chuyển sang canh tác đậu tương hữu cơ, do đầu tư ban đầu quá lớn và thời gian chuyển đổi dài để đạt được chứng nhận hữu cơ. Giờ đây, khi xem xét lợi nhuận thu được từ canh tác thông thường trong bối cảnh nguồn cung đậu tương toàn cầu thấp, một số người trồng cho biết không đáng để bỏ thêm tiền và công sức để chuyển sang trồng hữu cơ. “Mỹ không có đủ ngũ cốc hữu cơ để thay thế tất cả các loại ngũ cốc hữu cơ nhập khẩu”, Sechler nhấn mạnh. Tắc nghẽn Tình trạng thiếu container vận chuyển sử dụng trong nhập khẩu cây trồng hữu cơ, kèm theo đó là việc tắc nghẽn tại các cảng của Hoa Kỳ đúng thời điểm người mua đang có nhu cầu tiêu dùng lớn, đã đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa lên mức kỷ lục. John Sheppard, Chủ tịch công ty nghiền đậu tương hữu cơ Sheppard Grain của Mỹ cho biết: “Thị trường hàng tiêu dùng đang trả thêm chi phí cho bất cứ container nào mà họ có thể tìm thấy. Sản phẩm nông nghiệp không thể cạnh tranh được”. Công ty dữ liệu hàng hóa Mercaris cho biết, giá đậu tương hữu cơ giao tại Trung Tây Hoa Kỳ vào tháng 9 đạt khoảng 33 USD/giạ, vượt qua mức kỷ lục trước đó đạt khoảng 25 USD/giạ trong năm 2014-15. Debarshi Sengupta, Giám đốc tài chính của nhà sản xuất gà Farmer Focus, cho biết giá thức ăn hữu cơ, chiếm 65% chi phí nuôi gà, đã tăng gần 20% vào năm 2021. Ông dự đoán giá thức ăn hữu cơ sẽ tăng gần 40% vào cuối năm nay nếu xu hướng giá hiện tại vẫn tiếp tục. Doanh số bán thực phẩm hữu cơ của Mỹ tăng 12,8% trong năm ngoái lên 56,5 tỷ USD, so với mức tăng 4,6% trong năm 2019, theo Hiệp hội Thương mại Hữu cơ. Năm 2020, thực phẩm hữu cơ chiếm 5,8% doanh số bán thực phẩm vì đại dịch đã thúc đẩy người tiêu dùng ăn nhiều bữa hơn ở nhà và tập trung vào các sản phẩm được coi là có lợi cho sức khỏe. Nhà sản xuất gà Perdue Farms hy vọng khách hàng chấp nhận mức giá cao hơn một phần do chi phí thức ăn hữu cơ tăng. “Chúng tôi đang tìm cách tăng cường nguồn cung ngũ cốc hữu cơ trong nước để ngăn chặn sự thay đổi giá trong tương lai”, người phát ngôn của công ty Andrea Staub cho biết. Các công ty thực phẩm và người sử dụng thức ăn chăn nuôi đang đàm phán để mua đậu tương hữu cơ của Mỹ với giá cao từ vụ thu năm nay kéo dài đến vụ thu hoạch năm sau. Nguồn cung trong nước sẽ vẫn còn hạn chế, những người tham gia đàm phán cho biết. Nông dân Mỹ đã thu hoạch khoảng 170.074 mẫu (68.827 héc-ta) đậu tương hữu cơ vào năm 2019, tăng 37% so với năm 2016, theo USDA. Tổng sản lượng đậu tương, phần lớn là cây biến đổi gen, chiếm 86,4 triệu mẫu (khoảng 35 triệu héc-ta) trong năm nay. Tại Hoa Kỳ, nông dân phải trồng trọt trong ba năm mà không sử dụng các chất bị cấm, chẳng hạn như hạt giống biến đổi gen và thuốc trừ sâu tổng hợp, để được chứng nhận là hoàn toàn hữu cơ. Nicole Atchison, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp nguyên liệu PURIS Holdings, công ty mua đậu tương hữu cơ của Mỹ, cho biết: “Đây không phải là một ngành công nghiệp có thể chuyển đổi trong một sớm một chiều”. (1 giạ đậu tương, lúa mì = 27,2 kg; 1 giạ ngô = 25,4 kg) Hương Lan (Theo …

Tin mớiadmin13/10/2021
Mỹ nói Việt Nam là 'cường quốc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi'
Mỹ nói Việt Nam là ‘cường quốc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi’

Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt, vốn đã tăng trưởng gần 30% trong thập kỷ qua, theo USDA. Tốc độ tăng trưởng nhanh Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vấn đề này giống như đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia, tăng trưởng tiêu thụ protein từ động vật đi đôi với sự phát triển kinh tế. Vì vậy Việt Nam đã chuyển sang nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt, vốn đã tăng gần 30% trong thập kỷ qua. Đồ họa cơ cấu ngành sản xuất thịt tại Việt Nam (thịt lợn màu nâu, thịt gia cầm màu xanh nhạt và thịt bò màu xanh đậm) từ năm 2011 đến 2021 (đơn vị triệu tấn) và lượng tiêu thụ thịt (kg) trên đầu người. Nguồn: GSOV Đến nay, Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á và dự báo sẽ là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ năm trên toàn cầu vào các năm 2021/22. Mặc dù thịt lợn vẫn là loại thịt chính được người dân Việt Nam lựa chọn, nhưng lượng tiêu thụ thịt gà và thịt bò cũng đang tăng lên. Theo Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế của USDA, nuôi trồng thủy sản và động vật có vỏ hoặc các loài khác cũng đang được mở rộng tại Việt Nam và tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào thị trường tiềm năng này. Sản lượng ngô của Việt Nam bắt đầu tăng lên từ những năm 1980 và tiếp tục xu hướng này cho đến năm 2015. Tuy nhiên, nó đã đạt đến “điểm uốn” vào năm 2015/16 khi nhập khẩu vượt sản lượng lần đầu tiên kể từ những năm 1970. Sản lượng ngô bị sa sút và giảm dần do hoạt động sản xuất trong nước ngày càng kém khả năng cạnh tranh so với ngô nhập khẩu về cả giá thành và chất lượng, dẫn đến Việt Nam không khuyến khích mở rộng diện tích ngô. Cùng lúc, nguồn cung tại Argentina và Brazil trở nên dồi dào hơn và nhìn chung được giao dịch với giá thấp hơn ngô Mỹ, nên hai quốc gia này đã trở thành bạn hàng cung cấp phần lớn lượng ngô nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2013/14 đến nay. Bất chấp sự xuất hiện của dịch tả lợn châu Phi (ASF) năm 2019 tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn không lo ngại khi tăng lượng nhập khẩu ngô về nước. Mặc dù năm 2021 số lượng ngô nhập về có giảm – mức giảm đầu tiên kể từ năm 2011/12 chủ yếu là do nguồn cung bị ảnh hưởng sương giá ở Brazil. Ngô Mỹ thường kém cạnh tranh hơn so với ngô Nam Mỹ do giá cả nhưng khi sản lượng ngô ở Argentina và Brazil bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hạn hán trong niên vụ 2018/19, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất của Mỹ. Cùng với ngô, các mặt hàng xuất khẩu phục vụ thức ăn chăn nuôi và thủy sản của Mỹ như bột ngũ cốc sấy khô, phụ phẩm lên men (DDGS) đã tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua. Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu của mặt hàng này của Mỹ, nhất là việc sử dụng DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng protein và năng lượng cao. Nhờ có cơ sở hạ tầng sản xuất ethanol tốt, Mỹ hiện là nước xuất khẩu mặt hàng DDGS lớn nhất thế giới và nhìn chung phải đối mặt với rất ít cạnh tranh. Xuất khẩu DDGS của Mỹ sang Việt Nam năm 2020 đạt gần 1,3 triệu tấn, trị giá hơn 275 triệu USD. Nhập khẩu tăng mạnh Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới. Trong đó ngô chiếm phần lớn, còn lại là lúa mì và lúa mạch thể hiện qua xu hướng trong ngành sản xuất thịt. Cụ thể là mặc dù sản lượng thịt tổng thể ở Việt Nam giảm trong năm 2019 do tác động của ASF đối với sản xuất thịt lợn, nhưng sản lượng thịt gà và thịt bò đều tăng trưởng trong giai đoạn này. Đồ họa mô tả sản lượng ngô trong nước (xanh đậm) và lượng nhập khẩu ngô (xanh nhạt) của Việt Nam từ 2011 đến năm 2021 (đơn vị triệu tấn). Nguồn: USDA Theo USDA, hầu hết sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đều thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, trong đó khoảng 70% lượng cá nuôi và 80% lượng tôm nuôi của Việt Nam được sản xuất ở 13 tỉnh cực nam của đất nước. Số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu cá da trơn năm 2020 của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, giảm so với năm trước do tác động của COVID-19. Dữ liệu hải quan chính thức cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các sản phẩm thủy sản của Việt Nam năm 2020 là 8,4 tỷ USD. Ngô và DDGS là hai trong số những thành phần phổ biến trong thức ăn chăn nuôi trên cạn. Các nghiên cứu, báo cáo về xu hướng thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản ở châu Á chỉ ra rằng các thành phần thức ăn chính vẫn được sử dụng ở Việt Nam bao gồm bột đậu nành, cám gạo và bột cá. Tuy nhiên một thử nghiệm do Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tài trợ cho thấy, DDGS cũng có thể dễ dàng được bổ sung vào khẩu phần ăn của cá da trơn tại Việt Nam, nhằm có thể thay thế cho các nguồn protein khác. Theo USDA, bên cạnh sự phục hồi của sản xuất thịt lợn và mở rộng sản xuất thịt bò và thịt gia cầm, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển của Việt Nam sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Kim …

Tin mớiadmin08/10/2021
Tài liệu Hội nghị trực tuyến Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022
Tài liệu Hội nghị trực tuyến Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022

Tài liệu Hội nghị trực tuyến Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm …

Uncategorizedadmin07/10/2021
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nghệ An sở hữu tổng đàn gia súc lớn nhưng đa phần là chăn nuôi nông hộ, do đó công tác quản lý an toàn phòng chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Trên địa bàn Nghệ An chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm đa số, do đó công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Ảnh: Anh Khôi. Quy mô càng lớn càng phải đề phòng Nghệ An có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn với 788.000 con trâu bò, 926.000 con lợn và trên 26 triệu con gia cầm. Số lượng dù “nhiều nhưng không tinh” bởi hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, phân tán chiếm đến 85%. Nhiều vùng chủ yếu chăn thả rông, chuồng trại không đảm bảo, khâu tiêm phòng chưa đạt đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý và ứng phó phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, dù trên địa bàn có hàng chục cơ sở giết mổ (bao gồm 19 cơ sở giết mổ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm) nhưng nhìn chung chính quyền cơ sở vẫn thiếu sự chỉ đạo, quản lý, đôn đốc, kiểm tra. Phần đa vẫn duy trì hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, chính những điều này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hai nữa, Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, lại nằm trên trục chính của các tuyến giao thông Bắc – Nam, do đó việc kiểm soát, hạn chế lây lan dịch bệnh từ các phương tiện giao thông càng khó khăn gấp bội. Là tỉnh có địa bàn rộng, lại nằm trên trục chính của các tuyến giao thông Bắc – Nam, vì thế quá trình kiểm soát vận chuyển phòng chống dịch bệnh gia súc trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Việt Khánh. Theo ghi nhận của NNVN, thực hiện Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh Nghệ An thì nhân viên thú y thuộc Ban NN-PTNT không nằm trong chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và không có chế độ phụ cấp. Trong thế “liệu cơm gắp mắm”, công tác chăn nuôi và thú y đành giao cho các chức danh như: công chức Địa chính – Nông nghiệp hoặc Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… theo hình thức kiêm nhiệm, vì thế hoạt động kém hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn, lộ trình đến 2025 Nghệ An đặt mục tiêu duy trì ổn định đàn trâu khoảng 268.000 con, đàn bò thịt từ 445.000 – 450.000 con, đàn bò sữa đạt 90.000 con. Trên tinh thần đó sẽ từng bước cơ cấu lại phương thức chăn nuôi, dần chuyển dịch theo quy mô công nghiệp, trang trại. Mục tiêu của ngành thú y tỉnh là chủ động khống chế hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để”. Nguyên nhân nữa xuất phát từ nhân lực chuyên ngành còn mỏng, đặc biệt cán bộ thú y cấp xã, lực lượng này vừa thiếu, vừa yếu, chưa kể phụ cấp thấp nên không thể níu chân họ nên hiện đang lộ ra nhiều lỗ hổng. Cẩn trọng không thừa Dịch lở mồm long móng (LMLM) trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướng giảm dần. Năm 2017 xảy ra khá nhiều ổ dịch với 446 con gia súc mắc bệnh. Từ  2018-2020 dịch chủ yếu xảy ra trên đàn trâu bò nhưng quy mô nhỏ lẻ, trong diện hẹp. Trong 6 tháng đầu năm 2021 diễn biến chung được kiểm soát tốt với chỉ tổng cộng 5 ổ dịch thuộc 29 hộ của 4 huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Diễn Châu và Tân Kỳ, số trâu, bò mắc bệnh chỉ 70 con. Qua theo dõi, phần đa các trường hợp bị bệnh là do không thực hiện tiêm phòng đầy đủ, không có đủ miễn dịch để chống chọi trước sự xâm nhập của virus. Ngoài ra, nhiều hộ chăn nuôi tự phát không bảo đảm vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, gia súc mua về không có nguồn gốc rõ ràng… cũng là nguyên nhân. Dịch lở mồm long móng được ngành chăn nuôi và thú y Nghệ An kiểm soát tốt trong những năm qua. Ảnh: Việt Khánh. Ông Đặng Văn Minh – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An khẳng định: “Để chủ động phòng, chống dịch bệnh LMLM trên gia súc, người chăn nuôi cần chú ý nắm bắt thông tin về diễn biến thời tiết chủ động phương án che chắn chuồng trại, tránh mưa rét, nhiễm lạnh. Tuyệt đối hạn chế để chuồng trại, vật nuôi bị ngấm, ứ đọng nước, đặc biệt là chuồng nuôi bê nghé”. Ngành chăn nuôi khuyến cáo, tiêm phòng vacxin LMLM là biện pháp tối ưu để nâng cao hệ thống miễn dịch, do đó người nuôi cần tuân thủ nghiêm túc cho đàn gia súc của mình. Đồng thời thực hiện tốt “5 không” trong phòng chống dịch: Không dấu dịch; Khi có dịch báo ngay cho thú y và chính quyền; Không bán chạy gia súc mắc bệnh; Không giết mổ gia súc mắc bệnh; Không vứt xác chết và chất thải gia súc ra môi trường. Cùng với đó, cần tăng cường cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho đàn vật nuôi nhằm nâng cao sức để kháng, qua đó chống lại mầm bệnh xâm nhập. Khi phát hiện có những triệu chứng bất thường (bỏ ăn, không nhai lại, nước dãi nhiều và trắng như bọt xà phòng, vành móng có vết loét, đi lại khó khăn) phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến để có biện pháp can thiệp kịp thời. Dựa theo tình hình thực tại, dễ thấy công tác quản lý và ứng phó dịch bệnh trên vật nuôi nói chung đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Trông chờ đơn thuần vào quá trình xoay xở của lực lượng chức năng chỉ là phương án trước mắt, lâu dài nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền các cấp. Việt …

Tin mớiadmin14/09/2021
Tuyệt đối không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản
Tuyệt đối không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản

Các địa phương cần chủ động rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19. Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và bảo đảm lương thực, thực phẩm cho nhân dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trực thuộc chủ động rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19. Cụ thể, các đơn vị cần rà soát tình hình, kế hoạch sản xuất các loại nông sản trên địa bàn; có phương án cụ thể, phù hợp đối với các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bảo đảm thúc đẩy sản xuất. Đối với các loại nông sản vào vụ thu hoạch cần thiết huy động các lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ, tuyệt đối không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, hàng hoá nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân nhất là tại các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và phục vụ xuất khẩu. Cùng với đó cần thường xuyên rà soát, cập nhật Danh mục các mặt hàng vật tư nông nghiệp (gồm: nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, trang thiết bị, thuốc, vacxin thú y…) phục vụ sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp và chế biến nông sản, phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đồng thời cần linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người và phương tiện vận chuyển các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản. Song song tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở có chuỗi sản xuất khép kín, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu như Masan, Japfa, CP,… bảo đảm nguồn cung ứng kịp thời các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Phạm …

Tin mớiadmin23/07/2021
Công văn số 4150/BNN-CN ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt và lâm nghiệp về việc gặp khó khăn khi lưu thông, vận chuyển vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản,… tại một số địa phương đang có dịch Covid-19. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 789/CĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2021 về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu kép, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nông sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người và phương tiện vận chuyển các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản được lưu thông trên địa bàn của tỉnh và liên tỉnh khi đã tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các nội dung nêu …

Tin mớiadmin21/07/2021
Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN-PTNT bắt tay ngay vào việc
Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN-PTNT bắt tay ngay vào việc

Chiều 19/7, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tại đầu cầu hai miền, nhằm thúc đẩy sản xuất, cung ứng nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Lâm Đồng đủ khả năng cung ứng 6.000-7.000 tấn rau/ngày Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, Sở đã liên hệ với TP.HCM để hỗ trợ nông sản cho các vùng cách ly. “Hiện nay, khả năng cung ứng mỗi ngày của Lâm Đồng cho thành phố khoảng từ 6.000-7.000 tấn rau”, ông Sơn cho biết. Cũng theo ông Sơn, hiện giá rau đang tăng cao chứ không có chuyện rẻ và dư thừa như một số thông tin đã đưa trước đó. Hiệp hội bán lẻ hiến kế các chung cư nên mở thêm điểm bán hàng Theo đại diện Hiệp hội bán lẻ, để thực hiện quy định “3 tại chỗ”, các sản phẩm đóng gói chế biến bị giảm nguồn cung tới 50% (do một số nhà máy phải đóng cửa). Phía Hiệp hội mong muốn chính quyền địa phương khi áp dụng giãn cách nên bám sát tình hình thực tiễn để chỉ đạo, không để hàng hóa ùn ở nơi sản xuất và thiếu ở nơi bán hàng. Hiệp hội đưa ra đề xuất các khu chung cư nên mở thêm nhiều điểm bán hàng để phục vụ kịp thời nhu cầu cho nhân dân. Cần có hướng dẫn cụ thể trong tất cả các khâu cung ứng nông sản Từ khi thực hiện Chỉ thị 16, các doanh nghiệp thu mua rau quả chưa được hướng dẫn cụ thể. Tại các nhà máy sơ chế, công nhân rất lo ngại do chưa có hướng dẫn lao động trong điều kiện dịch bệnh. Thêm vào đó, các vùng bị phong tỏa dẫn đến thương lái không thể vào thu mua, tiêu thụ, làm thị trường bị thiếu hụt. Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị có biện pháp, hướng dẫn cụ thể trong tất cả các khâu như thu hoạch, nhà máy sơ chế, vận chuyển tiêu thụ. Đồng quan điểm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh các doanh nghiệp cần phối hợp với các Sở NN-PTNT để hình thành chuỗi an toàn cung ứng rau củ quả. Cần Thơ kiến nghị duy trì chợ truyền thống Khó khăn của Cần Thơ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa. Lý do là xe vận chuyển phải đi qua nhiều trạm kiểm soát dịch. Ngoài ra, việc chăn nuôi từ con giống, thức ăn chăn nuôi cũng khó. Đầu cầu Cần Thơ cho biết, tỉnh kiến nghị các tỉnh, địa phương duy trì chợ truyền thống để giúp bà con nông dân tiêu thụ được nông sản. Thứ hai, giá phân bón đang tăng quá cao, nên tỉnh khó phối hợp với Cơ quan Trung ương kiểm soát dc giá thực phẩm, duy trì sản xuất ổn định. Thứ ba, “mô hình vận chuyển hàng hóa, con giống đi các tỉnh cần cơ chế ưu tiên”, phía đầu cầu Cần Thơ góp ý. Lý do là hiện tại một số con giống chưa thu hoạch được, cần có quy trình chung cho các tỉnh nuôi thủy sản, giúp thông thương cho các tỉnh. “Chẳng hạn, đi từ miền Trung đến ĐBSCL phải mất quá nhiều thủ tục, chưa có một cơ chế ưu tiên, luồng xanh cho nông sản”, phía đầu cầu Cần Thơ nêu dẫn chứng. Đồng Tháp mong muốn Bộ NN-PTNT đứng ra tạo chuỗi thu mua – tiêu thụ khép kín Đầu cầu Đồng Tháp cho biết tỉnh cố gắng kết nối các doanh nghiệp để tạo luồng đi cho nông sản. Ngoài ra, phối hợp với Cục Chế biến để tìm đầu ra cho quả nhãn. “Đề nghị Bộ đứng ra, tạo một chuỗi thu mua, tiêu thụ khép kín cho các địa phương, giúp tiêu thụ nhanh hơn”, phía Đồng Tháp cho biết. “Hiện tỉnh đang học tập kinh nghiệm của Bắc Giang trong việc thu hoạch, bao tiêu đầu ra quả vải”. Trà Vinh dồi dào hàng hóa Theo đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện tỉnh chưa có sản phẩm nào bị ứ đọng hay chưa tiêu thụ được. Vị đại diện cho biết TP.HCM nói thiếu nhưng tỉnh lại đang dồi dào hàng hóa. Cụ thể, lúa gạo đảm bảo 70% nhu cầu tiêu thụ ngoài tỉnh, chăn nuôi đảm bảo 50% nhu cầu tiêu thụ ngoài tỉnh, thủy sản đảm bảo 60-65%. Tuy nhiên, cũng theo đại diện Sở NN-PTNT Trà Vinh, trong thời gian TP.HCM giãn cách, việc tiêu thụ nông sản tắc nghẽn là do các lái xe không dám thực hiện vận chuyển do sợ dịch bệnh. “Mong TP.HCM cho các tỉnh biết quy trình đưa xe nông sản tiêu thụ vào thành phố. Thêm vào đó, kiến nghị TP.HCM có kênh kết nối cung cầu tiêu thụ”, vị đại diện phát biểu. TP.HCM đã rà soát nhu cầu của người dân Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ khẳng định đã rà soát nhu cầu của người dân thành phố. Theo đó, rau dự kiến thiếu khoảng 1.500 tấn, nhưng trứng chỉ thiếu khoảng 300.000-400.000 quả. Số liệu trên được thống kê thông qua 9 đầu mối kết nối. Ngoài ra, “những xe từ miền Đông vào thành phố vẫn thuận lợi và được tạo điều kiện tối đa”, ông Vũ cho biết thêm. Tây Ninh cung cấp 20.000 tấn rau, 40.000 tấn lúa cho TP.HCM “Số nông sản nói trên sẽ được tỉnh Tây Ninh cung cấp cho TP.HCM trong thời gian 14 ngày tới”, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết. Tuy nhiên, tỉnh đang gặp khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa. Về lâu dài sẽ có ách tắc sản xuất do các nhà máy đóng cửa. Dự báo hàng hóa sẽ bị thiếu. Tỉnh đã động viên bà con tiếp tục sản xuất. Về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định sẽ làm việc với Bộ Công Thương để cấp luồng xanh, tạo điều kiện cho việc vận chuyển nông sản. TP.HCM cố gắng trung chuyển hàng hóa không cần thông qua chợ đầu mối Để làm được điều này, thành phố dự kiến kết nối với các HTX tại các tỉnh thành để trung chuyển hàng hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó, thành phố cũng cố gắng mở lại các chợ đầu mối, chợ truyền thống. Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết, từ nay đến cuối năm, Đồng Nai sẽ làm việc với TP.HCM để khi các chợ đầu mối mở lại sẽ thông tin chi tiết chính xác cho tiểu thương. Tỉnh Đồng Nai cũng tích cực điều phối thông tin nông sản thừa thiếu, chú trọng việc phòng ,chống dịch trong các cơ sở giết mổ. Về phía TP.HCM, theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, sở đã đề xuất việc đặt hàng online thông qua Bưu điện Thành phố. “Hiện nay, thành phố ưu tiên tiêm vacxin cho hơn 300 nhân viên cơ sở giết mổ trên địa bàn, do đó có thể đảm bảo nhu cầu về thịt”, ông Hiệp cho biết. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân TP.HCM vẫn thiếu khoảng 3 triệu trứng gà, hơn 2.000 tấn rau củ. Phân bón tăng giá dẫn đến giá rau củ quả sẽ tăng 10%. Thức ăn chăn nuôi cũng tăng nên giá thịt gia súc sẽ tăng nhẹ. 5 việc cần làm ngay của các tỉnh thành phía Nam Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh 5 việc cần làm ngay của các tỉnh thành phía Nam để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản. Một là, cần theo dõi dự báo tình hình nguồn cung từ nay đến cuối năm. Các tỉnh có 2 nhiệm vụ để cung ứng sản xuất: Thứ nhất phải đảm bảo cung ứng cho địa bàn, thứ hai là tiếp tục hỗ trợ cho TP.HCM. Hai là, các tỉnh cần báo cáo tổ công tác tình hình cơ sở sản xuất giết mổ. Nếu 1 cơ sở chế biến giết mổ có nhân viên dính Covid-19 sẽ làm đứt gãy cả chuỗi cung ứng. Các tỉnh cần rà soát lại, đặc biệt là TP.HCM. Ba là, Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương đã tạo điều kiện tối đa để cung ứng nông sản, vậy thì các tỉnh không những phải cung ứng sản phẩm tiêu thụ mà còn cần tập trung vào vật tư để sản xuất. Bốn là, các tỉnh nên phối hợp với Bộ Công Thương để củng cố tình hình phát triển chuỗi cung ứng nông sản. Nên hình thành chuỗi thể hiện vai trò của Nhà nước. Năm là, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và lưu thông đang thiếu hụt, cần phải tháo gỡ sớm. Theo Bộ NN-PTNT, tại TP.HCM, giá lương thực, thực phẩm trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7/2021 đều tăng so với các tháng trước đó. Cụ thể, giá lương thực tăng 0,46%; giá thực phẩm tăng 0,37% so tháng trước, trong đó rau củ quả tăng mạnh do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, nguồn rau về chợ giảm (bắp cải tăng 18,53%, su hào tăng 5,28%, đậu cô ve tăng 22,78%, rau muống tăng 5,38%, rau tươi khác tăng 5,63%). Trong khi đó, giá thịt các loại có xu hướng giảm (thịt heo giảm 1,92%; thịt bò giảm 0,75%), giá các loại trứng tăng 2,36%-3,41%, giá nhiều mặt hàng thủy hải sản đa số tăng 6%-20% vì lượng thủy hải sản tươi về chợ bình quân giảm 10% so tháng trước. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn TP.HCM ước tính khoảng 10 triệu người. Cụ thể: Các doanh nghiệp bình ổn thị trường: chiếm 30% – 40% thị phần. Thương nhân các chợ đầu mối (mặt hàng rau, củ, quả, thủy hải sản, thịt gia súc) chiếm 60% -70% thị phần. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác chiếm 10% – 20% thị phần. Để thực hiện công tác phòng, chống dịch, trong trường hợp cần điều chuyển hàng hóa bằng các kênh giao dịch phù hợp, để đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt đến với người tiêu dùng trên địa bàn, Bộ NN-PTNT khuyến cáo chuyển dịch năng lực cung ứng. Cụ thể: Các chợ đầu mối (mặt hàng rau, củ, quả, thủy hải sản, thịt gia súc) chiếm 25%-30% thị phần. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác chiếm 20% – 30% thị phần. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường đẩy mạnh sản xuất, tăng cường dự trữ, đảm bảo cung ứng hàng hóa tăng 50%. Về các chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP. HCM, hiện có 2.833 tổng điểm cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn. Trong số này: 106 Các siêu thị, 2.616 Hệ thống cửa hàng tiện lợi, và 111 Hệ thống các Chợ truyền thống. Nhìn chung, người dân tập trung mua lương thực, thực phẩm từ hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Do phải đáp ứng điều kiện giãn cách, cấm tụ tập đông người nên người dân vẫn phải xếp hàng lâu mới mua được hàng hóa thiết yếu. Việc thu mua nông sản của các thương lái, hiện hoạt động chậm lại, thậm chí đóng cửa do dịch bệnh. Giá nhiều nông sản giảm mạnh khi các đợt dịch bùng phát trùng với thời điểm vào vụ thu hoạch rộ. Vấn đề đáng lưu tâm nhất là lưu thông hàng hóa. Các xe vận chuyển tiêu thụ nông sản khi lưu thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ phải tuân thủ kiểm dịch, kiểm tra nhiều tại các chốt nên tăng chi phí vận chuyển. Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa khó khăn do nhiều tỉnh, thành phố yêu cầu lái xe khi đi ra từ vùng dịch phải thực hiện cách ly nên đã khiến các thương lái tại các tỉnh lo ngại khi vào địa bàn tỉnh để thu mua nông sản. Container vận chuyển khan hiếm, giá thành vận chuyển cao do nhiều lái xe lo ngại việc phải thực hiện cách ly thời gian dài sau khi từ vùng có dịch trở về. Nhóm …

Tin mớiadmin19/07/2021
Anh: Thu nhập trang trại giảm 20% trong một năm do thời tiết, Covid-19 và Brexit
Anh: Thu nhập trang trại giảm 20% trong một năm do thời tiết, Covid-19 và Brexit

Khó khăn gia tăng đối với các nông dân nhỏ khi gần một tỷ bảng Anh đã biến mất khỏi nền kinh tế nông nghiệp của Vương quốc Anh vào năm 2020. Tổng thu nhập từ nông nghiệp, được chính phủ Anh tính toán hàng năm, đã giảm từ gần 5,2 tỷ bảng vào năm 2019 xuống chỉ còn hơn 4,1 tỷ bảng vào năm 2020. Ảnh: Alamy. Thu nhập từ nông trại đã giảm đáng kể vào năm 2020, do thời tiết xấu kết hợp với tác động của đại dịch Covid-19 và các vấn đề liên quan đến Brexit đã quét sạch gần một tỷ bảng Anh khỏi nền kinh tế nông nghiệp của Vương quốc Anh và gia tăng khó khăn cho nhiều nông dân nhỏ. Tổng thu nhập từ nông nghiệp, được chính phủ Anh tính toán hàng năm, đã giảm từ gần 5,2 tỷ bảng vào năm 2019 xuống chỉ còn hơn 4,1 tỷ bảng vào năm 2020, giá trị thấp nhất tính theo giá trị thực kể từ năm 2007. Vụ phong tỏa do đại dịch Covid-19 vào mùa xuân năm 2020 khiến nhiều nông dân quay cuồng khi thị trường chính của họ trong cung cấp hàng hóa cho dịch vụ ăn uống đã biến mất chỉ sau một đêm. Nông dân đã phải đổ sữa tươi xuống cống khi họ phải vật lộn để tập trung vào việc cung cấp cho các siêu thị. Thời tiết khắc nghiệt cũng gây ra một thiệt hại lớn, với mưa lớn và bão đầu năm 2020 đã ngăn cản việc trồng trọt trước một trong những mùa xuân khô hạn nhất được ghi nhận. Vụ thu hoạch lúa mì giảm mạnh và các cây trồng chủ lực khác như khoai tây bị ảnh hưởng. Nhìn chung, giá trị sản lượng cây trồng đã giảm 999 triệu bảng, mặc dù giá trị vật nuôi tăng khoảng 490 triệu bảng trong năm. Tom Bradshaw, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Nông dân Quốc gia, cho biết: “Biến động là thứ mà nông dân phải quen để thích nghi nhưng nó không làm cho việc ứng phó dễ dàng hơn, đặc biệt là khi tiếp tục có quá nhiều sự không chắc chắn về những thay đổi trong tương lai đối với chính sách nông nghiệp và sự thiếu rõ ràng đối với các chương trình [trợ cấp] mới”. Nông dân đang phải đối mặt với việc cắt giảm nghiêm ngặt các khoản trợ cấp của họ, vì họ không còn nhận được các khoản thanh toán theo chính sách nông nghiệp chung của EU và chính phủ đang dần áp dụng một hệ thống quản lý đất theo môi trường mới, theo đó nông dân sẽ được trả tiền để cung cấp “hàng hóa công cộng” như trồng cây, cải tạo đất, bảo vệ động vật hoang dã và các biện pháp phòng chống lũ lụt. Tuy nhiên, chi tiết về cách thức hoạt động của hệ thống mới vẫn chưa rõ ràng và nhiều nông dân đang phải đối mặt với sự bất ổn gia tăng do tác động của Brexit và các thỏa thuận thương mại mới. Một thỏa thuận thương mại sắp đạt được với Úc có khả năng mở cửa thị trường thịt của Vương quốc Anh cho một dòng thịt bò Úc giá rẻ, một số được sản xuất bằng các phương pháp có thể là bất hợp pháp ở Vương quốc Anh. Tuần trước, chính phủ Anh đã công bố khoản thanh toán mới lên tới 100.000 bảng cho những nông dân nghỉ hưu, với một số ưu đãi cho những người mới tiếp quản. Nhưng nhiều người lo ngại rằng các khoản thanh toán sẽ thúc đẩy sự hợp nhất hơn nữa trong ngành nông nghiệp ở Anh, ép các nông dân nhỏ lẻ ủng hộ các doanh nghiệp nông nghiệp thâm canh lớn và các trang trại nhà máy. Tim Farron, người phát ngôn của Đảng Dân chủ Tự do về môi trường, lương thực và các vấn đề nông thôn, cho biết: “Đảng Bảo thủ đang đưa những người nông dân Anh và môi trường của chúng ta tới thất bại. Họ đang cắt giảm các khoản thanh toán hỗ trợ, đưa ra các giao dịch thương mại mà không có đủ đảm bảo và họ khuyến khích những người nông dân có kinh nghiệm rời đi mà không đảm bảo sẽ có người thay thế họ. “Thu nhập giảm mạnh này là do Đảng Bảo thủ quản lý kém. Đảng Bảo thủ phải thay đổi cách giải quyết ngay bây giờ trước khi chúng ta thấy thu nhập giảm hơn nữa và nông dân phải bỏ sản xuất”, Tim nhấn mạnh. Số lượng trang trại gia đình nhỏ ở Anh đã giảm hơn 100.000 trang trại kể từ năm 1990 và nhiều nông dân nhỏ được tờ Guardian liên hệ cho thấy mối lo ngại về một cuộc di cư lớn hơn khi các thỏa thuận thương mại mới hậu Brexit được ký kết. Thái tử Charles đã viết trên tờ Guardian trong tuần vừa rồi rằng những người nông dân nhỏ là điều cần thiết cho một nền nông nghiệp tương lai bền vững sẽ giúp giảm khí nhà kính và nuôi dưỡng nông thôn. Ông kêu gọi các hộ nông dân nhỏ ở Anh và trên thế giới đoàn kết trong các hợp tác xã để tăng sức ảnh hưởng của họ và thúc đẩy các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường. Hương Lan (Theo The …

Tin mớiadmin01/06/2021
Tạm ngừng nhập khẩu lợn thịt từ Thái Lan
Tạm ngừng nhập khẩu lợn thịt từ Thái Lan

Trong quá trình thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lô lợn sống 980 con nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đã phát hiện lô lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi… Ngày 28/5/2021, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ký Công văn số 3157/BNN-TY gửi Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội, thông báo về việc: Tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan vào Việt Nam. Công văn dẫn thông báo của cơ quan kiểm dịch thuộc Cục Thú y Việt Nam, ngày 19/5/2021, trong quá trình thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lô lợn sống 980 con nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đã phát hiện lô lợn bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi.  Vì vậy, “Để ngăn ngừa bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam làm lây lan dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng thông báo tới Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội về việc Việt Nam tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan kể từ ngày 30/6/2021. “Đối với những lô lợn sống đã được doanh nghiệp hai nước ký hợp đồng mua bán và sẽ vận chuyển về Việt Nam đến hết ngày 29/6/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn tiếp tục cho phép nhập khẩu vào Việt Nam và sẽ chỉ đạo cơ quan thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm”, Công văn nêu rõ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nuôi để giết mổ làm thực phẩm của Thái Lan, xem xét cho phép nhập khẩu trở lại khi các điều kiện về an toàn dịch bệnh được bảo đảm. Trước đó, năm 2020, do nguồn cung trong nước thiếu hụt trầm trọng khiến giá thịt lợn tại Việt Nam tăng quá cao, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đã ký văn bản cho phép lợn sống từ Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm hoặc được nuôi bắt đầu từ ngày 12/6/2020. Văn bản này nêu rõ, khi ngành chăn nuôi trong nước đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dừng nhập khẩu và quyết định này được thông báo cho các doanh nghiệp trước 1 tháng. Theo Cục Thú y, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu gần 226 nghìn tấn thịt lợn các loại, tăng 260% so với năm 2019. Nguồn nhập chủ yếu là từ các nước Nga, Ba Lan, Brazil, Canada, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha. Riêng về nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, thống kê của Cục Thú y cho thấy, từ giữa tháng 6/2020 đến ngày 13/1/2021 đã có hơn 503 nghìn con lợn được nhập về Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm. Trong quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 34,65 nghìn tấn thịt lợn (mã HS 0203), trị giá 80,07 triệu USD, tăng 101,4% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Đan Mạch là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, lợn sống vẫn tiếp tục được nhập từ Thái Lan về, với sống lượng ước tính mỗi tháng khoảng 30 nghìn đến 50 nghìn …

Tin mớiadmin31/05/2021
Công văn Số: 82 /SPS-BNNVN ngày 27 tháng 5 năm 2021 V/v Thông báo của Thái Lan tạm dừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam
Công văn Số: 82 /SPS-BNNVN ngày 27 tháng 5 năm 2021 V/v Thông báo của Thái Lan tạm dừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam

Ngày 25/5/2021, Thái Lan ra thông báo các biện pháp khẩn cấp số G/SPS/N/THA/394 tới Việt Nam về việc Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan ra lệnh tạm dừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Cúm gia cầm độc lực cao (Serotype H5N6 và H5N1) (Thông báo kèm theo). Nội dung chính như sau: -Theo công báo Chính phủ Thái Lan, từ ngày 15/12/2020, Thái Lan đã tạm ngừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam (hiệu lực đến ngày 15/3/2021). Tuy nhiên, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nhận định tại Việt Nam tiếp tục bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI). Do đó, Thái Lan cần ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh HPAI vào nước này. Theo Đạo luật dịch tễ động vật B.E. 2558 (2015), việc nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam bị tạm dừng trong thời hạn 90 ngày sau khi đăng trên công báo Hoàng gia Thái Lan (ngày 21/4/2021). Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Quý Cơ quan: 1.Xem xét các thông tin liên quan trong thông báo đểcó giải pháp thích ứng. 2.Thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan thuộc phạm vi điều chỉnh của biện pháp này. Văn phòng SPS Việt Nam thông báo để Quý cơ quan biết, phối hợp thực …

Tin mớiadmin27/05/2021
Hồ sơ thiết kế mẫu thiết bị khí sinh học kiểu KT1 và KT2 (Dùng cho các tỉnh phía Nam)

Môi trường chăn nuôiadmin25/05/2021
Hồ sơ thiết kế mẫu thiết bị khí sinh học kiểu KT1 và KT2 (Dùng cho các tỉnh phía Bắc gồm cả tỉnh Thừa Thiên Huế

Môi trường chăn nuôiadmin25/05/2021
Giá ngô tương lai vượt ngưỡng 7 USD/giạ do lo ngại về thời tiết ở Brazil
Giá ngô tương lai vượt ngưỡng 7 USD/giạ do lo ngại về thời tiết ở Brazil

‘Giá ngô kỳ hạn tăng trên 7 USD/giạ lần đầu tiên trong hơn 8 năm qua. Lý do là Brazil thiếu mưa dẫn đến lo ngại về nguồn cung bị thu hẹp’, Bloomberg đưa tin. “Giá ngô giao dịch tương lai tăng thêm 3,6% lên 7,04 USD/giạ trên Sàn giao dịch Chicago, mức cao nhất kể từ tháng 3/2013. Giá ngô kỳ hạn giao tháng 7 tăng vọt, và chốt cuối ngày với mức tăng 2,5% lên 6,9675 USD/giạ. Đậu nành và lúa mì cũng tăng giá”, Bloomberg cho biết. Bài báo của Bloomberg giải thích: “Hôm 4/5, nhà kinh doanh cây trồng lớn Bunge Ltd. đưa ra dự đoán nhu cầu cây trồng trở nên mạnh mẽ khi thế giới đối mặt với đại dịch, động thái Trung Quốc tăng mua từ nguồn cung của Mỹ và ngành công nghiệp diesel mở rộng”. Bài báo cho biết thêm, “Khô hạn đang cản trở vụ ngô chủ chốt thứ hai của Brazil và một số khu vực trồng trọt chính của nước này sẽ tiếp tục không có mưa trong tuần tới, theo Somar – cơ quan dự báo thời tiết của Brazil. Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến sản lượng hơn nữa, và các nhà phân tích bao gồm Safras và StoneX Brazil đã cắt giảm ước tính cho vụ thu hoạch tới. Tình trạng thiếu hụt sản lượng sẽ khiến nguồn cung ngũ cốc toàn cầu bị kéo dài và có nguy cơ gây ra lạm phát lương thực hơn nữa”. Trước đó, cũng trong tuần này, Bloomberg còn có một bài báo khác viết: “Có những dấu hiệu về điều kiện tốt hơn ở các nước cung cấp lớn khác, điều này có thể giúp hạ nhiệt thị trường [ngô]. Nông dân Hoa Kỳ đang trồng ngô với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm, nhờ thời tiết nắng ấm. Dữ liệu mới nhất của chính phủ cho thấy việc gieo hạt sắp hoàn thành một nửa. Công ty tư vấn SovEcon ước tính những dấu hiệu ban đầu cũng cho thấy một vụ mùa lớn kỷ lục ở Ukraine”. Điều kiện tốt của Hoa Kỳ – cùng với giá cao – đã làm gia tăng suy đoán trên thị trường rằng nông dân tăng diện tích trông ngô hơn nhiều so với dự đoán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. “Cơ quan sẽ cập nhật dự báo của mình vào cuối tháng 6”, Bloomberg cho biết. Cùng quan điểm, ngày 5/5, Reuters đưa tin “Nông dân Mỹ đang đi trước kế hoạch gieo trồng ngô và đậu tương năm 2021 bắt đầu vào tháng 5, tháng gieo trồng bận rộn nhất. Dự báo thời tiết không chính xác không tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng liền mạch trong những tuần tới, nhưng giá hấp dẫn có thể khắc phục những điểm chưa hoàn hảo đó”. “Thị trường vẫn kỳ vọng sự gia tăng đáng kể diện tích trông ngô và/hoặc đậu tương trong cuộc khảo sát về diện tích tháng 6 sau khi các dự định trong tháng 3 không như dự đoán, mặc dù diện tích trồng ngô thường không được bổ sung vào những ngày mưa ẩm ướt. Tuy nhiên, các so sánh trước đó có thể bị lãng quên vì giá ngô kỳ hạn mới đã có một đợt tăng giá chưa từng có trong vài tháng qua, làm phức tạp thêm các kịch bản về diện tích có thể xảy ra cho cả cuộc khảo sát tháng 6 và kết quả báo cáo cuối cùng. Trong 40 năm qua, có 15 lần kết quả diện tích trồng ngô cuối cùng cao hơn dự định trồng báo cáo trong tháng Ba. Khối lượng mưa tháng 5 cao hơn mức trung bình chỉ ở hai trong số 15 trường hợp đó: năm 2004 và năm 2017. Diện tích đạt được năm 2017 ở mức tối thiểu, diện tích bổ sung của năm 2004 là một ngoại lệ lớn khi xem xét tới yếu tố thời tiết”, Reuters viết. (1 giạ ngô = 25,4 kg) Hương Lan (Theo Bloomberg, …

Tin mớiadmin10/05/2021
Trung Quốc có thể nhập 40 triệu tấn ngô trong năm nay
Trung Quốc có thể nhập 40 triệu tấn ngô trong năm nay

Các chuyên gia nhận định, lượng nhập khẩu ngô của Trung Quốc làm thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng lên và đạt mốc kỷ lục vì nhu cầu trong nước thiếu hụt nặng. Hãng Bloomberg cho biết, lượng ngô Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ có thể đạt mốc 40 triệu tấn trong niên vụ này, so với 11 triệu tấn của năm 2020. Ảnh: Daniel Acker Việc Trung Quốc tăng lượng nhập khẩu ngô Mỹ ngoài nguyên nhân khách quan là tình hình sản xuất ngô tại Ukraine gặp khó khăn, khiến giá ngô tăng mạnh thì còn có cả việc thực thi bản thỏa thuận thương mại giai đoạn một của cuộc thương chiến giữa hai cường quốc. Kể từ tháng 3 năm 2020, giá ngô tại Trung Quốc đã tăng vọt, đạt đỉnh 2.900 nhân dân tệ (442 USD)/tấn. Bước sang năm 2021, mặc dù giá ngô đã có lúc giảm xuống mức 2.700 nhân dân tệ/tấn từ tháng 3 đến đầu tháng 4, nhưng sau đó đã tăng trở lại thêm 150 nhân dân tệ/tấn, tính đến cuối tuần qua và dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong lịch sử. Xi Yinsheng, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, giá ngô đang trên đà thiệt lập kỷ lục trên mọi mặt trận thu mua, giao sau và bán buôn và điều này phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung- cầu. Các nhà phân tích cho biết trong những năm gần đây, các kho dự trữ lương thực của Trung Quốc đã nhanh chóng cạn kiệt, trong khi khoảng cách giữa các khu vực sản xuất cũng ngày một lớn thêm. Nhu cầu tăng đẩy giá ngô cao cũng khiến nông dân Trung Quốc mở rộng diện tích ngô tự phát. Ảnh: GloabalTimes  Ông Xi cho biết: Cùng với tác động của đại dịch Covid-19, giá các loại cây có hạt đang tăng cao, trong đó giá ngô tăng mạnh nhất do chênh lệch cung cầu trong nước nới rộng. Dự báo, nhu cầu bùng nổ ở Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy việc nhập khẩu ngô. Số liệu từ Viện nghiên cứu ASKCI cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay, lượng nhập khẩu ngô của Trung Quốc đã ở mức 4,8 triệu tấn, tăng 414% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó hãng tin Reuters dẫn nguồn Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ nhập khẩu một lượng ngô lớn nhất từ trước tới nay và có thể đạt mốc lịch sử 24 triệu tấn trong niên vụ 2020/21. Mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ vẫn tăng cường sản xuất ngô trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. “Mỹ sẽ thay thế Ukraine trở thành nhà cung cấp ngô lớn nhất cho Trung Quốc và lượng nhập khẩu ngô của Mỹ sẽ chiếm 70% lượng ngô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm nay”, một chuyên gia giấu tên cho biết. Dữ liệu từ nền tảng thông tin thị trường trực tuyến Qichacha cho thấy, thị trường ngũ cốc sôi động khiến số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia kinh doanh ngành hàng ngô đã tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý đầu tiên của năm 2021, có 16.000 đăng ký mới được ghi nhận, tăng 120 % so với cùng kỳ năm ngoái. “Thậm chí là ngay cả khi không hề có một thông báo chính thức nào kích thích ngành hàng ngô, nhưng diện tích ngô trồng tự phát cũng đang tăng mạnh, bất chấp thị trường có nhiều sản phẩm thay thế ngô nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi”, chuyên gia Meng Jinhui cho biết. Kim Long (Reuters, GlobalTimes) Meng Jinhui, một nhà phân tích chuỗi ngành ngô của Bộ Nông nghiệp cho hay, “Trung Quốc không giới hạn đối với nhập khẩu ngô. Ngoài 10 triệu tấn từ khu vực Biển Đen như Ukraine và Nga, dự báo sẽ có khoảng 30 triệu tấn được nhập khẩu từ …

Tin mớiadmin19/04/2021
'Số hóa' quản lý chăn nuôi
‘Số hóa’ quản lý chăn nuôi

Tỉnh Bình Định đang triển khai quản lý chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc… trong chăn nuôi bằng công nghệ 4.0. Xây dựng trung tâm mua bán động vật tập trung Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, thời gian qua, hình thức qua chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng giảm, thay vào đó là phát triển chăn nuôi tập trung. Với nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại, những năm qua Bình Định đã phát triển được 74 trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao. Trong đó, có một doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ là Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước); 59 trang trại, cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP), an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; 14 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Bình Định còn chú trọng thu hút đầu tư các dự án chế biến gia súc, gia cầm nhằm nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Trang trại heo giống quy mô 450.000 con/năm của THACO Group đầu tư tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung. Trong năm 2021, Sở NN-PTNT Bình Định tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia súc, gia cầm; triển khai quy hoạch khu chăn nuôi công nghệ cao Nhơn Tân tại xã Nhơn Tân (Thị xã An Nhơn) và tiếp tục xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn tại huyện Hoài Ân. Bên cạnh đó, ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ chăn nuôi, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, khép kín, áp dụng công nghệ cao. Cũng theo ông Đoàn Văn Hùng, tại huyện Hoài Ân, địa phương được mệnh danh là “vựa heo lớn nhất miền Trung”, ngoài xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn, huyện này còn đầu tư xây dựng trung tâm mua bán động vật tập trung để quản lý cả đầu vào lẫn đầu ra của gia súc. Hiện khu trung tâm mua bán động vật tập trung ở đây đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng với diện tích 2,5 ha tại thôn An Hậu (xã Ân Phong), xây dựng 1 số hạng mục cơ sở hạ tầng như tường rào cổng ngõ, hệ thống chiếu sáng, đường giao thông… Theo anh Võ Duy Tín, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, UBND tỉnh Bình Định đã chứng nhận nhà đầu tư dự án, mọi hồ sơ thủ tục đã hoàn thành cơ bản, dự án này có tổng kinh phí dự kiến khoảng 25 tỷ đồng. Hiện ở Bình Định đã có 800 cơ sở chăn nuôi được chọn triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain. Ảnh: Vũ Đình Thung. Hoài Ân không chỉ là địa phương có phong trào chăn nuôi heo mạnh nhất tỉnh Bình Định, mà với tổng đàn heo luôn ổn định từ 300.000-400.000 con, Hoài Ân còn được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung. Trung tâm mua bán động vật tập trung được xây dựng với mục đích vừa quản lý được số lượng heo xuất, nhập trên địa bàn, mà qua đó còn kiểm soát được dịch bệnh. Đặc biệt, lượng heo xuất bán khỏi địa phương trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn buộc phải đi qua trung tâm mua bán động vật tập trung để được ngành chức năng xử lý về thú y, phân loại, đóng dấu. Đây cũng là cách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm làm tăng giá trị sản phẩm để tiến tới xây dựng thương hiệu heo Hoài Ân. “Số hóa” việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh  Đầu năm nay, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Văn bản số 175/UBND-TH ngày 11/1/2021 chỉ đạo Cục Thống kê, Sở NN-PTNT, Sở Tài chính và Sở Công thương phối hợp thực hiện triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain trên địa bàn tỉnh năm 2021. Đầu tháng 3/2021, để thực hiện việc khai báo và quản lý phần mềm có hiệu quả, Cục Thống kê Bình Định đã phối hợp với Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch phân công công việc thực hiện phần mềm quản lý đàn vật nuôi và thông tin chống dịch cụ thể. Theo đó, ngành chức năng sẽ tuyên truyền cho người chăn nuôi hiểu ý nghĩa, quyền lợi, trách nhiệm trong việc tham gia chương trình quản lý đàn chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Người chăn nuôi cũng sẽ nắm bắt cách thao tác ứng dụng trên điện thoại thông minh để báo cáo tình hình đàn vật nuôi, dịch bệnh và việc tiêu thụ, vận chuyển; thực việc chủ động, tự giác trong việc báo cáo số liệu chăn nuôi, dịch bệnh… Bình Định sẽ từng bước “số hóa” công tác quản lí chăn nuôi trên địa bàn. Ảnh: Vũ Đình Thung Từ phần mềm nói trên, các cơ quan chức năng sẽ quản lý được tổng đàn vật nuôi thường xuyên trên địa bàn; có thông tin nhanh, chính xác về đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; quản lý thông tin thống kê; nắm bắt được tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có những giải pháp kịp thời phòng, chống dịch bệnh. Phần mềm cũng sẽ giúp quản lý việc áp dụng an toàn sinh học, tiêm phòng, thức ăn tại cơ sở chăn nuôi; giúp ngành chức năng quản lý về tình hình tiêm phòng, theo dõi được trang trại bị lây nhiễm dịch bệnh, việc xử lý tiêu hủy gia súc, gia cầm và việc hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh… Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, ngành nông nghiệp Bình Định đang giao cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Công ty TNHH Chế tạo máy và Dịch vụ công nghệ cao Te-Food tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đàn vật nuôi và thông tin chống dịch khẩn cấp cho cán bộ quản lý và các hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn. Người chăn nuôi sẽ được cung cấp miễn phí phần mềm trên điện thoại thông minh kết nối Internet, sau khi hoàn tất khai báo thông tin, hệ thống sẽ cung cấp mã quản lý, sử dụng. Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định cho biết: Hiện đã có 800 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định được chọn để triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain trong năm 2021. Trong đó, huyện Hoài Ân có 450 cơ sở, Thị xã An Nhơn có 100 cơ sở, huyện Phù Cát có 100 cơ sở, Thị xã Hoài Nhơn có 80 cơ sở và huyện Phù Cát có 70 cơ sở. Te-Food là phần mềm quản lý từ trang trại đến bàn ăn. Theo đó, phần mềm sẽ quản lý số lượng đàn đối với heo thịt, heo nái, heo con. Về quản lý dịch bệnh, đối với heo bị bệnh, người chăn nuôi sẽ báo cáo, qua đó áp dụng quy trình xử lý từ sát trùng chuồng trại, sử dụng vacxin. Te-Food cũng giúp quản lý truy xuất chuỗi cung ứng thịt heo ra đến thị trường; đặc biệt hỗ trợ kết nối các kênh tiêu thụ và xây dựng thương hiệu; giúp cơ quan quản lý nắm được số lượng đàn, cập nhật chính xác số liệu chăn nuôi; hỗ trợ nhận biết và kiểm soát dịch bệnh; kiểm soát từ khâu vận chuyển, thức ăn, giết mổ, tiêu thụ… Vũ Đình …

Tin mớiadmin15/04/2021
Xã biên giới thu tiền tỷ từ nuôi trâu vỗ béo
Xã biên giới thu tiền tỷ từ nuôi trâu vỗ béo

Xã biên giới Quang Hán, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) tập trung phát triển mô hình nuôi trâu vỗ béo, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người chăn nuôi. Mô hình vỗ béo trâu của ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Công Hải. Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Quang Hán, chúng tôi đến thăm mô hình vỗ béo trâu của gia đình ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn phát triển vỗ béo trâu ở xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Định chia sẻ: Năm 2012, thấy nhiều nơi phát triển nuôi trâu vỗ béo bằng cách nuôi nhốt cho hiệu quả cao, nên vợ chồng ông đã mạnh dạn làm chuồng trại tập trung. Thời điểm đó, gia đình còn nhiều khó khăn, phải vay vốn ngân hàng nên chỉ dám nuôi 2 – 3 con/lứa. Chăn chủ yếu bằng rau, chuối nên trâu phát triển chậm, phải 4 tháng mới xuất bán được, hiệu quả kinh tế chưa cao. Không nản chí, vợ chồng ông tiếp tục tìm hiểu các thông tin trên ti vi, báo đài về kỹ thuật chăn nuôi trâu vỗ béo rồi áp dụng theo. Ngoài rau, chuối, gia đình đã trồng thêm vài nghìn m2 cỏ voi, sử dụng thêm các loại cám để thay đổi thức thức ăn theo từng ngày nên đàn trâu phát triển nhanh hơn hẳn. Cứ khoảng 2 – 3 tháng xuất bán một lứa. “Hiện nay, gia đình tôi nuôi trung bình 8 – 10 con trâu/lứa. Mỗi lần xuất bán, mỗi con trâu cho thu lãi trung bình 6 – 8 triệu đồng. Nhiều con trâu dù chỉ mua về được nửa tháng nhưng nếu gặp khách và đúng thời điểm giá cao thì bán luôn cũng có thể cho lãi vài triệu đồng”, ông Định cho biết thêm. Cũng là một trong những hộ chăn nuôi trâu vỗ béo điển hình ở xã, ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng mỗi lứa đang vỗ béo 6 con trâu. Từ vỗ béo trâu, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống có nhiều đổi thay. Ông Hội tâm sự: Vỗ béo trâu là nghề cho thu nhập ổn định so với nhiều nghề nông khác nhưng chi phí đầu tư cũng khá cao. Muốn chăn nuôi hiệu quả phải làm tốt từ khâu chọn giống. Phải chọn con dáng cao to, vai nở, lưng dài. Không mua loại còn non vì thời gian vỗ béo lâu, tốn thức ăn, lợi nhuận thấp, chậm quay vòng vốn. Ông thường đi tìm mua trâu nặng khoảng hơn 4 tạ về vỗ béo, mỗi con đầu tư cũng khoảng 40 triệu đồng. Ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh mỗi lứa vỗ béo 6 con trâu. Ảnh: Công Hải. Theo ông Hội, vỗ béo trâu việc pha trộn thức ăn là khâu quan trọng nhất. Thức ăn bao gồm: cỏ voi xay nhuyễn, rau, chuối, cám… đảm bảo sạch sẽ. Nguồn nước uống cũng được pha thêm các loại muối khoáng cần thiết, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Ngoài nguồn dinh dưỡng, trong quá trình chăn nuôi, cần quan tâm đến vệ sinh, che chắn chuồng trại, tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ. Nhiều năm nay, cùng với phát triển cây quýt, xã Quang Hán tuyên truyền người dân đẩy mạnh phát triển vỗ béo trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ đạo các xóm mở rộng diện tích trồng cỏ voi, mỗi năm xã trồng trên 60 ha cỏ voi và nhiều loại cỏ khác. Toàn xã có hơn 450 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo với tổng số hơn 2.000 con, trong đó hơn 90% số hộ vỗ béo trâu. Tập trung nhiều tại các xóm: Vững Bền, Bản Niếng, Pò Mán, Pú Dô, Bản Tám… Trung bình, mỗi hộ nuôi từ 3 – 5 con/lứa, một số hộ vỗ béo từ 8 – 10 con/lứa. Mỗi con trâu sau 2 – 3 tháng vỗ béo có thể cho thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/con. Ảnh: Công Hải. Ông Hoàng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Quang Hán cho biết: Người dân trong xã thường chọn vỗ béo trâu vì con trâu tăng trọng lượng nhanh hơn, giá bán lại cao và ổn định hơn con bò. Đa số các hộ vỗ béo trâu tại xã đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao từ 100 – 200 triệu đồng/năm. Thời gian tới, mô hình vỗ béo trâu vẫn là một trong những hướng đi chính để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu ở địa phương. Công …

Tin mớiadmin12/04/2021
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021), Chi đoàn Cục Chăn nuôi tổ chức Lễ “Trưởng thành đoàn” cho các đoàn viên trong Chi đoàn và chương trình “Trồng cây xanh”.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021), Chi đoàn Cục Chăn nuôi tổ chức Lễ “Trưởng thành đoàn” cho các đoàn viên trong Chi đoàn và chương trình “Trồng cây xanh”.

Sáng ngày 22/03/2021, tại Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định Chăn nuôi, Chi đoàn Cục Chăn nuôi long trọng tổ chức Lễ trưởng thành Đoàn cho 11 đoàn viên và chương trình trồng cây xanh nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021) với sự tham gia tham gia của toàn bộ 36 Đoàn viên Chi đoàn. Toàn thể hội nghị làm lễ chào cờ Tham dự buổi lễ có đồng chí Tống Xuân Chinh, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chủ tịch Công đoàn Cục Chăn nuôi; đồng chí Phương Văn Vĩnh, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ 5, Giám đốc Trung tâm Khảo, Kiểm nghiệm và Kiểm định chăn nuôi; đồng chí Nguyễn Hoàng Linh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tại buổi lễ, Đồng chí Nguyễn Văn Tình, Bí thư Chi đoàn Cục Chăn nuôi báo cáo hoạt động của Chi đoàn trong thời gian qua. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Đảng ủy, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi đoàn Cục Chăn nuôi từng bước phát triển, tổ chức, triển khai nhiều phong trào và hoạt động thanh niên, tạo môi trường phấn đấu, rèn luyện lành mạnh cho Đoàn viên Chi đoàn. Chi đoàn cũng đã biên tập và chiếu video giới thiệu về quá trình thành lập và phát triển của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và hình ảnh về hoạt động của Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2021. Đồng chí Nguyễn Văn Tình, Bí thư Chi đoàn Cục Chăn công bố Quyết định trưởng thành Đoàn   Đồng chí Nguyễn Văn Tình đã công bố Quyết định số 123-QĐ/ĐTN ngày 16/3/2021 của Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận trưởng thành Đoàn cho 11 đồng chí đoàn viên của Chi đoàn Cục Chăn nuôi. Thay mặt các đoàn viên trưởng thành Đoàn dịp này, đồng chí Võ Thị Vân xúc động phát biểu, chia sẻ những kỷ niệm khó phai trong suốt thời gian hoạt động Đoàn, đặc biệt là thời gian hoạt động tại Chi đoàn Cục Chăn nuôi. Qua đây, đồng chí gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chi đoàn đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ các đồng chí trong suốt thời gian vừa qua. Đồng thời, bày tỏ niềm tin tưởng vào thế hệ các đồng chí Đoàn viên trẻ kế cận, tin tưởng với sự sáng tạo, năng động, nhiệt tình của các đoàn viên thanh niên, Chi đoàn sẽ tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng ủy, Lãnh đạo Cục, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT tin tưởng, giao cho. Các đồng chí trưởng thành Đoàn sẽ vẫn tiếp tục đồng hành, đóng góp trí tuệ, công sức với công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Bộ Nông nghiệp và PTNT nói chung và của Cục Chăn nuôi nói riêng trong thời gian tới. Đồng chí Võ Thị Vân thay mặt Đoàn viên trưởng thành phát biểu Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tống Xuân Chinh, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chủ tịch Công đoàn Cục Chăn nuôi ghi nhận những đóng góp của Đoàn thanh niên trong thời gian qua. Đồng chí cho rằng, hoạt động trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cơ hội tốt, môi trường lành mạnh để rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng vì vậy thanh niên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng chí khẳng định Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Chăn nuôi sẽ luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động của Đoàn thanh niên. Đồng chí Tống Xuân Chinh, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chủ tịch Công đoàn Cục Chăn nuôi phát biểu tại buổi lễ Thay mặt Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng chí Nguyễn Hoàng Linh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên biểu dương những kết quả đã đạt được của Chi đoàn. Đồng chí khẳng định, những kết quả này đã góp vào thành công chung của Đoàn Bộ năm 2020 và đề nghị Chi Đoàn Cục Chăn nuôi tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tính chủ động, sáng tạo để thực hiện tốt kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2021. Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Chi đoàn trong các phong trào và hoạt động thanh niên. Đồng chí Nguyễn Hoàng Linh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT  phát biểu tại buổi lễ Chi đoàn Cục Chăn nuôi tổ chức chương trình “Trồng cây xanh” – trồng hàng cây hoa Ban trước cổng Trung tâm Khảo, Kiểm nghiệm và Kiểm định chăn nuôi tại Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đồng chí Tống Xuân Chinh, đồng chí Nguyễn Hoàng Linh, đồng chí Phương Văn Vĩnh và đồng chí Nguyễn Văn Tình tham gia trồng cây Đây là hoạt động hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong công tác bảo vệ môi …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin01/04/2021
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi tích cực tham gia Chương trình Hiến máu tình nguyện năm  2021 “Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi tích cực tham gia Chương trình Hiến máu tình nguyện năm 2021 “Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”

Hiến máu tình nguyện là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Mỗi giọt máu hiến tặng không chỉ góp phần cứu sống người bệnh trong giờ phút hiểm nghèo mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời   Đoàn viên Cục Chăn nuôi tích cực tham gia chương trình hiến máu tình nguyện. Nhằm phát huy tinh thần tương thân thương ái, sẵn sàng cứu người, đề cao nghĩa cử cao đẹp, hưởng ứng Chương trình Hiến máu tình nguyện năm 2021 do Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Huyết học – truyền máu TW tổ chức, Đoàn viên thanh niên và cán bộ, công nhân viên chức Cục Chăn nuôi đã tích cực tham gia hiến máu tình nguyện ngay tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và PTNT vào ngày 15/3/2021. Đây là hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, ý nghĩa xã hội của Đoàn viên thanh niên Cục Chăn nuôi chào mừng Tháng thanh niên và kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 -26/3/2021). Với ý nghĩa và mục đích nhân văn cao cả: “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”, chương trình đã diễn ra và thành công tốt đẹp với sự tham gia của hơn 500 công nhân viên chức đang công tác, học tập tại các đơn vị của Bộ Nông nghiệp, đã bổ sung được gần 300 đơn vị máu vào ngân hàng máu quốc gia, đóng góp tích cực vào hoạt động cứu, chữa người bệnh tại các cơ sở y tế trong toàn quốc./. Nguồn: Đoàn thanh niên Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin18/03/2021
Lần đầu Việt Nam nhân bản thành công lợn Ỉ
Lần đầu Việt Nam nhân bản thành công lợn Ỉ

Các nhà khoa học Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã áp dụng thành công phương pháp nhân bản lợn Ỉ từ tế bào soma mô tai trưởng thành. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm và kiểm tra đàn lợn Ỉ được nhân bản vô tính thành công tại Viện Chăn nuôi sáng 14/3. Ảnh: Nguyễn Chương. Ngày 10/3/2021, 4 lợn Ỉ con đã chào đời khỏe mạnh tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi, phát triển tốt từ công nghệ này. Đây là một bước tiến vượt bậc về khoa học công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân bản động vật, khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế nền khoa học công nghệ của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trước đó, được sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo sát sao của Bộ NN-PTNT, tháng 7/2020, Viện Chăn nuôi đã tổ chức triển khai Đề tài “Nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma” thuộc “Chương trình trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”. TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết: Công nghệ nhân bản động vật với quy trình tạo dòng “tế bào cho” từ mô tai lợn Ỉ sử dụng trong quá trình cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản. Quy trình tạo dòng “tế bào nhận” có màng sáng hoặc không có màng sáng được sử dụng cho quá trình cấy chuyển nhân tế bào và tạo phôi lợn nhân bản. Quy trình cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản với tỷ lệ tạo phôi nang lợn Ỉ nhân bản đạt cao. Quy trình cấy chuyển phôi lợn nhân bản Phương pháp nhân bản lợn Ỉ từ tế bào soma mô tai trưởng thành được Viện Chăn nuôi áp dụng thành công. Ảnh: Nguyễn Chương. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học của Viện đã không ngừng đầu tư trí tuệ, cập nhật tiến bộ khoa học trên thế giới để tổ chức, nghiên cứu, xây dựng, chuẩn hoá và đưa vào ứng dụng các công nghệ, phương pháp mới như tạo tế bào trứng nhận không có màng sáng (zona pellucida) trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn rất hạn chế. Ưu điểm của phương pháp này dễ thao tác khi cấy chuyển nhân “tế bào cho”, tạo được nhiều phôi trong thời gian ngắn. Mặt khác, việc cấy chuyển phôi lợn 5 – 6 ngày tuổi đã nâng cao tỷ lệ thụ thai từ 24% (ở mức trung bình trên thế giới) lên 61%. Chính vì vậy, ngày 10/03/2021 đã có 4 “lợn Ỉ nhân bản” ra đời, khỏe mạnh và phát triển tốt. Kết quả đạt được của Đề tài đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế (Tạp chí công nghệ sinh học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Theriogenology). Thành tựu nổi bật này đã mở ra các hướng nghiên cứu mới về: Ứng dụng Công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống; Bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, động vật quý hiếm; Kết hợp công nghệ nhân bản động vật với công nghệ chỉnh sửa gen để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tạo ra những con lợn nhân bản theo ý muốn, phục vụ cho việc cấy ghép nội tạng trong tương lai. 4 con lợn Ỉ được nhân bản vô tính thành công tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Chương. Nhân bản hay nhân bản vô tính ở động vật là các cá thể có thể được tạo ra từ một tế bào lấy từ nguyên bản gốc mà không phụ thuộc vào quá trình thụ tinh. Năm 1979, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những con chuột giống hệt nhau về mặt di truyền đầu tiên bằng cách tách phôi chuột trong ống nghiệm. Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những con bò, cừu và gà giống hệt nhau về mặt di truyền bằng cách chuyển nhân của một tế bào lấy từ phôi thai ban đầu vào một quả trứng đã được loại bỏ nhân của nó. Đến năm 1996, sau 276 lần thử nghiệm, các nhà khoa học Scotland đã thành công trong việc nhân bản vô tính trên động vật có vú đầu tiên (nhân bản từ một tế bào soma lấy từ một động vật trưởng thành bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma) để tạo ra được con cừu Dolly. Hai năm sau, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã nhân bản 8 con bê từ một con bò duy nhất. Đến nay đã có trên 20 loài động vật khác nhau đã được nhân bản như: cừu, mèo, hươu, nai, chó, trâu, lợn, ngựa, la, bò, thỏ và chuột… với số lượng ngày càng nhiều. Nguyên …

Tin mớiadmin18/03/2021
ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA "TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ"
ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA “TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ”

Hưởng ứng lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2021 của Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 05 tháng 3 năm 2021 Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã tham gia trồng hơn 300 cây tại khu di tích và các tuyến đường liên xã Tả Thanh Oai và các xã của huyện Thanh Trì để cùng thực hiện công trình “Hàng cây thanh niên”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân, đồng thời hưởng ứng Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” và hướng tới chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021) Cũng trong khuôn khổ hoạt động này, Đoàn viên thanh niên Cục Chăn nuôi đã tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại Khu di tích cách mạng “Bác Hồ về tát nước chống cạn” và một số tuyến đường của xã Tả Thanh Oai. Chuỗi các hoạt động này đã góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm sống vì cộng đồng, xã hội, vì thế hệ tương lai của đoàn viên thanh niên, đồng thời nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên và người dân địa phương trong việc trồng cây xanh nhằm xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, chung tay bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin18/03/2021
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi tích cực tham gia phong trào “Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh”
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi tích cực tham gia phong trào “Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh”

Được sự đồng ý của Đảng ủy và Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, ngày 05/3/2021 Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các chi đoàn tại khu liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp hưởng ứng phong trào “Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh” do Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT nói chung, Chi đoàn Cục Chăn nuôi nói riêng chào mừng kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên (26/3/1931 – 26/3/2021) Phong trào “Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh” Trong ngày phát động, Đoàn viên thanh niên Cục chăn nuôi và các chi đoàn tại khu liên cơ quan, số 16 Thụy Khuê  đã ra quân, trồng 100 khóm hoa và đặt tại  hàng rào phía trước trụ sở cơ quan tạo mỹ quan cho nơi làm việc. Các chậu hoa được giao từng chi đoàn cụ thể phụ trách theo dõi, chăm sóc, thay thế định kỳ để bảo đảm duy trì cảnh quan của trụ sở làm việc. Đoàn thanh niên tham gia trồng hoa tạo hàng rào xanh Cũng trong buổi chiều cùng ngày, các đoàn viên đã có mặt cùng nhau tiến hành tổng vệ sinh khu vực khuôn viên và hướng dẫn mọi người phân loại rác đúng cách và bỏ rác đúng nơi quy định. Đoàn thanh niên tại khu liên cơ quan, số 16 Thụy Khuê đã bố trí 04 thùng phân loại rác hữu cơ và vô cơ, đặt tại 02 tòa nhà để toàn thể cán bộ, công chức, người lao động chung tay phân loại rác, bảo vệ môi trường. Đoàn thanh niên tham gia vệ sinh và hướng dẫn phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định Những việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lớn lao qua đó góp phần nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên về lối sống tích cực, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung để xây dựng nơi làm việc thân thiện với môi trường. Nguồn: Chi đoàn Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin17/03/2021
Công văn số 141/CN-TĂCN ngày 21 tháng 01 năm 2021 về tình hình giá và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Công văn số 141/CN-TĂCN ngày 21 tháng 01 năm 2021 về tình hình giá và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi

Kính gửi: Các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi   1.Thời gian gần đây giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) nhất là các loại ngũ cốc liên tục tăng cao và dự báo sẽ còn giữ ở mức cao này đến Quý II năm 2021 gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi trong nước. Nhằm giảm thiểu tác động bất lợi này, Cục Chăn nuôi đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất TACN thực hiện một số nội dung sau: – Sử dụng tiết kiệm triệt để, hiệu quả nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản xuất TACN; – Tăng cường các giải pháp tìm kiếm, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu; – Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến giá nguyên liệu TACN trên thế giới và trong nước để có giải pháp ứng phó kịp thời; – Điều chỉnh mức độ và lộ trình thay đổi giá bán TACN phù hợp không gây ảnh hưởng nhiều làm xáo trộn sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước. 2.Ngày 09/11/2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT (có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2020), trong đó có quy định về kê đơn thuốc thú y trong sản xuất TACN và danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng, rất quan trọng và quan trọng (tại các Phụ lục VIII, IX, X) được phép sử dụng để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non theo lộ trình đã được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.  Đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất TACN nghiên cứu kỹ các nội dung của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT để sử dụng kháng sinh trong TACN đảm bảo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nếu có có vướng mắc, đề nghị liên hệ tới Cục Chăn nuôi, Cục Thú y để được giải thích, hướng dẫn. Cục Chăn nuôi trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các Quý đơn vị vì sự ổn định và phát triển của ngành chăn …

Tin mớiadmin22/01/2021
Mức hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi
Mức hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng chính phủ vừa ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi năm 2020. Theo Quyết định, Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi, hộ chăn nuôi nông hộ, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi (cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể như sau: 1- Đối với lợn con, lợn thịt các loại: Hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi; 2- Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: Hỗ trợ 35.000 đồng/kg lợn hơi. Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ cụ thể như sau: a- Đối với lợn con, lợn thịt các loại: Hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi; b- Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: Hỗ trợ 12.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có). Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh. Các cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; các quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương Theo quy định, đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại. Còn các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên thì chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% thì Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại thì Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do Dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương (gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện. Vũ Phương …

Tin mớiadmin07/01/2021
Năm đặc biệt với ngành chăn nuôi Việt Nam
Năm đặc biệt với ngành chăn nuôi Việt Nam

2020 là một năm đặc biệt với ngành chăn nuôi Việt Nam khi trải qua hàng loạt những sự kiện lớn chưa từng có trong lịch sử. Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn. Ảnh: Trần Minh. Nóng hổi với giá lợn Với ngành chăn nuôi Việt Nam, năm 2020 không thể không nhắc đến câu chuyện xoay quanh con lợn. Có những thời điểm giá lợn hơi và giá thịt lợn nóng từ nông thôn đến thành thị, từ nghị trường Quốc hội tới các cuộc họp thường kỳ, cuộc họp điều hành giá của Chính phủ. Chưa bao giờ trong lịch sử mà người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng phải thốt lên rằng, “giá lợn hơi tăng như vậy là quá đáng”. Quả thực, trong lịch sử ngành chăn nuôi Việt Nam, lần giá lợn tăng cao nhất cũng chỉ lên tới 62.000 đồng/kg, song năm 2020 giá lợn hơi đã có thời điểm chạm mốc 100.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá lợn hơi biến động và tăng mạnh năm 2020 ai cũng biết là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, một dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm với con lợn, xuất hiện từ năm 2021, nhưng đến nay chưa có vacxin, chưa có thuốc điều trị mà tỉ lệ gây chết lợn khi mắc phải lên tới 100%. Dù so với Trung Quốc, Việt Nam đã rút ngắn thời gian khống chế được dịch từ 17 tháng xuống 13 tháng, song bệnh dịch tả lợn Châu Phi cũng đã kịp gây thiệt hại khoảng 6 triệu đầu lợn, tổng đàn lợn nái sụt giảm mạnh từ gần 4 triệu con xuống mức đáy chỉ còn 2,7 triệu con. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng thở phào cho biết, đến giờ này có thể khẳng định giá lợn hơi đã giảm theo đúng dự báo và lộ trình ngành nông nghiệp đề ra là cuối quý 3 đầu quý 4. Để có được thành công này, theo ông Nguyễn Văn Trọng là do có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, chủ động, sát sao của Bộ NN-PTNT khi giữ được cơ bản đàn lợn cụ kỵ, ông bà 109.000 con, tư liệu quan trọng đầu tiên để việc tái đàn thành công. Theo ông Trọng, tính đến hết năm 2020, tổng đàn nái của Việt Nam đã tăng lên 3 triệu con, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 26 triệu con, bằng 85% so với trước dịch. Đặc biệt, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn cả nước tăng lên 5,55 triệu đầu lợn, chiếm 23% tổng đàn lợn của cả nước. So với lúc trước dịch, khối doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng trưởng tới 160% và so với ngày 1/1/2020 tăng 155%. Bên cạnh đó, nhờ có rất nhiều chính sách hỗ trợ tốt về con giống, đất đai, cơ chế, đến nay đã có tới 16 tỉnh, thành tái đàn vượt 100% so với trước dịch, điển hình như Bình Phước tăng trưởng tới 170%, tổng đàn lợn từ 800.000 con nay đã tăng lên mức 1,3 triệu con. Bên cạnh thành quả của việc tăng đàn, tái đành thành công trong thời gian ngắn kỷ lục, Bộ NN-PTNT cũng đã kịp thời tham mưu Chính phủ lần đầu tiên cho nhập khẩu thịt lợn từ Nga và lợn sống thương phẩm từ Thái Lan một cách an toàn, qua đó góp phần tạo hiệu ứng tâm lí hạ nhiệt giá lợn, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tín hiệu rất mừng với ngành chăn nuôi năm 2020 là có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ và chế biến thay vì chỉ đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi và con giống. Ảnh: MML. Thu hút dự án đầu tư kỷ lục Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, 2019 – 2020 là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với ngành chăn nuôi nước ta, nhưng cũng chính là giai đoạn đặc biệt thăng hoa với ngành chăn nuôi ở lĩnh vực thu hút đầu tư. Dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng điểm qua một số dự án đang đầu tư và đã khánh thành, 2020 chính là năm có làn sóng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi sôi nổi nhất. Trong đó, các doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành chăn nuôi gia cầm như: Minh Dư, Cao Khanh, Dabaco… tiếp tục nâng cấp, mở rộng nâng cấp nhà máy con giống hiện đại hàng đầu thế giới với quy mô hàng trăm triệu con giống mỗi năm. Các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngoài ngành cũng liên tiếp có những dự án đầu tư quy mô vào chăn nuôi như: Cargill, Japfa, Hòa Phát, Thaco, Mavin, Hùng Nhơn, Tân Long… với tổng giá trị đầu tư lên tới cả tỉ USD. Điểm đáng mừng là hầu hết các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam đều là những dự án quy mô lớn, công nghệ  cao, chăn nuôi quy trình khép kín, là nền tảng, tiền đề quan trọng để ngành chăn nuôi Việt Nam từng bước hiện đại hóa, phát triển bền vững. Gần đây nhất, ngày 23/12, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chính thức khánh thành Nhà máy giết mổ gia cầm lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại tỉnh Bình Phước với quy mô đầu tư 250 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án sẽ có quy mô giết mổ 50 triệu con gà/năm và giai đoạn 2 nâng công suất lên 100 triệu con gà/năm, trở thành tổ hợp nhà máy con giống, gia công, giết mổ, chế biến gà lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2020 ngành chăn nuôi đón làn sóng đầu tư kỷ lục của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Ảnh: Mavin. Trước đó, ngày 3/10, Công ty Cổ phần Masan MEATLife trực thuộc Tập đoàn Masan chính thức đưa Tổ hợp chế biến thịt MEAT Deli Sài Gòn tại tỉnh Long An trị giá 1.800 tỷ đi vào hoạt động với công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm, tương đương với 155.000 tấn sản phẩm thịt mát và thịt chế biến từ thịt mát. Như vậy, cùng với Nhà máy MEAT Hà Nam khánh thành tháng 12/2018, Masan hoàn toàn đủ khả năng cung ứng được cơ bản nhu cầu tiêu thụ thịt mát cho hai thành phố lớn nhất của cả nước là TP.HCM và Hà Nội và tương lai là cho hàng chục triệu dân của Việt Nam. Bên cạnh việc đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, giết mổ lợn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan còn công bố rót vốn sở hữu 51% Công ty Cổ phần 3F Việt, chính thức bước chân vào lĩnh vực giết mổ gia cầm. Việc có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, giết mổ vốn đòi hỏi suất đầu tư lớn, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro thay vì chỉ tập trung vào phần ngọn là sản xuất con giống, cho thấy khát vọng, bản lĩnh và tầm nhìn của các doanh nghiệp chăn nuôi, bởi nếu không có được một hệ thống giết mổ chế biến đủ lớn, đủ hiện đại, khép kín, ngành chăn nuôi Việt Nam khó có thể trưởng thành và vươn ra thế giới. Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, mặc dù năm 2020 vẫn chưa hết khó khăn, nhưng chứng kiến các tỉnh miền Trung phải trải qua 9 cơn bão liên tiếp, trong đó có những cơn bão với lượng mưa lớn chưa từng có trong lịch sử gây thiệt hại nặng nề, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, các doanh nghiệp, đơn vị, trung tâm trong ngành chăn nuôi đã ngay lập tức ủng hộ 1,1 triệu con giống gia cầm, 300 tấn thức ăn chăn nuôi cùng rất nhiều vật tư, thuốc thú y, vacxin, thuốc sát trùng trị giá nhiều tỷ đồng và hiện đã bàn giao xong. 2020 cũng chính là mốc lịch sử quan trọng với ngành chăn nuôi Việt Nam khi từ ngày 1/1/2020, Luật Chăn nuôi chính thức có hiệu lực. Lần đầu tiên chăn nuôi trở thành ngành nghề có điều kiện với hệ thống thể chế, pháp lý đầy đủ, hiện đại quản lý xuyên suốt từ con giống tới chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ và môi trường. Ngày 16/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1520 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành chăn nuôi có được một chiến lược phát triển bài bản, dài hơi và xứng tầm với vai trò, vị thế của ngành chăn nuôi trong tổng thể nền kinh tế của đất nước. Năm 2020 cũng là năm bước ngoặt với ngành chăn nuôi khi rất nhiều giống vật nuôi có giá trị và tiềm năng được đưa vào quản lý, điển hình là nghề nuôi chim yến. Hiện Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành liên quan đang thực hiện các bước đàm phán xúc tiến để chính thức đưa tổ yến trở thành mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Qua đó, tạo tiền đề quan trọng để nâng sản lượng tổ yến của Việt Nam từ 150 tấn/năm lên 300 tấn/năm, trở thành ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu tỷ USD tiếp theo. Nguyên …

Tin mớiadmin06/01/2021
Đảm bảo đủ thực phẩm phục vụ tết Tân Sửu 2021
Đảm bảo đủ thực phẩm phục vụ tết Tân Sửu 2021

Bộ NN-PTNT khẳng định, tết Tân Sửu 2021 nguồn cung thực phẩm cơ bản đảm bảo đầy đủ dù ngành chăn nuôi vừa trải qua một năm vô cùng khó khăn do dịch bệnh. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở chế biến của HTX Hoàng Long, Thanh Oai, Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân. Kiểm tra và làm việc với UBND TP. Hà Nội chiều 29/12 về công tác an toàn thực phẩm dịp tết Tân Sửu 2021, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dù sản lượng thịt lợn sụt giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nhưng nhờ sự tăng trưởng vượt bậc từ lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, đại gia súc ăn cỏ và thủy sản đã bù đắp cơ bản thiếu hụt do thịt lợn để lại. Đặc biệt, năm 2020, nhờ Bộ NN-PTNT đẩy mạnh thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, khép kín, công nghệ cao, giết mổ, chế hiện đại theo chuỗi nên chất lượng các mặt hàng nông, lâm thủy sản ngày càng được nâng cao, số vụ vi phạm và mức độ vi phạm năm nay giảm mạnh so với 2019 và các năm trước. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ thêm, ảnh hưởng từ các cơn bão lịch sử vừa qua khiến chăn nuôi các tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề, Bộ NN-PTNT ngay lập tức huy động được 1,1 triệu con giống gia cầm, trên 300.000 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi cùng các vật tư khác hỗ trợ bà con nhân dân vào đàn, tái đàn để kịp thời có sản phẩm xuất bán đúng dịp tết này, góp phần hạn chế việc khan hiếm thực phẩm cục bộ tại một số địa phương. Thời gian gần đây giá lợn hơi trên thị trường có xu hướng nhích lên do nhu cầu tăng dịp tết cộng dịch bệnh tả Châu Phi bùng phát xôi đỗ tại một số địa phương nhưng nhờ tổng đàn lợn của cả nước đến nay đã phục hồi trên 85% so với trước dịch, đạt trên 26 triệu con, đàn nái đã phục hồi đạt 3 triệu con nên quý 1/2021 sản lượng thịt lợn sẽ tiếp tục tăng, vì vậy áp lực với mặt hàng thịt lợn tuy vẫn còn nhưng không quá lớn như đầu năm 2020. Ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc HTX Hoàng Long giới thiệu với Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn công tác mô hình giết mổ lợn mini đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Nguyên Huân. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, sản phẩm nông nghiệp phục vụ dịp tết năm nay của Hà Nội đa dạng, phong phú, chất lượng cao. Theo tính toán, nhu cầu thực phẩm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của Hà Nội ước khoảng 292.000 tấn gạo, 56.000 tấn thịt lợn, 19.000 tấn thịt gà, 18.000 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 315.000 tấn rau củ, 15.000 tấn thủy hải sản, 18.000 tấn thực phẩm chế biến, 156.000 tấn trái cây. Theo ông Tường, hiện sản lượng gia cầm, thủy sản đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân, sản lượng gạo, rau, quả, thịt lợn, thịt gà… đáp ứng 60 – 90%. Ngoài ra, Hà Nội còn liên kết với các tỉnh, thành phố đưa nông sản, thực phẩm an toàn về thị trường Thủ đô tiêu thụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ông Tường cho biết, Sở NN-PTNT Hà Nội chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các đơn vị trực thuộc tiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm nông sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là tại các chuỗi, các chợ dân sinh, chợ đầu mối để khôn chỉ đảm bảo về số lượng mà phải đảm bảo cả chất lượng thực phẩm cho bà con nhân đân Thủ đô đón tết. Hiện đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của TP. Hà Nội và các tỉnh, thành, 2 tổ chức tín dụng đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân thông qua 12.443 điểm bán, trong đó có 142 siêu thị; 1.351 cửa hàng tiện lợi, 7.680 cửa hàng tạp phẩm, 1.438 điểm bán tại các chợ, 495 bếp ăn tập thể, 5.000 điểm bán hàng ở các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội. Thông tin từ Sở Công thương Hà Nội, các đơn vị của Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ tết tăng trung bình từ 7% đến 22% so với tết 2020, nguồn cung các mặt hàng dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp tết. Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ tết trên địa bàn Hà Nội năm nay đạt khoảng 39.400 tỷ đồng, tăng 5% so với Tết năm 2020. Từ nay đến tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, TP. Hà Nội cho biết, sẽ tổ chức hàng loạt Hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Tân Sửu 2021 trong tháng 1/2021 với quy mô dự kiến 200 gian hàng; Dự kiến tổ chức Hội chợ Xuân Tân Sửu năm 2021 thuộc dự án Tuần hàng Việt với quy mô 100 gian hàng trong tháng 2/2021; tổ chức 88 chợ Hoa Xuân phục vụ tết, các chuyến bán hàng lưu động về khu vực ngoại thành Hà Nội, các khu công nghiệp, khu chế xuất để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân; hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức 3 – 5 tuần hàng tại Hà Nội. Nguyên …

Tin mớiadmin04/01/2021
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi: ra quân cải tạo tường rào bao quanh và xây dựng “Hàng rào xanh”
Đoàn Thanh niên Cục Chăn nuôi: ra quân cải tạo tường rào bao quanh và xây dựng “Hàng rào xanh”

Hưởng ứng phong trào “Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh” do Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động và kỷ niệm tháng thanh niên, được sự đồng ý của Đảng ủy Cục Chăn nuôi, Ban Giám đốc Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định Chăn nuôi, Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã tổ chức cải tạo tường rào bao quanh và xây dựng “Hàng rào xanh” trong khuôn viên Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định Chăn nuôi tại Thụy Phương, Bắc Từ Liêm Hà Nội.   Phong trào “Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh” Trong ngày phát động, toàn thể đoàn thanh niên đã ra quân và trồng 400 cây Trúc quân tử, 20 cây Trắc nhật tạo nên 80 mét hàng rào bao quanh Trung tâm. Từ sáng sớm, các đoàn viên đã có mặt cùng nhau tiến hành vệ sinh khu vực khuôn viên và chuẩn bị cây trồng, toàn bộ số cây xanh đã được trồng tạo nên “Hàng rào xanh” góp phần xây dựng cảnh quan Trung tâm vừa đảm bảo môi môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp. Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi tham gia trồng cây Cũng trong tháng thanh niên, Chi đoàn đã tổ chức cải tạo lại phần tường bao quanh. Toàn bộ mặt tường bao quanh trung tâm đã được sơn lại. Hàng rào bao quanh Trung tâm Công trình xanh thể hiện tinh thần xung kích, trách nhiệm của đoàn thanh niên trong nhiệm vụ xây dựng Trung tâm, giúp thanh niên nâng cao nhận thức về lợi ích của việc trồng cây gây rừng, góp phần xây dựng thành phố phát triển toàn diện, bền vững. Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi tích cực tham gia phong trào Công trình xanh thể hiện tinh thần xung kích, trách nhiệm của đoàn thanh niên trong nhiệm vụ xây dựng Trung tâm, giúp thanh niên nâng cao nhận thức về lợi ích của việc trồng cây gây rừng, góp phần xây dựng thành phố phát triển toàn diện, bền vững. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực và nhận được sự hưởng úng nhiệt tình từ các đoàn viên, thanh niên, có ý nghĩa lớn trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, đồng thời góp phần truyền cảm hứng tới cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.                                                         Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi …

Chi đoàn Cục Chăn nuôiadmin31/12/2020
Phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi khu vực phía bắc
Phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi khu vực phía bắc

Ngày 30-12, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi khu vực phía bắc.   Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Tại hội nghị, Bộ NN và PTNT chỉ đạo, để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại của thiên tai gây ra trước tình hình rét đậm, rét hại trên diện rộng, các địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Tuyên truyền, vận động nhân dân không chăn thả gia súc và cho gia súc làm việc ngoài trời khi nhiệt độ xuống 12 độ C. Đồng thời, đề nghị các địa phương thực hiện tốt các yếu tố như: bảo đảm toàn bộ vật nuôi được tiêm vaccine đầy đủ; sử dụng đúng định lượng hóa chất để khử khuẩn cho chuồng trại và trong quá trình tiêu hủy; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và an toàn sinh học tại địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, ổ dịch khi xảy ra. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác phối hợp và huy động nguồn nhân lực tại chỗ để hỗ trợ kịp thời cho người dân triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi. Thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp dự trữ thức ăn, che chăn chuồng trại. Thống kê đầy đủ, chính xác số lượng vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 116 nghìn con trâu, gần 85 nghìn con bò, hơn 446 nghìn con lợn, gần tám triệu con gia cầm và hơn 51 con dê. Năm 2020, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm theo giá so sánh đạt khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng, vượt 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mô hình chăn nuôi tập trung công nghiệp và hợp tác xã chăn nuôi hình thành và ngày càng mở rộng. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho sản xuất vật nuôi có lợi thế của địa phương đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sản phẩm “Gà Lạc Sơn”, “Gà Lạc Thủy”, “Lợn bản địa huyện Đà Bắc”… Trên địa bàn tỉnh có năm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất khoảng 655 nghìn tấn/năm, có 225 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Người dân đã chủ động chuyển đổi tối đa diện tích đất sản xuất cây lương thực, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, dự trữ chế biến thức ăn từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho trâu, bò và vụ đông. Trong năm vừa qua, tỉnh đã làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp ứng phó với tình hình rét đậm, rét hại; hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi. TRẦN HẢO     …

Tin mớiadmin30/12/2020
Ngành Chăn nuôi làm được điều mà thế giới chưa làm được
Ngành Chăn nuôi làm được điều mà thế giới chưa làm được

Năm 2020 mặc dù gặp khó khăn thách thức đủ bề, nhưng ngành Chăn nuôi đã làm được những điều mà thế giới chưa làm được. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo ngành Chăn nuôi năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngày 26/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, dù vẫn còn nhiều lĩnh vực, nhiều nhiệm vụ chưa hoàn thành như kỳ vọng nhưng trên tổng thể nền kinh tế, trong năm 2020 ngành Chăn nuôi đã đạt được những thành tựu to lớn chưa từng có trong lịch sử, đóng góp to lớn cho ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế chung của đất nước. Thành tựu nổi bật trong năm 2020 theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến là Việt Nam đã khống chế thành công bệnh dịch tả lợn Châu Phi nguy hiểm sớm hơn gần nửa năm so với Trung Quốc. Đặc biệt, chỉ trong vòng 1 năm, ngành Chăn nuôi đã bằng nhiều giải pháp từ nhập khẩu thịt lợn, nhập khẩu lợn sống, đẩy mạnh hỗ trợ chăn nuôi an toàn sinh học đã tái đàn với tốc độ nhanh kỷ lục, qua đó góp phận hạ nhiệt giá lợn từ cuối quý 3, đầu quý 4 năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đến nay, tổng đàn lợn nái đã hồi phục về xấp xỉ 3 triệu con, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 26 triệu con, bằng 85% tổng đầu lợn so với lức trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi. Với chăn nuôi gia cầm, năm 2020 tiếp tục tăng trưởng trên 10%, tổng đàn gia cầm cả nước lần đầu tiên đạt 500 triệu con. Vui hơn nữa là những ngày cuối năm 2020 ngành Chăn nuôi đón hàng loạt dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và chuẩn bị có sản phẩm vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Qua sự kiện này, Việt Nam đã chứng minh, những gì thế giới chưa làm được không đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng không làm được. Một điểm nhấn với ngành Chăn nuôi năm 2020 theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến là lần đầu tiên ngành chăn nuôi có được một hành lang pháp lý hoàn thiện khi Luật Chăn nuôi cùng các Nghị định hướng dẫn chính thức có hiệu lực. Do đó, trong năm 2021, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến giao ngành chăn nuôi coi việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên. Một nhiệm vụ quan trọng khác trong năm 2021 với ngành chăn nuôi theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến là phải hoàn thiện xây dựng 5 đề án chiến lược cho ngành chăn nuôi Việt Nam theo Đề án Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Để hoàn thiện 5 đề án này, Thứ trưởng giao năm 2021 Cục Chăn nuôi cần phải tổ chức được ít nhất 4 hội nghị, hội thảo chuyên đề về chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ và một hội nghị về thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, năm 2021 ngành chăn nuôi cần vận dụng tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn ODA và đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa tập trung cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chương trình giống, bởi nói gì thì nói con giống vẫn là yếu tố quan trọng đầu tiên, căn bản với ngành chăn nuôi. Song song với việc tiếp tục xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị trong năm 2021 ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh xây dựng, thu hút các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi hiện địa, khép kín, tự động để tối ưu hóa sản xuất, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có giá thành cạnh tranh, chất lượng cao để hướng tới xuất khẩu, tiếp tục duy trì chăn nuôi trở thành mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ USD của cả nước. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tổng kết năm 2020 tổng đàn lợn cả nước đạt 26,17 triệu con (tăng khoảng 5%); tổng số bò 5,87 triệu con (tăng 4,2%); tổng số gia cầm xấp xỉ 500 triệu con (tăng 6,2%); sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019. Sản lượng thịt bò hơi đạt khoảng 372,5 ngàn tấn, tăng khoảng 4,8%, so với năm 2019; tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2020 ước đạt 20 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2019. Tổng giá trị chăn nuôi ước cả năm 2020 tăng khoảng 5,5% so với năm 2019. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, cả nước nhập khẩu 41.500 con lợn giống (kim ngạch 24,7 triệu USD), 301.000 con lợn thịt (kim ngạch 84,6 triệu USD); hơn 3,4 triệu con gia cầm giống (kim ngạch 17,9 triệu USD) và lượng trâu bò sống giết thịt là 518.000 con (kim ngạch 556 triệu USD). Tổng lượng thịt nhập khẩu các loại (thịt lợn, gà, gia súc, dê, cừu) là trên 321.000 tấn (bằng 6% so với tổng sản lượng thịt hơi sản xuất trong nước). Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh khoảng 28,5 triệu USD; Thịt và phụ phẩm gia cầm sau giết mổ khoảng 25,1 triệu USD; Trứng gia cầm đã bảo quản hoặc làm chín khoảng 1,4 triệu USD; Mật ong tự nhiên khoảng 71,3 triệu USD; Xúc xích và các sản phẩm tương tự, phụ phẩm dạng thịt khoảng 0,3 triệu USD; Thịt và phụ phẩm dạng thịt đã chế biến khoảng 28,1 triệu USD. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 789 triệu USD. Năm 2021, Cục chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2021 đạt khoảng 5-6%. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,7 triệu tấn, trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,67 triệu tấn (tăng 6,1%), thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn (tăng 5,8%), thịt bò đạt khoảng 395 ngàn tấn (tăng 6%). Sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả (tăng 7,5%) và sản lượng sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn (tăng 11,5%). Nguyên …

Tin mớiadmin28/12/2020
Việt Nam có nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á
Việt Nam có nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á

TTO – Với tổng công suất 100 triệu con gà thịt/năm, tổ hợp nhà máy CPV Food tại khu công nghiệp Becamex Bình Phước kỳ vọng đem về nguồn ngoại tệ 200 triệu USD/năm, tạo ra bước đột phá mạnh mẽ cho nghành chăn nuôi Việt Nam. Trứng gà được phân loại, ấp nở bằng công nghệ tự động, hiện đại tại nhà máy CPV Food Bình Phước – ẢNH: N.TRÍ Ngày 23-12, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước với sự tham dự của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và hàng trăm doanh nghiệp đã diễn ra. Khuôn khổ chương trình có lễ khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food – dự án trọng điểm trong thu hút đầu tư tỉnh Bình Phước. Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Tuệ Hiền – chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước – cho biết nhờ cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi nên số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Bình Phước ngày càng tăng, nhiều dự án đi vào hoạt động hiệu quả. Riêng dự án CPV Food sau hai năm xúc tiến đến nay đã khánh thành. Theo ông Nguyễn Xuân Cường – bộ trưởng Bộ NN&PTNT – với công suất thiết kế 100 triệu con gà thịt/năm (sau năm 2023), chiếm khoảng 20% tổng lượng gà cả nước, CPV Food Bình Phước đi vào vận hành sẽ đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm từ gia cầm lớn trên thế giới, giúp thúc đẩy mạnh sự phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Bình Phước, Bình Dương và của các nhà đầu tư đã có những cách làm sáng tạo trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vẫn hoàn thành nhà máy, xuất khẩu những lô hàng đầu tiên đi nước ngoài, tạo ra sự tăng trưởng. Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tham gia hội nghị – ẢNH: NGUYỄN TRÍ Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng của địa phương và các doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mở rộng các khu công nghiệp để đón nhận các nhà đầu tư, trong đó chú trọng ưu tiên các nhà máy đầu tư thông minh, mang lại giá trị gia tăng cao. “Các nhà đầu tư cần triển khai dự án đúng tiến độ, tránh việc đăng ký “dự án ảo” và trong sự phát triển dự án phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương”, Phó thủ tướng nhấn mạnh. UBND tỉnh Bình Phước trao chứng nhận cho các nhà đầu tư tại hội nghị – ẢNH: NGUYỄN TRÍ Tại hội nghị xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Bình Phước đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 35 nhà đầu tư, thực hiện 46 dự án đầu tư (trong KCN Minh Hưng – Sikico 11 dự án; KCN Becamex – Bình Phước 15 dự án; 20 dự án hạ tầng cụm công nghiệp và ngoài KCN) với tổng vốn đăng ký đầu tư 46.276 tỉ đồng, tương đương gần 2 tỉ USD; tăng gần gấp đôi so với Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018. Riêng dự án CPV Food với số vốn đầu tư ban đầu 250 triệu USD – là nhà máy chế biến thịt gà có qui mô lớn nhất Đông Nam Á – kỳ vọng sẽ cung cấp sản phẩm thịt gà chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Nhật Bản (45%), châu Âu (35%), châu Á (10%) và Trung Đông (10%). Thực hiện trên vùng an toàn dịch bệnh đầu tiên của Việt Nam Tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước (nằm tại KCN Becamex Bình Phước) chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (từ năm 2019-2023) được thực hiện trên 6 địa phương thuộc tỉnh Bình Phước gồm: TP.Đồng Xoài, thị xã Bình Long, huyện Đồng Phú, huyện Chơn Thành, huyện Hớn Quản, huyện Bù Đăng. Hiện nay, 6 địa phương trên đã được Tổ chức thú y thế giới OIE công nhận là vùng an toàn dịch bệnh đầu tiên tại Việt Nam. Sau lễ khánh thành, CPV Food Bình Phước đã xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Hong Kong. Thu hút đầu tư trong nước vào Bình Phước tăng mạnh Theo UBND tỉnh Bình Phước, năm 2020 tỉnh thu hút đầu tư trong nước 120 dự án, với số vốn đăng ký 120.000 tỷ đồng, tăng 17%; thu hút đầu tư nước ngoài 36 dự án, vốn đăng ký 432 triệu USD; lũy kế đến nay Bình Phước có 272 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 2 tỉ 718 triệu …

Tin mớiadmin24/12/2020
Môi trường đầu tư nông nghiệp cải thiện vượt bậc sau 10 năm cải cách
Môi trường đầu tư nông nghiệp cải thiện vượt bậc sau 10 năm cải cách

Bộ NN-PTNT có sự cải thiện vị trí một cách mạnh mẽ trên bảng xếp hạng Cải cách hành chính khi tăng mạnh từ vị trí thứ 13 lên vị trí thứ 4. Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của ngành NN-PTNT là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính phát triển, xây dựng nhà nước kiến tạo, hành động, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình. Ảnh: Nguyên Huân. Tại hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và triển khai định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 diễn ra chiều 21/12 tại tỉnh Ninh Bình, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn khẳng định, cải cách hành chính luôn là nội dung trọng tâm thường xuyên được quan tâm, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển lĩnh vực NN-PTNT thời gian tới. Kết quả cải cách hành chính thực hiện trong 10 năm qua của ngành NN-PTNT đựợc thể hiện toàn diện trên cả 7 nội dung về cải cách thể chế trong lĩnh vực NN-PTNT như: Cải cách thủ tục hành chính; cải cách bộ máy; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hóa hành chính… Qua đó tạo sự chuyển biến trong quản lý, điều hành của Bộ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ NN-PTNT, từ xếp hạng thứ 13 năm 2016 lên vị trí thứ 7 năm 2017 và giữ vị trí thứ 4 trong 2 năm liên tiếp được đánh giá gần đây là năm 2018 và 2019. Với phương châm quyết liệt thực hiện đảm bảo đơn giản, công khai, minh bạch và cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước do Bộ quản lý, đến tháng 12 năm nay, lĩnh vực NN-PTNT đã có 390 thủ tục hành chính được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cổng thông tin điện tử của các đơn vị theo đúng quy định. So với thời điểm tháng 1/2016, Bộ đã cắt giảm được 118 thủ tục hành chính. Về rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32 trong tổng số 63 thủ tục hành chính, đạt 50,7% kế hoạch đề ra, đã đạt yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh, cải cách hành chính muốn hiệu quả phải luôn bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, phải cập nhật kịp thời xu hướng quản lý tiên tiến của thời đại, đó là vận hành nền hành chính nhưng phải đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường. Bộ NN-PTNT coi cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm và là nguồn lực khai thác để phát triển lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công cuộc cải cách hành chính gắn liền với sự phát triển của Nhà nước, thời gian tới việc cải cách hành chính của Bộ tiếp tục phải làm một cách đồng bộ. Trong đó trọng tâm là cắt giảm tối thiểu những thủ tục hành chính rườm rà trên quan điểm chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở đánh giá rủi ro. “Để làm được điều này đột phá tới đây là phải ứng dụng công nghệ thông tin, làm tốt chương trình Chính phủ điện tử mà Chính phủ đã có Đề án và kế hoạch, chỉ có điều chúng ta làm cho tốt hơn để công dân có thể tiếp xúc với Chính phủ, tham gia với Chính phủ một cách công khai, minh bạch”, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn chia sẻ. Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính 10 năm qua. Ảnh: Nguyên Huân. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đánh giá cao những nỗ lực của Bộ NN-PTNT về cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn vừa qua. Theo ông Nguyễn Trọng Thừa, là một đơn vị siêu bộ và quản lý lĩnh vực vô cùng rộng lớn, nhưng đến nay có thể khẳng định Bộ NN-PTNT đã làm rất tốt, rất sáng tạo và rất quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải cách thể chế và bộ máy. Nỗ lực của Bộ NN-PTNT được các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân, Chính phủ và Quốc hội ghi nhận và được thể hiện rõ nét nhất quả việc giữ vững vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng cải cách hành chính trong hai năm qua. Trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục phát huy những kết quả đạt được. Trong cải cách về thể chế cần tập trung xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật chất lượng và lượng hóa để tránh chồng chéo về 1 việc mà nhiều đơn vị cùng làm như trong lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp. Định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của ngành NN-PTNT là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính phát triển, xây dựng nhà nước kiến tạo, hành động, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Nguyên …

Tin mớiadmin22/12/2020
KDI Holdings chi 2.000 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi lợn công nghệ cao
KDI Holdings chi 2.000 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi lợn công nghệ cao

Bên cạnh 100ha chuối công nghệ cao, Tập đoàn KDI Holdings còn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng vào dự án nuôi lợn, trồng ngô ở vùng Tây Nguyên sỏi đá khô cằn Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là dịch tả châu Phi đã gây ra những tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước nói chung và thế giới nói riêng. Chính phủ đã và đang ra sức chỉ đạo tái tạo, khôi phục tổng đàn lợn cũng như ổn định nguồn cung thực phẩm thiếu hụt, bình ổn thị trường kinh tế. Chung tay đóng góp cho sự phát triển nền chăn nuôi nước nhà, Tập đoàn KDI Holdings đầu tư dự án liên hợp nông nghiệp công nghệ cao Phước An ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Krông Pắc là huyện cao nguyên có địa hình tương đối bằng phẳng nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, nơi có các tuyến quốc lộ chạy dọc huyện nối liền với thành phố du lịch Nha Trang đồng thời kết nối ra quốc lộ 14 chạy về TP.HCM. Khí hậu Krông Pắc tương đối mát mẻ, phù hợp với ngành trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, bản thân địa phương cũng định hướng phát triển chăn nuôi lợn. Từ đó, chủ trương phát triển của Công ty TNHH HTV Lâm nghiệp Phước An (Tập đoàn KDI Holdings đầu tư vốn) trong những năm tới là tập trung nghiên cứu, triển khai hệ thống quy mô trang trại chăn nuôi khép kín ứng dụng công nghệ cao. Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc được chọn làm trang trại chăn nuôi lợn nái.  Quy mô dự án gồm trại lợn giống bố mẹ với 10.000 con, trại lợn giống ông bà cụ kị 2.000 con, trại lợn thịt thương phẩm 144.000 con, khu sản xuất ngô nguyên liệu thức ăn chăn nuôi 30.000 tấn mỗi năm, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ từ phế thải trang trại. Tháng 9-2020, dự án được Tập đoàn KDI Holdings bắt đầu triển khai và dự kiến hoàn thành xây dựng cơ bản trong 18 tháng với tổng diện tích đất cho trang trại khoảng 750ha. Theo quy hoạch mô hình trang trại sinh thái khép kín ứng dụng công nghệ cao với tổng giá trị dự trù đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Mô hình khép kín từ khu quy hoạch, trồng ngô, xây dựng nhà máy và cung cấp thức ăn trong khu. Hệ thống cấp thức ăn cho lợn hoàn toàn tự động. Từ vùng trồng ngô sẽ tiến vào nhà máy sản xuất thức ăn, xe bồn vận chuyển tới silo chứa cám trung tâm trang trại, phân phối tới các silo đầu chuồng và từ đó tự động cấp tới máng ăn từng con theo tiêu chuẩn. Ông Kiều Hữu Long – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH HTV Lâm nghiệp Phước An cho biết, công ty đã tính toán kỹ lưỡng từng giai đoạn đầu tư xây dựng cụ thể. Ở giai đoạn đầu, chủ đầu tư sẽ làm đường giao thông nội bộ khu vực xây dựng trang trại, khoan giếng lắp hệ thống nước sạch, xây hàng rào, cổng, bốt bảo vệ, khu ăn ở sinh hoạt cho cán bộ, công nhân. Tiếp đó, việc lắp trạm biến thế điện, nhà làm việc của ban quản lý xây dựng trại, xây dựng bể biogas, đào ao xử lý chất thải cân bằng môi trường sinh thái, san lấp mặt bằng, làm mương máng thoát chất thải, xây dựng chuồng nuôi lợn của các khu vực, lợn bố mẹ, đực giống, dự bị, lợn sữa, lợn cai sữa, lợn thịt, khu cách ly, khu xuất bán, xây dựng xưởng cơ điện, trạm khử trùng, xây dựng trạm cân điện tử, cân ô tô… sẽ được hoàn thành. Việc xây dựng chuồng trại cũng được chia theo từng phân khu. Trong đó, quy mô trại nái đủ nuôi 12.000 con nái, 200 con đực giống được lập thành 4 phân khu riêng tương đương 40ha khuôn viên xây dựng chuồng trại. Giai đoạn 1 năm 2020, công ty đầu tư chuồng trại nuôi 3000 lợn nái và 50 lợn đực giống, năm 2021 thả nuôi 9000 lợn nái và 150 lợn đực. Quy mô trại heo thương phẩm 144.000 con cũng được đầu tư trong hai giai đoạn 2020 và 2021. Dự kiến, cuối năm 2021 dự án hoàn thành toàn bộ đầu tư và đưa vào hoạt động 100% công suất chuồng trại. Theo lãnh đạo Tập đoàn KDI Holdings, mục tiêu của dự án không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất thực phẩm sạch, chất lượng bằng phương pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ cao mà còn tạo việc làm nâng cao thu nhập trực tiếp cho khoảng 200 lao động trong năm đầu tiên, và tăng dần khi sản xuất kinh doanh đi vào ổn định. Với quy mô của trang trại có 12.200 con lợn nái, đực sinh sản và 144.000 con thương phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh được công ty đưa lên hàng đầu. Theo giải pháp dự án đưa ra, chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi là phân được máy cào gom về khu chế biến phân vi sinh. Nước sau khi ép lọc chảy vào bể biogas tạo khí gas làm chất đốt dùng cho trang trại như nấu nướng, sưởi ấm cho trang trại về mùa lạnh. Nước sau khi qua hố biogas được xử lý nuôi cấy men vi sinh phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ tồn đọng và khử mùi. Sau đó, nước tiếp tục chảy vào các hồ thủy sinh lắng đọng có thời gian và nuôi cá. Từ đây nước sạch đảm bảo không có mùi hôi thối, đạt tiêu chí, tiêu chuẩn cos B về vệ sinh môi trường của Sở Tài nguyên – Môi trường quy định. Nước sạch được dùng để tưới cho hệ thống trang trại trồng ngô khép kín của công ty… Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings Đỗ Tuấn Anh cho biết, có rất nhiều cột mốc quan trọng trong lộ trình phát triển các dự án tiếp theo của KDI, từ bất động sản, giáo dục, nội thất, nông nghiệp… Và ở địa hạt đầu tư nào, KDI cũng hướng đến những cơ hội, ngành nghề đóng góp cho xã hội, nền kinh tế. Từ việc đầu tư vào trồng chuối công nghệ cao, đến giờ là hoạch định chiến lược nuôi lợn công nghệ cao ở vùng Tây Nguyên, KDI muốn đổi thay đời sống của người dân khu vực, “khai phá” cho người dân nơi đây hướng đi mới làm thế nào để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn trên mảnh đất họ sinh sống bao đời với chính nông sản họ làm ra. P.V (Báo Tiền …

Tin mớiadmin14/12/2020
Nghệ An: Kiểm tra việc khắc phục tồn tại của Công ty Đại Thành Lộc
Nghệ An: Kiểm tra việc khắc phục tồn tại của Công ty Đại Thành Lộc

(Chinhphu.vn) – Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Bùi Xuân Định đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An do hoạt động chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Đại Thành Lộc gây ra. Theo phản ánh của ông Định, Công ty TNHH Đại Thành Lộc thành lập năm 2007, có địa chỉ tại xóm 10, xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Công ty có trại chăn nuôi lợn siêu nạc, quy mô 4.000 con. Trại lợn nằm ở thượng nguồn hồ Tràng Đen. Toàn bộ chất thải, chất tẩy rửa từ trại đều xả thẳng xuống hồ. Hồ Tràng Đen là nguồn nước chính của hàng ngàn hộ dân xã Nam Hưng. Hàng chục năm qua, hoạt động của trại lợn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Gần đây, khi Sở Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu nước giếng để kiểm tra thì các chỉ số đều vượt mức an toàn. Ông Định đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết để bảo đảm an toàn cho người dân trên địa bàn. Về kiến nghị của ông Bùi Xuân Định, UBND tỉnh Nghệ An có ý kiến như sau: Ngày 11/8/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã có Văn bản số 451/TB-UBND thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại cuộc họp giải quyết vấn đề về môi trường tại trang trại lợn của Công ty TNHH Đại Thành Lộc (xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn). Thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An và các sở, ngành, UBND các cấp đã tiếp tục triển khai các nội dung công việc được giao. Ngày 16/9/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 4735/BC-STNMT báo cáo về việc giải quyết vấn đề môi trường trại lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc và hồ Tràng Đen. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Đại Thành Lộc đã triển khai các nội dung để khắc phục tình trạng ô nhiễm như sau: Tiến hành xử lý xác lợn chết, phun khử trùng, tiêu độc, thực hiện phòng chống dịch bệnh, hoàn thành ngày 4/8/2020. Lắp thêm hệ thống xử lý mùi tại chuồng trại, hoàn thành ngày 14/8/2020. Thay thế, sửa chữa bạt chống thấm tại hồ lắng nước thải, hoàn thành ngày 16/8/2020. Thay thế mương dẫn nước thải bằng đường ống nhựa PVC, hoàn thành ngày 17/8/2020. Đã tiến hành đào đắp đê quai ngăn nước mưa từ khu vực xung quanh không cho chảy vào hệ thống xử lý nước thải, hoàn thành ngày 14/9/2020. Đồng thời, Công ty đang triển khai xử lý nước mặt ô nhiễm tại hồ gom nước mặt của trang trại, cải tạo thành hồ xử lý nước thải không cho nước mưa chảy vào hồ. Nghiên cứu thay đổi công nghệ hệ thống xử lý nước thải bảo đảm tuần hoàn tái sử dụng 100% nước thải phục vụ chăn nuôi không thải ra ngoài môi trường, lập hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường. Trong thời gian khắc phục các tồn tại, hạn chế về bảo vệ môi trường, Sở đã yêu cầu Công ty TNHH Đại Thành Lộc thực hiện giảm tổng đàn phù hợp với quy mô, công suất và đáp ứng hệ thống xử lý nước thải hiện có, đồng thời có giải pháp không cho nước thải xả ra ngoài môi trường. Hiện nay Công ty giảm tổng đàn xuống 6.600 con/6.830 con và đang thực hiện tuần hoàn tái sử dụng nước thải, không thải ra ngoài môi trường. Để tiếp tục giải quyết các kiến nghị của người dân, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Đại Thành Lộc, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các nội dung sau: – Yêu cầu Công ty TNHH Đại Thành Lộc thực hiện nghiêm chỉnh quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. – Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với UBND huyện Nam Đàn, UBND xã Nam Hưng và các cơ quan có liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình khắc phục các tồn tại của Công ty TNHH Đại Thành Lộc và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh. – Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất và báo cáo UBND tỉnh các nội dung: Chỉ đạo sản xuất nước khu vực nông thôn các xóm Tràng Đen, Bắc Sơn, Cao Hùng, Đình Long, Phòng Sơn thuộc xã Nam Hưng bảo đảm theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An triển khai nạo vét lòng hồ Tràng Đen để làm sạch hồ, cải thiện chất lượng nước hồ. – Giao UBND huyện Nam Đàn, UBND xã Nam Hưng tiếp tục tuyên truyền, giải thích, vận động người dân bình tĩnh, ổn định đời sống, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn. Giám sát quá trình khắc phục các tồn tại của Công ty TNHH Đại Thành Lộc. Kiểm tra, xử lý nghiêm các nguồn thải của cơ sở/hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ có xả chất thải chưa xử lý vào hồ Tràng Đen. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong sản xuất nước cho các xóm bảo đảm đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, cũng như nạo vét làm sạch hồ Tràng Đen để cải thiện chất lượng nước hồ. Trên cơ sở đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4735/BC-STNMT nêu trên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh có ý kiến như sau: Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nam Đàn tiếp tục rà soát để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và các nội dung theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tham mưu. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình khắc phục các tồn tại của Công ty TNHH Đại Thành Lộc; trên cơ sở kết quả khắc phục các tồn tại của Công ty và báo cáo kết quả thực hiện của các Sở, UBND huyện Nam Đàn để chủ động tham mưu UBND tỉnh, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề có liên quan theo quy định của pháp luật. …

Tin mớiadmin10/12/2020
Thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
Thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Đó là chủ đề hội thảo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức. Khái lược kết quả đạt được trong công tác truyền thông tài liệu thời gian qua, TS. Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyên nông Quốc gia cho biết: Được sự hỗ trợ của FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc) từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng và tuyên truyền được 5 bộ tài liệu về an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi gia cầm, các bộ tài liệu này đang đăng tải trên Website www.khuyennongvn.gov.vn. Đồng thời còn tổ chức được 02 Hội thảo tuyên truyền các bộ tài liệu nói trên tại miền Bắc và miền Nam; 01 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về Mô hình cải thiện điều kiện ATSH trong chăn nuôi gia cầm; 02 diễn đàn nâng cao nhận thức quản lý vịt chạy đồng xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia; 01 Diễn đàn Sản xuất Giống và ATSH  trong chăn nuôi gia cầm; Tổ chức được 48 lớp tập huấn thực hành tốt và ATSH trong cơ sở chăn nuôi gia cầm cho cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyên môn, giảng viên nguồn và nông dân các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp về chăn nuôi, thú y; Xây dựng 01 cuốn phim kỹ thuật về thực hành tốt và ATSH để giảm thiểu kháng sinh, cùng một số công cụ truyền thông về giảm thiểu nguy cơ đối với bệnh cúm gia cầm,… Theo đó, hiện có 29 hệ thống khuyến nông của tỉnh và 10 trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, tổ chức hội đang sử dụng tài liệu của FAO để tập huấn/ tư vấn cho nông dân thông qua cán bộ được cử đi tham gia các lớp tập huấn. Qua khảo sát các học viên nguồn (trong số cán bộ khuyến nông được đào tạo từ các lớp TOT), cho thấy: Tỷ lệ sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài liệu của FAO để tập huấn cho nông dân hoặc khuyến nông viên cơ sở là 100%. Các học viên đều đánh giá rất cao các tài liệu này, vì nội dung súc tích, dễ hiểu, nhiều sinh viên cho rằng tài liệu của FAO dễ tiếp thu hơn so với các giáo trình hiện hành trong trường đại học. Các sự kiện tuyên truyền và tập huấn về kháng kháng sinh của khuyến nông, bước đầu đã tạo dựng được nhận thức của người chăn nuôi, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y các địa phương, về một hậu quả to lớn nếu lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách, bên cạnh đó ATSH còn là chìa khoá giúp giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong các trang trại chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn, sạch phục vụ sức khoẻ cộng đồng. …

Tin mớiadmin10/12/2020
Chiến lược chăn nuôi đến năm 2030: Duy trì đàn lợn 29-30 triệu con
Chiến lược chăn nuôi đến năm 2030: Duy trì đàn lợn 29-30 triệu con

TPO – Theo dự thảo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 của Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô khoảng 29-30 triệu con, trong đó đàn lợn nái khoảng 2,5-2,8 triệu con, đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%. Bộ NN&PTNT vừa chức hội nghị “Đánh giá kết quả chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008-2018 định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040”. Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau 10 năm triển khai Chiến lược, ngành chăn nuôi đã đạt được sự tăng trưởng khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5-6%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 4,5-5%, giai đoạn 2016-2018 đạt trung bình 6%/năm. Kết quả này đã góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu một số sản phẩm. Chăn nuôi chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp chiếm trên 45% về quy mô và trên 60% về sản lượng. Đến năm 2018, sản lượng thịt các loại trên 5,3 triệu tấn (trong đó thịt lợn đạt trên 3,8 triệu tấn, thịt gia cầm 1,2 triệu tấn) tương đương 220.000-230.000 tỷ đồng, riêng giá trị ngành hàng thịt lợn đã ngang bằng với ngành lúa gạo. Trên 11,5 tỷ quả trứng (tương đương khoảng 23.000 tỷ đồng) và trên 960.000 tấn sữa tươi nguyên liệu (tương đương với trên 12.000 tỷ đồng). Doanh số ngành TACN công nghiệp hằng năm đạt gần 20 triệu tấn (tương đương với trên 200.000 tỷ đồng)… Có thể nói trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phần lớn đều do tư nhân đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất TACN với trên 99% vốn đầu tư là của tư nhân. Cùng với toàn ngành nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6 – 6,5 triệu hộ trong 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn… Tuy nhiên, theo Cục Chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2011-2015 vẫn thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu của Chiến lược đề ra là 6-7%, giai đoạn 2016-2018 cơ bản đạt so với mục tiêu 5-6%. Đáng lưu ý, đến năm 2018, đàn lợn còn 28,1 triệu con. Nhưng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đàn lợn bị tiêu hủy khoảng 6 triệu con, giảm khoảng trên 20% số đầu con và chưa có dấu hiệu dừng lại… Như vậy, thực tế tăng trưởng về quy mô đàn lợn giai đoạn 2008 – 2018 là thấp hơn khá nhiều so với định hướng của Chiến lược, lý do chính là ảnh hưởng của dịch bệnh, sử dụng chất cấm và thị trường… Để đáp ứng tình hình mới, Bộ NN&PTNT đang dự thảo về chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040. Theo đó, đặt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Đến năm 2030 sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Đến năm 2030, sẽ phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô đàn lợn chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống lợn bản địa, lợn lai giữa giống cao sản và giống bản địa. Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô khoảng 29-30 triệu con, trong đó đàn lợn nái khoảng 2,5-2,8 triệu con; đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%. Đối với gia cầm, phát triển theo phương thức công nghiệp. Tổng đàn gà có mặt thường xuyên khoảng 400-450 triệu con, trong đó ít nhất 60% nuôi theo phương thức công nghiệp… Sẽ ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2030 khoảng 40-45 triệu tấn, sản lượng thực tế khoảng 30-32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số… Về tầm nhìn đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm đầu của các nước trong khu vực ASEAN. Khống chế và kiểm soát tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tới 100% sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70 % khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua chế biến, trong đó có 30% được chế biến sâu… Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, quy mô ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, triển khai Luật Chăn nuôi cũng như Chiến lược chăn nuôi giai đoạn mới phải có bước đi từng giai đoạn. Tuy nhiên, có những vướng mắc phải quyết liệt trong tháo gỡ để đảm bảo cơ cấu và tổng sản lượng thực phẩm phù hợp với từng năm và từng giai đoạn. Dự thảo chiến lược đề ra 4 đề án liên quan đến các lĩnh vực cần tập trung nguồn lực để thực hiện thời gian tới: Công nghiệp sản xuất giống vật nuôi và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; công nghiệp giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi; nâng cao năng lực kiểm soát soát dịch bệnh và xử lý chất thải trong chăn nuôi; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý Nhà nước, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại ngành chăn nuôi thú y. Tổng số kinh phí dự kiến cho việc thực hiện các đề án mà Chiến lược đề ra trong giai đoạn 2020-2030 khoảng 66.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước khoảng 14.600 tỷ đồng chiếm 22% còn lại huy động các nguồn lực xã hội để triển khai thực …

Tin mớiadmin21/09/2020
Hội nghị tuyên truyển, phổ biến Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành
Hội nghị tuyên truyển, phổ biến Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Chăn nuôi được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành và trình Chính phủ ban hành 04 thông tư, 01 Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Nhằm tuyên truyền, phổ biến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành với các nội dung giảng dạy, điều hành sản xuất, kinh doanh trong chăn nuôi, ngày 18/7/2020, được sự đồng ý của Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Đoàn thanh niên Khoa Chăn nuôi – Học viện nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị “Tuyên truyền Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động Chiến dịch thanh niên tình nguyện năm 2020 của Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi. Tham dự Hội nghị có TS. Phạm Thị Kim Dung, Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chăn nuôi; PGS. TS Phạm Kim Đăng, Trưởng Khoa Chăn nuôi; PGS.TS Bùi Trần Anh Đào, Trưởng Khoa Thú y; Thạc sĩ Đỗ Thị Kim Hương, Bí thư Đoàn thanh niên Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Đ/c Nguyễn Hồng Sơn, Phó Bí thư Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Anh Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam và hơn 300 đoàn viên thanh niên đến từ Chi đoàn Cục Chăn nuôi, Vụ Pháp chế, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Khoa Chăn nuôi, Khoa Thú y, Khoa Môi trường – Học viện nông nghiệp Việt Nam. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Văn Tình, Bí thư Chi đoàn Cục Chăn nuôi đã khái quát lại những thành tựu mà ngành chăn nuôi nước ta đã đạt được hơn 10 năm qua và cho rằng Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo động lực mới để phát triển chăn nuôi Việt Nam hiện đại và bền vững hơn, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Đồng thời, Đồng chí cũng nhấn mạnh rằng việc tham dự Hội nghị hôm nay là cơ hội quý báu đối với tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là những đoàn viên thanh niên là sinh viên năm cuối để tìm hiểu, trao đổi và áp dụng những quy định của pháp luật về chăn nuôi trong thực tiễn sản xuất. Hội nghị đã nghe các báo cáo viên là đoàn viên thanh niên Cục Chăn nuôi giới thiệu quy định của pháp luật về hoạt động chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, giải đáp những câu hỏi, làm rõ những nội dung về quy định của pháp luật về chăn nuôi mà các bạn đoàn viên thanh niên quan tâm. Phát biểu kết thúc Hội nghị, PGS. TS Phạm Kim Đăng, Trưởng khoa Chăn nuôi – Học viện nông nghiệp Việt Nam cảm ơn Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị và coi đây là cơ hội quý báu để học tập, tìm hiểu quy định pháp luật cho các bạn sinh viên năm cuối trước khi bước vào ngành. Thầy Đăng cũng yêu cầu về hiểu biết đối với Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn là nội dung bắt buộc trong xem xét kết quả thực tập giáo trình của sinh viên. Anh Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng Hội nghị đã cung cấp hết sức toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp hiểu đúng để thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Hội nghị cũng đã kiến tạo môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước, giảng dạy, quản trị sản xuất. Đồng thời, tạo cầu nối giữa sinh viên, nhà tuyển dụng và cơ quan quản lý nhà nước. Anh Chiến mong muốn Đoàn thanh niên Cục Chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi – Học viên nông nghiệp tiếp tục quan tâm, phối hợp để tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn chuyên sâu hơn nữa trong thời gian tới. Nguyễn Văn Tình – Cục Chăn …

Chi đoàn Cục Chăn nuôi, Tin mớiadmin23/08/2020
QCVN01-39:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi

Môi trường chăn nuôiadmin20/07/2020
Tổng đàn lợn nái cả nước còn trên 2,8 triệu con
Tổng đàn lợn nái cả nước còn trên 2,8 triệu con

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tính đến hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn nái cả nước đạt trên 2,86 triệu con, tăng hơn 100.000 con so với cuối năm 2019. Theo số liệu thống kê, đàn lợn nái năm 2015 là 4 triệu con, cao nhất năm 2016 là trên 4,2 triệu con, các năm 2017 và 2018 ổn định xung quanh 4 triệu con. Đến năm 2019, do dịch tả lợn Châu Phi đàn nái giảm mạnh còn trên 2,72 triệu con (theo báo cáo từ các địa phương). Trong đó, đàn nái cụ kỵ và ông bà tương đối ổn định qua nhiều năm, mặc dù năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi nhưng đàn nái cụ kỵ và ông bà vẫn giữ được khoảng 109.000 con (chỉ giảm 9% tương đương 11.000 con). Đây là đàn nái quyết định việc sản xuất giống bố mẹ và sản xuất con giống cho sản xuất, dự kiến tăng trưởng đàn nái năm 2020 là 0,5%/tháng (6%/năm). Tính đến hết tháng 4/2020, theo báo cáo của các địa phương, tổng đàn nái của cả nước là gần 2,86 triệu con, tăng 5% so với cuối 2019, đạt trên 90% so với kế hoạch của Quý II/2020 (trong đó có 115.000 con cụ kỵ, ông bà). Cùng với đàn nái, đến tháng 4/2020, cả nước có trên 64.000 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái. Với đàn lợn cụ kỵ, ông bà hiện tại, Cục Chăn nuôi tính toán và dự báo đến cuối năm 2020 tổng đàn nái của Việt Nam sẽ tăng lên 3 triệu con, tổng đàn lợn khoảng 29 – 30 triệu, qua đó từng bước hạ nhiệt và ổn định cung, cầu thịt lợn. Nguyên …

Tin mới, Uncategorizedadmin08/05/2020
SỬ DỤNG PHẦN MỀM PC DAIRY VN 2019 ĐỂ PHỐI HỢP KHẨU PHẦN CHO BÒ SỮA

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có trên  60 năm lịch sử phát triển nhưng chỉ thực sự phát triển nhanh chóng, toàn diện từ sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về “Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010”.  Sau 20 năm, ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở nước ta đã có năng lực sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa cao, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về tổng đàn, năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, năng lực đầu tư công nghệ cao, năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng lên các thương hiệu quốc gia nổi tiếng của các doanh nghiệp chế biến sữa lớn. Những thành tựu này của ngành sữa Việt đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là dẫn đầu vùng Đông Nam Á về quy mô chăn nuôi, công nghệ áp dụng và thương mại hóa sản phẩm. Trong giai đoạn từ 2001-2018, tổng đàn bò sữa tăng trưởng 12,18%/năm, sản lượng sữa tăng 17,02%/năm, cao nhất trong tất cả các lĩnh vực của ngành chăn nuôi. Cùng với những thành tựu trên, chăn nuôi nuôi bò sữa đã, đang và sẽ là một hướng ưu tiên phát triển nhanh trong quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững ở cả quy mô quốc gia và địa phương có điều kiện chăn nuôi bò sữa. Nhằm nắm bắt được những cơ hội phát triển to lớn hơn khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020” tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 và sau đó là Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa xuất khẩu từ Việt Nam sang Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký kết Ngày 26/4/2019, một số tỉnh tiên phong đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi và chế biến sữa đầu tư thành công những dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa quy mô lớn, hiện đại tại địa phương. Những cơ hội  này sẽ tạo động lực quan trọng cho chăn nuôi bò sữa trong nước phát triển lên một tầm cao mới, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giảm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu đối với sữa, sản phẩm sữa và góp phần to lớn cho việc hiện thực hóa vấn đề tái cơ cấu trong chăn nuôi. Với những cơ hội nêu trên cùng với vai trò đầu tầu của các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH Milk, Mộc Châu, chăn nuôi bò sữa Việt Nam có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới và đóng góp quan trọng cho việc cải thiện sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp. Song hành cùng với cải tiến chất lượng giống bò sữa và quy trình quản lý đàn, việc nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho bò sữa là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất chăn nuôi và tăng hiệu quả kinh tế, bởi chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% tổng chi phí sản xuất chăn nuôi. Do đó, việc nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi bò sữa nói riêng. Trên cơ sở tiếp cận này, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Trường Đại học California Davis (UC Davis), Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi xây dựng cơ sở dữ liệu và chuyển giao phần mềm thiết lập khẩu phần ăn cho bò sữa “PC Dairy VN 2019” trong khuôn khổ dự án “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu sử dụng cho thiết lập khẩu phần thức ăn và quản lý chăn nuôi bền vững”. Dự án đã thiết lập được cơ sở dữ liệu về thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho bò sữa, những hướng dẫn kỹ thuật và công cụ cần thiết để phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò sữa. Các thông tin này có trong Chương trình phần mềm “PC Dairy VN 2019” và trên website của Cục Chăn nuôi (www.cucchannuoi.gov.vn). Phần mềm phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò sữa PC Dairy do các nhà khoa học của Trường Đại học California Davis Hoa Kỳ phát triển để thiết lập và đánh giá khẩu phần thức ăn cho bò sữa. Phần mềm này đã được sử dụng hơn 30 năm qua tại Hoa KỳHoHoaHoa kyH. Từ 2013 đến nay, phần mềm này đã được phát triển, sửa đổi, Việt hóa để phù hợp hơn với điều kiện chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam. Mục tiêu chính của PC Dairy VN là giúp nông dân chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam xây dựng khẩu phần cân bằng dinh dưỡng dựa trên nguồn thức ăn sẵn có ở nước ta để đạt năng suất sữa cao hơn nhưng lại giảm thiểu lượng phát  thải  khí nhà kính, đặc biệt là khí Mê-tan (CH4) được tạo ra trong dạ cỏ gắn với quá trình nhai lại của bò sữa. Cân bằng khẩu phần cũng sẽ ổn định chất lượng sữa nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thu mua của các công ty chế biến sữa. “PC Dairy VN 2019” là phiên bản cập nhật mới nhất của phần mềm PC Dairy tại Việt Nam để thiết lập khẩu phần cho bò sữa ở các giai đoạn khác nhau (bò tơ, tiết sữa, cạn sữa) với giá thành thấp nhất của khẩu phần dựa trên các thông số: khối lượng bò, giai đoạn sinh trưởng, sản xuất, sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ sữa, sự thay đổi khối lượng, giá thức ăn và giá sữa… Đồng thời, phần mềm có thể ước tính giá trị dinh dưỡng của khẩu phần so với khẩu phần tiêu chuẩn, ước tính sản lượng sữa có thể đạt được với lượng thức ăn cung cấp tối thiểu và ước tính được lượng khí Mê-tan phát thải. Phần mềm “PC Dairy VN 2019”, hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm và hướng dẫn phối hợp khẩu phần cho bò sữa có thể truy cập tại website của Cục Chăn nuôi: www.cucchannuoi.gov.vn (Chi tiết liên hệ: hoangthienhuongvn@gmail.com hoặc 0913307019)/.  Hướng dẫn sử dụng PC DAIRY VN 2019 tải về tại đây. TS. Tống Xuân Chinh, Phó Cục …

Tin mới, Uncategorizedadmin07/05/2020
Tái đàn nhanh nhưng phải thật an toàn
Tái đàn nhanh nhưng phải thật an toàn

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5 tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm với loài người ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt qua đại dịch Covid-19 vừa qua càng cho thấy vấn đề an ninh lương thực có vai trò sống còn với mỗi quốc gia. Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, đẩy mạnh tái đàn chăn nuôi nhưng phải an toàn. Ảnh: Tùng Đinh.   Với dân số xấp xỉ 100 triệu người, diện tích đất canh tác hạn chế, để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, những năm gần đây mới có khẩu hiệu đưa chăn nuôi lên thành ngành chính, không chỉ bao hàm ý nghĩa về kinh tế mà còn an ninh dinh dưỡng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cao điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, chăn nuôi lợn chiếm 65 – 70% rổ thực phẩm do thói quen tiêu dùng của đại bộ phận người dân. Tháng 2/2019, Việt Nam ghi nhận ổ dịch dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại Hưng Yên, sau 4 tháng lan ra toàn quốc, đỉnh điểm tháng 5 năm 2019 hầu hết các xã, huyện, tỉnh đều bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Trong khi đó, tổng đàn lợn của thế giới cũng giảm 13%, đặc biệt Trung Quốc số liệu cuối năm 2019 chỉ còn 50% tổng đàn so với trước dịch. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đến nay Việt Nam đã làm tốt nhất có thể để giảm thiệt hại khi phải đối phó, đối mặt với dịch tả lợn Châu Phi, loại dịch bệnh nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử, chưa có vắc xin, chưa thuốc đặc trị, dịch đi đến đâu tàn phá ngành chăn nuôi lợn của thế giới đến đó. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản giữ được an toàn đàn lợn cụ kỵ, ông bà xấp xỉ 100.000 con, toàn là những tổ hợp gen tốt hàng đầu thế giới. Nhưng với số lượng lợn tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi khoảng 6 triệu con cộng việc giảm tổng đàn theo tự nhiên ngoài dịch, đến nay Việt Nam đã phục hồi được khoảng 80% tổng đàn so với trước lúc xảy ra dịch tả lợn Châu Phi. Bộ trưởng nhấn mạnh, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đàn, tái đàn, song quan điểm của Bộ NN-PTNT phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (giữa), Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (phải) và Thứ trưởng Trần Thanh Nam chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn sáng 6/5. Ảnh: Tùng Đinh. “Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành chăn nuôi lợn. Chắc chắn không thể để giá lợn cao mãi như này được, sẽ phải có nhiều giải pháp để điều hành, trong đó có những giải pháp khi áp dụng rồi sau này không bao giờ rút lại được. Do đó, ngoài 15 doanh nghiệp nòng cốt chiếm khoảng 35% thị phần rất cần sự vào cuộc, chung tay của các trang trại, gia trại, chăn nuôi lợn nông hộ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận và đánh giá cao một số địa phương trong thời gian qua đã tiên phong có chính sách hỗ trợ tái đàn, tăng đàn rất hiệu quả, điển hình như Hà Nội, hiện hỗ trợ tới 5 triệu đồng/đầu lợn nái. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là địa phương chi trả hỗ trợ tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi sớm nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chưa bao giờ ngành gia cầm phát triển mạnh như thời điểm này với tổng đàn gần 500 triệu con, trong đó chủ yếu là gà ta, gà lông màu bản địa chất lượng cao, thịt thơm ngon nên cần tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân thay đổi dần thói quen theo hướng giảm cơ cấu thịt lợn, tăng thịt gia cầm và thủy sản. Nguyên Huân – Tùng …

Tin mớiadmin06/05/2020
Tăng cường kiểm soát vi phạm đầu cơ, định giá với mặt hàng thịt lợn
Tăng cường kiểm soát vi phạm đầu cơ, định giá với mặt hàng thịt lợn

Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các Cục Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt tình hình thị trường, diễn biến cung-cầu, giá bán của mặt hàng. Người chăn nuôi ở thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: TTXVN) Nhằm thực hiện quyết liệt sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về giải pháp bình ổn giá thịt lợn, Tổng cục Quản lý thị trường đã có công văn số 785/TCQLTT-CNV về việc tăng cường kiểm ra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng thịt lợn. Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các Cục Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt tình hình thị trường, diễn biến cung-cầu, giá bán của mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn để xây dựng phương án kiểm tra và đề xuất các giải pháp góp phần nhằm ổn định thị trường. Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các Cục Quản lý thị trường địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho lạnh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng thịt lợn. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đặc biệt, Cục Quản lý thị trường tại các tỉnh biên giới phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát trên khâu lưu thông, các tuyến đường lên khu vực biên giới, khu vực giáp cửa khẩu, đường mòn, lối mở nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, thu mua, buôn bán lợn sống và thịt lợn trái phép qua khu vực Thời gian qua, người tiêu dùng đang phải mua thịt lợn với mức giá cao gần như kỷ lục của một năm đại dịch nghiêm trọng, mặc dù đây là mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Hàng loạt các giải pháp như tăng nhập khẩu, kêu gọi doanh nghiệp giảm giá… dường như chưa mang lại kết quả như ý khi giá thịt lợn vẫn ở mức rất cao, có sản phẩm lên đến 240.000 đồng/kg tùy loại./. Uyên Hương …

Tin mớiadmin27/04/2020
GIÁ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI (TẠI TRẠI) CẢ NƯỚC NGÀY 21/04/2020

Thitruong chan nuoi ca nuoc …

Giá SP chăn nuôiadmin27/04/2020
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

2.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (tên cơ sở, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, địa chỉ trụ sở) trong Giấy chứng nhận. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không. 2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): 2.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại; b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật; d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp; đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất; e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định; g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất; h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch; i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh; k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này. (Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

Thủ tục hành chính cấp Tỉnhadmin23/04/2020
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

1.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kể cả trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất). – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết). Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; + Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. 1.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Bản thuyết minh điều kiện sản xuất (theo Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (theo Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 1.4. Thời hạn giải quyết: a) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. + Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. + Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế. b) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không. 1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Mẫu Thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Mẫu Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): 1.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại; b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật; d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp; đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất; e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định; g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất; h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch; i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh; k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 1.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này. (Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn …

Thủ tục hành chính cấp Tỉnhadmin23/04/2020
3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

3.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết). Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 3.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Không. 3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Mẫu Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): – Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi. + Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi. + Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. + Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi. + Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi. + Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. – Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên. (Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

Thủ tục hành chính cấp Tỉnhadmin23/04/2020
4. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

4.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận. – Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 4.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Không. 4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): – Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi. + Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi. + Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. + Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi. + Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi. + Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. – Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên. (Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

Thủ tục hành chính cấp Tỉnhadmin23/04/2020
1. Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc

1.1. Trình tự thực hiện: + Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. + Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ. Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành Quyết định chỉ định. 1.2. Cách thức thực hiện: + Trực tiếp. + Qua đường bưu điện. 1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: Đơn (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015) có chữ ký, tên của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu. Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi. Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khi có kết quả đánh giá đủ điều kiện, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định chỉ định. 1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định. Thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định: Không. 1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020). 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: – Có chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi. – Có chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn phù hợp: Thời gian đào tạo, tập huấn tối thiểu là 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết tối thiểu là 7 ngày và thời gian thực hành tối thiểu 14 ngày. Tài liệu về lý thuyết gồm các nội dung: Giống và công tác giống gia súc trong chăn nuôi; Đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc; Giải phẫu cơ quan sinh sản gia súc; Phát hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp; Lý thuyết về phối giống nhân tạo gia súc và một số vấn đề cần chú ý trong phối giống nhân tạo gia súc; Phương pháp phát hiện phối giống có chửa; Phương pháp ghi chép quản lý phối giống nhân tạo gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung về quy trình chăn nuôi và các nội dung khác nhằm nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc. Thực hành gồm các nội dung: Kỹ năng sử dụng thiết bị, vật tư phối giống nhân tạo cho gia súc; Kỹ năng thực hành phối giống nhân tạo cho gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung phát hiện gia súc có chửa, khám thai và các nội dung khác có liên quan trong thực tế sinh sản gia súc tại các địa phương. (Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020). 1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. + Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa (lĩnh vực chăn nuôi)

2.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 2.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. – Danh sách chuyên gia đánh giá theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia đánh giá. – Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, cụ thể như sau: + Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận. + Trường hợp tổ chức chứng nhận chưa được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp các tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu liên quan khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 2.4. Thời hạn giải quyết: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: 05 năm. 2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Danh sách chuyên gia đánh giá (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). 2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm: – Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. – Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; – Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau: + Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận. + Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật. Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định. + Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng. + Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng. Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này. (Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) 2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
3. Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa (lĩnh vực chăn nuôi)

3.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 3.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Danh sách bổ sung, sửa đổi chuyên gia đánh giá theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia đánh giá. – Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, cụ thể như sau: + Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức công nhận quy định tại Điều 25 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp công nhận hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận. + Trường hợp tổ chức chứng nhận chưa được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp các tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 3.4. Thời hạn giải quyết: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: Theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đã được cấp. 3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Danh sách bổ sung, sửa đổi chuyên gia đánh giá (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). 3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm: – Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. – Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; – Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau: + Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận. + Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật. Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định. + Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng. + Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng. Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này. (Điều 17 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) 3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
4. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa (lĩnh vực chăn nuôi)

4.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 4.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: Theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đã được cấp. 4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). 4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức chứng nhận có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức. (Điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) 4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
5. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (lĩnh vực chăn nuôi)

5.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 5.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. – Danh sách thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; – Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, cụ thể như sau: + Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp công nhận hoạt động thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận. + Trường hợp tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp các tài liệu, quy trình thử nghiệm và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. – Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 5.4. Thời hạn giải quyết: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: 05 năm. 5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Danh sách thử nghiệm viên (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). 5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa: – Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. – Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành. – Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành. Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành. – Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng. (Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) 5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
6. Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (lĩnh vực chăn nuôi)

6.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 6.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; – Danh sách bổ sung, sửa đổi thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; – Danh sách bổ sung, sửa đổi máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; – Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, cụ thể như sau: + Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp công nhận hoạt động thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận. + Trường hợp tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp các tài liệu, quy trình thử nghiệm và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 6.4. Thời hạn giải quyết: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: Theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm đã được cấp. 6.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Danh sách bổ sung, sửa đổi thử nghiệm viên (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). – Mẫu Danh sách bổ sung, sửa đổi máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). 6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa: – Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. – Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành. – Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành. Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành. – Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng. (Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) 6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
7. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (lĩnh vực chăn nuôi)

7.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 7.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; – Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 7.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cục Chăn nuôi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: Theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm đã được cấp. 7.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp). 7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức. (Điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) 7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
8. Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu (lĩnh vực chăn nuôi)

8.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn cấp CFS không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 8.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. – Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân. – Danh Mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính. – Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 8.4. Thời hạn giải quyết: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn cấp CFS không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân. 8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: Không. 8.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Cục Chăn nuôi cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau: – Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa. – Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. (Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương) 8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
9. Điều chỉnh, cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu (lĩnh vực chăn nuôi)

9.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Chăn nuôi xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân. 9.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua đường bưu điện. 9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 9.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Chăn nuôi xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân. 9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân. 9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: Không. 9.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Cục Chăn nuôi cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau: – Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa. – Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. (Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương) 9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
10. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

10.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do. 10.2. Cách thức thực hiện: Chưa quy định. 10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; – Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; – Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 10.4. Thời hạn giải quyết: – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. – Thẩm định hồ sơ và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 10.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận. Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không. 10.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Mẫu Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trao đổi (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). 10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không. 10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
11. Nhập khẩu lần đầu đực giống, tinh, phôi, giống gia súc

11.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải phải nêu rõ lý do. 11.2. Cách thức thực hiện: Chưa quy định. 11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: – Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 11.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 18 ngày làm việc. – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. – Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 11.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). 11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận. Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không. 11.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu đực giống, tinh, phôi giống gia súc (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). 11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): – Yêu cầu đối với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi lưu thông trên thị trường: + Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng. + Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. + Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y. (Điều 18 Luật Chăn nuôi) – Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống (khoản 1 Điều 20 Luật Chăn nuôi). 11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
12. Xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo

12.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do. 12.2. Cách thức thực hiện: Chưa quy định. 12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: – Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo. – Các văn bản khác có liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 12.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 33 ngày làm việc. – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. – Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 12.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận. Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không. 12.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). – Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi). 12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không. 12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
13. Công nhận dòng, giống vật nuôi mới

13.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục trưởng Cục Chăn nuôi) quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do. 13.2. Cách thức thực hiện: Chưa quy định. 13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ; – Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 13.4. Thời hạn giải quyết: – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. – Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 13.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). 13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: Không. 13.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): – Mỗi dòng, giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp bằng tiếng Việt. – Việc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới phải bảo đảm không thuộc các trường hợp sau đây: + Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên dòng, giống vật nuôi đã được công nhận; + Chỉ bao gồm chữ số; + Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. + Trùng với cách đọc hoặc cách viết tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; + Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. (Điều 29 Luật Chăn nuôi) 13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
14. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

14.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi (kể cả trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất). – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Chăn nuôi thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết). Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; + Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. 14.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn nuôi). – Bản thuyết minh điều kiện sản xuất (theo Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn nuôi). – Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (theo Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn nuôi). – Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 14.4. Thời hạn giải quyết: a) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. + Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. + Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế. b) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 14.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không. 14.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Mẫu Thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 02.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Mẫu Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 03.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): 14.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại; b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật; d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp; đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất; e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định; g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất; h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch; i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh; k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 14.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này. (Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
15. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

15.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Chăn nuôi thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 15.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (tên cơ sở, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, địa chỉ trụ sở) trong Giấy chứng nhận. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 15.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 15.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không. 15.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): 15.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại; b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật; d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp; đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất; e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định; g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất; h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch; i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh; k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 15.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này. (Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
16. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước

16.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 16.2. Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng. 16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm. – Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. – Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. – Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm. – Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. – Mẫu của nhãn sản phẩm. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 16.4. Thời hạn giải quyết: – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. – Thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 16.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 16.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). 16.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn hiệu lực của thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 năm. 16.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: – Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. – Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. – Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. – Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật Chăn nuôi. (Điều 32 Luật Chăn nuôi) 16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
17. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu

17.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 17.2. Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng. 17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm. – Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp. – Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất. – Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định. – Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. – Mẫu của nhãn sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 17.4. Thời hạn giải quyết: – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. – Thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 17.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). 17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn hiệu lực của thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 năm. 17.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: – Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. – Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. – Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. – Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật Chăn nuôi. (Điều 32 Luật Chăn nuôi) 17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin23/04/2020
18. Công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung

18.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Trong thời gian 06 tháng trước khi hết hạn lưu hành, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 18.2. Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng. 18.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 18.4. Thời hạn giải quyết: – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. – Thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 18.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 18.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). 18.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn hiệu lực của thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 năm. 18.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 18.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: – Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. – Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. – Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. – Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật Chăn nuôi. (Điều 32 Luật Chăn nuôi) 18.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin18/04/2020
19. Thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung

19.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn bổ sung về tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, ký hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng, dạng, màu sắc sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng sản phẩm nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xác nhận và công bố thông tin thay đổi của sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 19.2. Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng. 19.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị thay đổi thông tin. – Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng. – Bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có). – Mẫu của nhãn sản phẩm. Đối với thức ăn bổ sung nhập khẩu phải bổ sung thêm bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 19.4. Thời hạn giải quyết: – Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. – Thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 19.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 19.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi). 19.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin thay đổi của sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn hiệu lực của thông tin thay đổi của sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đến thời điểm sản phẩm thức ăn bổ sung hết hạn lưu hành. 19.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 19.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: – Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. – Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. – Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. – Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật Chăn nuôi. (Điều 32 Luật Chăn nuôi) 19.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin18/04/2020
20. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

20.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Chăn nuôi thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 20.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 20.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: * Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm: – Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam. * Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm: – Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi. * Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm: – Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu            hoặc khảo nghiệm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm. * Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm: – Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại. * Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm: – Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 20.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 20.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 20.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 20.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Không. 20.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 20.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin (Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 20.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không. 20.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin17/04/2020
21. Thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu

21.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Chăn nuôi thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm (nếu cần thiết). Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 21.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 21.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu (theo Mẫu số 10.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Giấy chứng nhận phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu được công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc văn bản chỉ định, thừa nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. – Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm phù hợp với phương pháp thử nghiệm bao gồm các thông tin: Tên máy móc, thiết bị; thời gian đưa vào sử dụng và thời gian kiểm định, hiệu chuẩn kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp. – Quy trình thử nghiệm và hồ sơ thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm trên nền mẫu thức ăn chăn nuôi do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp. – Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng (nếu có) do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 21.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 21.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 21.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 21.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu. Thời hạn hiệu lực của quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu: 03 năm. 21.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 21.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu Đơn đề nghị thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu (Mẫu số 10.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 21.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu được thừa nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây: – Được tổ chức công nhận quốc gia hoặc tổ chức công nhận quốc tế công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu chỉ định, thừa nhận, trong đó có phạm vi công nhận là thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm. – Có máy móc, thiết bị, dụng cụ phù hợp với phương pháp thử nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025. – Có phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi được thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng. (Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) 21.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin17/04/2020
22. Thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu

22.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Cục Chăn nuôi kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Chăn nuôi xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Chăn nuôi thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá tại nước xuất khẩu (nếu cần thiết). Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 22.2. Cách thức thực hiện: – Trực tiếp. – Qua dịch vụ bưu chính. – Qua môi trường mạng. 22.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu (theo Mẫu số 11.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Bản mô tả về năng lực của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật Chăn nuôi do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp. – Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp. – Báo cáo kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các nội dung trong quy trình khảo nghiệm và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.   22.4. Thời hạn giải quyết: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. – Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 22.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 22.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi. 22.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu. Thời hạn hiệu lực của quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu: Không. 22.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 22.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): – Mẫu Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu (Mẫu số 11.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. 22.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không. 22.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin17/04/2020
23. Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

23.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Cục Chăn nuôi: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật. + Cục Thú y: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc động vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật. + Cục Bảo vệ thực vật: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc thực vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. 23.2. Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng. 23.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: – Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo Mẫu số 12.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. – Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống. – Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn. Thành phần hồ sơ bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 23.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 01 ngày làm việc.   23.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 23.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Cục Chăn nuôi: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật. – Cục Thú y: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc động vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật. – Cục Bảo vệ thực vật: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc thực vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật. 23.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra. Thời hạn hiệu lực của Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không. 23.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 23.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Mẫu số 12.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). 23.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không. 23.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. – Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin17/04/2020
24. Miễn giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

24.1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Cục Chăn nuôi: Tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật. + Cục Thú y: Tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc động vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật. + Cục Bảo vệ thực vật: Tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc thực vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật. – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trong thời hạn 01 năm. 24.2. Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng. 24.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 24.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định. 24.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Tổ chức. – Cá nhân. 24.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Cục Chăn nuôi: Tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật. + Cục Thú y: Tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc động vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật. + Cục Bảo vệ thực vật: Tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc thực vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật. 24.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận. Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: 01 năm. 24.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không. 24.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không. 24.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Miễn giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 24.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. – Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng …

TTHC cấp T.Ư - lĩnh vực CNadmin17/04/2020
Sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu thịt gà sang Nga
Sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu thịt gà sang Nga

Cục Thú y và cơ quan thú y của Liên bang Nga đã thống nhất được mẫu chứng nhận kiểm dịch, cùng với các điều kiện thú y, an toàn thực phẩm được nêu rất rõ. Dây chuyền chế biến thịt gà của nhà máy Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết sau khi Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt gà chế biến từ Việt Nam, Cục Thú y đang phối hợp với các doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện cho các lô hàng để có thể xuất khẩu sang thị trường này sớm nhất. Hiện Cục Thú y và cơ quan thú y của Liên bang Nga đã thống nhất được mẫu chứng nhận kiểm dịch, cùng với các điều kiện thú y, an toàn thực phẩm được nêu rất rõ. Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kyou & Unitex… đã và đang đầu tư chuỗi sản xuất, chế biến thịt gà an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chí của Liên bang Nga. Cục Thú y đã làm việc với các doanh nghiệp có tiềm năng đáp ứng được các tiêu chuẩn của Nga để sắp tới có thể xuất khẩu thịt gà sang thị trường này. [Việt Nam nhập gần 66.000 tấn thịt để phục vụ thị trường trong nước] Ông Nguyễn Văn Long cho biết từ năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Nga xem xét cho phép Việt Nam được xuất khẩu thịt gà đã qua chế biến vào thị trường này. Sản phẩm tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu theo thông lệ chung của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và thú y của Liên bang Nga. Trên cơ sở đáp ứng tiêu chí, Nga đã đồng ý cho phép nhập khẩu thịt gà từ Việt Nam. Tháng 10/2019, đoàn công tác của Nga đã sang Việt Nam và có tham quan một số chuỗi sản xuất, chế biến thị gà của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xuất khẩu được thịt gà vào thị trường Nhật Bản cho thấy, Việt Nam đều đã đáp ứng các tiêu chí về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm của thế giới cũng như của Nga. “Hiện các thị trường rất bình đẳng, đều có các yêu cầu về đảm bảo an toàn dịch bệnh theo OIE và an toàn thực phẩm của Codex (Tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế). Ngoài 2 tiêu chuẩn chung của thế giới, các nước; trong đó có Nga cũng đưa ra các tiêu chuẩn tương đồng,” ông Nguyễn Văn Long cho biết. Là doanh nghiệp đầu tiên được Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cấp phép cho xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến sang thị trường Nga, đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, Việt Nam được phép xuất khẩu thịt gà chế biến sang thị trường Liên bang Nga cũng đồng nghĩa sản phẩm này được phép xuất khẩu sang các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu. Để có thể xuất khẩu được thịt gà chế biến vào các thị trường khó tính này, Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Theo Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, việc thị trường xuất khẩu thịt gà chế biến được mở rộng thêm sang nhiều nước không những giúp nâng cao giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam, mà còn mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi gà, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường trong nước. Từ đó, nâng cao vị thế của ngành chăn nuôi Việt Nam với công nghệ cao, bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam hiện đang có chi nhánh Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, được xuất khẩu vào thị trường Nga. Công ty hiện đang đầu tư dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín tại Khu công nghiệp Becamex, tỉnh Bình Phước. Dự án công suất đạt 50 triệu con/năm. Ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam kỳ vọng, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, dự án sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động và có thể xuất khẩu sản phẩm gà chế biến trong năm nay và đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm quan trọng trong nền công nghiệp thực phẩm thế giới./. Bích Hồng …

Tin mớiadmin16/03/2020
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Chuẩn bị để sẵn sàng tăng tốc sau dịch
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Chuẩn bị để sẵn sàng tăng tốc sau dịch

(Chinhphu.vn) – Lương thực và thực phẩm trong nước đang dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và thậm chí vẫn đạt chỉ tiêu xuất khẩu trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu TPHCM – Ảnh: VGP/Băng Tâm Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, được tổ chức chiều ngày 12/3 tại TPHCM. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, khi Hà Nội thông tin về trường hợp đầu tiên dương tính với COVID-19, đã xuất hiện những tin đồn thất thiệt dẫn đến hiện tượng người dân đổ xô mua lương thực, thực phẩm tích trữ. Nhưng cũng ngay lập tức, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng hóa, nhu yếu phẩm lại đầy ắp trong các siêu thị, thậm chí hệ thống các nhà bán lẻ mở cửa bán gạo đến 23h hằng ngày phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân Thủ đô. Thực tế, hàng hóa nông sản trong nước hiện đang rất dồi dào, báo cáo của Bộ NN&PTNT và các doanh nghiệp tham gia Hội nghị trực tuyến chiều 12/3 đã minh chứng điều này. Ngay cả thịt lợn, dù chịu ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi suốt năm 2019 nhưng tổng đàn trên cả nước vẫn đạt gần 24 triệu con. Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) nhận định, với tốc độ tăng đàn, tái đàn như hiện nay, chăn nuôi sẽ là “cứu cánh” cho ngành nông nghiệp trong năm 2020 và bảo đảm thị trường nội địa sẽ không thiếu nguồn cung các loại thịt. Tuy nguồn cung đã xấp xỉ so với thời điểm trước dịch nhưng giá thịt lợn hiện vẫn ở mức cao. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và Bộ NN&PTNT kêu gọi các doanh nghiệp chăn nuôi đồng hành kìm, giảm giá thịt lợn. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, nếu không kìm được giá thịt lợn ở mức có lợi cho cả doanh nghiệp chăn nuôi, nhà phân phối, người tiêu dùng thì Chính phủ sẽ mở cửa thị trường, cho phép nhập khẩu thịt lợn từ nhiều nguồn. Khi đó, có thể doanh nghiệp chăn nuôi trong nước lại phải kêu gọi giải cứu thịt lợn. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kêu gọi 17 tập đoàn nông nghiệp, ngay sau Hội nghị, đưa giá thịt lợn về mức 70.000 đồng/kg để ổn định thị trường. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Dafaco, CP, Masan đã cam kết thực hiện. Trong 3 tháng qua, dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực cho ngành nông nghiệp. Minh chứng rõ nhất là nhiều mặt hàng nông sản không thể xuất khẩu, tiếp tục sử dụng giải pháp tình thế là kêu gọi người tiêu dùng giải cứu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ cùng với các bộ, ngành liên quan sẽ sát cánh cùng các địa phương phát triển thị trường mới cho các mặt hàng nông sản chủ lực, có khả năng cạnh tranh như vải Bắc Giang, tôm Bạc Liêu… Riêng với dưa hấu của tỉnh Bình Định, Bộ trưởng đề nghị địa phương này chuyển đổi sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò, thực tế cũng rất cần nguồn cỏ chăn nuôi, trong khi dưa hấu nhiều năm qua đều rơi vào tình cảnh phải kêu gọi giải cứu. Khẳng định ngành nông nghiệp còn đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh, thiên tai nhưng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lạc quan cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào thì con người vẫn có nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Do vậy, ngành nông nghiệp phải chuẩn bị các kịch bản để sẵn sàng tăng tốc sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát. Cần tập trung thúc đẩy sản xuất, khắc phục khó khăn, cung ứng thực phẩm trong mọi hoản cảnh; tập trung các biện pháp khống chế dịch bệnh không để phát sinh, không để thực phẩm leo giá và đặc biệt, không để tình trạng trục lợi. Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thúc đẩy sản xuất, tìm thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu sau dịch bệnh được kiểm soát. Băng …

Tin mớiadmin13/03/2020
Công văn số 76/CN-TACN ngày 14 tháng 02 năm 2020 về việc quy định mới về kiểm tra nhà nước chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Công văn số 76/CN-TACN ngày 14 tháng 02 năm 2020 về việc quy định mới về kiểm tra nhà nước chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Công văn, Tin mớiadmin25/02/2020
Giá cả dịp trong và sau Tết ổn định theo đúng kịch bản
Giá cả dịp trong và sau Tết ổn định theo đúng kịch bản

Ngày 29/1, Cục quản lý giá thuộc Bộ Tài chính cho biết, tình hình cung cầu giá cả thị trường trước và trong Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản công tác điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước về giá đề ra. Giá thịt lợn ổn định Theo Cục quản lý giá, tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt tươi, đồ phục vụ cúng lễ chỉ tăng theo quy luật vào các ngày cận Tết, một vài ngày đầu năm mới và đã dần trở lại bình thường vào ngày 5, 6 Tết. Tại các Siêu thị, trung tâm thương mại, mức giá cơ bản được giữ ổn định; đối với cửa hàng trực thuộc của các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường, doanh số bán ra tăng cao so bình thường. Một số dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ ăn uống có mức tăng nhẹ vào các ngày đầu năm. Cụ thể, diễn biến giá cả một số mặt hàng thiết yếu tại một số địa phương trọng điểm như lương thực, hầu hết các địa phương trong cả nước đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa chuẩn bị Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020; trong đó, mặt hàng gạo luôn được chú trọng và được các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tích cực chuẩn bị, bảo đảm lượng dự trữ và cung ứng cho thị trường. Trước Tết từ đầu tháng Một đến ngày Ông Công Ông Táo giá gạo chất lượng cao, gạo nếp tăng nhẹ từ 5-10% so với ngày thường, giá gạo tẻ thường ổn định. Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường dao động phổ biến từ 6.200-8.200 đồng/kg. Giá gạo tẻ thường ở mức 11.000-13.500 đồng/kg; gạo xi dẻo 13.500-15.500 đồng/kg; gạo Bắc Hương có giá 16.000-18.000 đồng/kg; gạo tám thơm Điên Biên có giá 20.500-24.500 đồng/kg. Tại miền Nam, giá bán lẻ trên thị trường gạo trắng thường 25% tấm ở mức 11.000-14.000đ/kg, gạo thơm chợ Đào 16.000-22.000 đồng/kg. Trong các ngày nghỉ lễ Tết giao dịch mua bán gạo không nhiều nên mức giá không biến động và bắt đầu từ ngày mùng 5 giá gạo các loại sẽ có xu hướng giảm dần trở về mức giá ngày thường. [Người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu 448.100 tỷ đồng trong dịp Tết] Giá ổn định trước Tết do nguồn cung dồi dào nhưng thực phẩm tươi sống vẫn tăng nhẹ trong những ngày giáp Tết do sức mua tăng. So với ngày thường, giá thịt bò tăng khoảng 20.000-40.000 đ/kg tùy từng thị trường địa phương do nhu cầu tăng; giá gà sống tăng khoảng 10.000-30.000 đ/kg trong các ngày cận Tết do nhu cầu người dân tăng cao để cúng tất niên và giao thừa. Trong các ngày Tết đến ngày mùng 5 giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống vẫn giữ ở mức như cận Tết và cục bộ một số chợ dân sinh có tăng giá nhẹ trong ngắn hạn một vài mặt hàng như thịt bò, thủy hải sản do người bán vẫn ít và các chợ đầu mối hầu hết chưa hoạt động. Riêng mặt hàng thịt lợn, nguồn cung trên thị trường tiếp tục được tăng lên trong tháng 1 và dự kiến cả quý 1 này từ nguồn cung ứng theo kế hoạch của các doanh nghiệp nhằm phục vụ Tết và nguồn nhập khẩu tiếp tục gia tăng để bù phần thiếu hụt nguồn cung thời gian qua. Đồng thời, nhiều địa phương triển khai chương trình bình ổn thị trường đều có sự chú trọng bình ổn mặt hàng thịt lợn, đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định. Theo báo cáo của các địa phương, nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán về cơ bản đủ cung cấp cho thị trường, chủ yếu đến từ hệ thống chăn nuôi nhỏ và các công ty chăn nuôi lớn. Do đó, không xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tăng giá đột biến như những tháng trước Tết. Bên cạnh đó, một số địa phương xác định các nhóm hàng thực phẩm được người dân ưu tiên sử dụng thay thế cho thịt lợn như: thịt gia cầm; thịt trâu, bò, ngựa; thủy hải sản tươi sống, đông lạnh… tương đối dồi dào. Bởi, hoạt động chăn nuôi các mặt hàng này đang tăng trưởng tốt có giá bán tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng thu nhập, chi trả của đại đa số người dân góp phần ổn định giá thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán. Về cơ bản, giá cước vận chuyển hành khách bằng ôtô ổn định trong dịp Tết, nhiều bến xe lượng khách vắng hơn mọi năm do thời gian nghỉ trước Tết dài nên người dân dễ dàng chủ động việc đi lại hơn, cũng như các nhà xe đã chủ động tăng chuyến vào các thời điểm cao điểm trước Tết để đảm bảo đủ nhu cầu đi lại của người dân. Tại một số tỉnh vào giai đoạn cao điểm Tết, một số tuyến có mức phụ thu từ 20-60% tùy từng tuyến và từng thời điểm để để tăng cường chuyến và bù đắp chi phí phương tiện chạy rỗng một chiều. Các doanh nghiệp vận tải cơ bản tuân thủ các quy định về niêm yết giá và bán đúng giá vận chuyển hành khách đã đăng ký, kê khai. Các cơ quan chức năng cũng tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tăng giá vé chui, tăng giá bất hợp lý trong các ngày Tết. Không điều chỉnh giá với các mặt hàng do Nhà nước định giá Theo Cục quản lý giá Bộ Tài chính, sau Tết là thời điểm của Lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau Tết và quý 1 này, Cục quản lý giá cho biết, tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả thị trường sau Tết nhất là đối với mặt hàng thịt lợn, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, Tết; thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường sau Tết theo quy định. Đối với các địa phương khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp chế xuất… Cục quản lý giá đã đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục làm tốt công tác hỗ trợ, cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, hàng hóa, vật tư để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhân dân. Đặc biệt, không thực hiện điều chỉnh giá trong quý 1 này đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá; trường hợp điều chỉnh phải có phương án giá cụ thể, tính toán mức độ tác động vào CPI, trên cơ sở đó báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt thận trọng. Bên cạnh đó, Cục quản lý giá cũng nhấn mạnh, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá của một số mặt hàng thiết yếu theo các giải pháp đã được đề ra theo nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát; thận trọng trong việc điều hành giá những tháng đầu năm để đảm bảo dư địa điều hành cho CPI cả năm. Đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô). Quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết. Tăng cường kiểm tra các quy định về đảm bảo an toàn giao thông, chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải tổ chức tốt công tác vận tải để phục vụ đủ nhu cầu đi lại cho người dân trong dịp lễ hội đầu năm; yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải công bố và niêm yết công khai mức giá cước theo đúng quy định hiện hành./. Thùy Dương …

Tin mới, Uncategorizedadmin30/01/2020
Các 'ông lớn' đồng loạt tăng nguồn cung thịt lợn
Các ‘ông lớn’ đồng loạt tăng nguồn cung thịt lợn

Các doanh nghiệp (DN) hàng đầu về chăn nuôi lợn tại Việt Nam cho biết đã và đang đẩy mạnh tăng đàn lợn. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị triển khai một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, tình hình tái đàn lợn tại nhiều tỉnh cũng đang diễn ra thuận lợi. Dự báo, nguồn cung thịt lợn sẽ cải thiện đáng kể để cung cấp cho thị trường trong thời gian tới, nhất là việc đáp ứng nhu cầu cho dịp Tết Nguyên đán. Đây là thông tin mà các DN lớn trong ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam cũng như lãnh đạo ngành nông nghiệp của các địa phương chăn nuôi lợn trọng điểm đã khẳng định tại hội nghị triển khai một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 26/12. Trước băn khoăn của dư luận thời gian qua về có hay không việc các DN lớn trong ngành chăn nuôi “găm” hàng để đẩy giá lợn thời gian qua, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (CP Việt Nam) thẳng thắn khẳng định: Khi dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) nổ ra đầu năm 2019, thị trường thịt lợn đã một phen chao đảo rớt giá thảm hại. Nhờ sự vào cuộc hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền “không quay lưng với thịt lợn”, giá thịt lợn đã dần nhích lên, giúp các DN chăn nuôi lợn lấy lại được thế thăng bằng. Vì vậy kể từ khi giá lợn tăng cao thời gian qua, CP Việt Nam đã chủ trương đồng hành với người tiêu dùng, cung cấp tối đa có thể nguồn cung thịt lợn. Thậm chí trọng lượng lợn xuất chuồng trung bình đạt 95 – 96 kg/con, non hơn bình thường Cty cũng đã xuất chuồng. Giá lợn của CP Việt Nam bán ra ngày 26/12 đang ở mức 84.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày 25/12, và đây cũng là mức giá thấp nhất so với các Cty khác. Ông Tuấn khẳng định thời gian tới, CP Việt Nam sẽ họp bàn, nhằm tiếp tục hạ thêm giá bán ở mức thấp nhất có thể so với mặt bằng thị trường. Tháng 12/2019, CP Việt Nam đã cung cấp ra thị trường Việt Nam khoảng 500 nghìn lợn thịt xuất chuồng, tương đương khoảng 16.000 con/ngày, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2018 và vẫn sẽ duy trì việc tăng nguồn cung một cách ổn định trong thời gian tới. Đại diện Cty CP Tập đoàn DABACO cũng tiết lộ: Hiện tại, tổng đàn nái của tập đoàn đã nâng lên mức 43 nghìn con nái, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Theo kế hoạch thời gian tới, DABACO sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng đàn nái lên khoảng 45.600 con, theo đó sẽ tăng khá mạnh về tổng đàn lợn thịt so với hiện tại. Ông Đào Mạnh Lương, Tổng GĐ Cty CP Tập đoàn MAVIN, một “ông lớn” khác trong ngành chăn nuôi lợn cũng tiết lộ tổng đàn nái của Cty thời điểm này đã được nâng lên ở mức 23 nghìn con, và sẽ tiếp tục tăng quy mô đàn nái ngay từ đầu năm 2020. Với tổng đàn nái như hiện tại, MAVIN đang tung ra thị trường khoảng 1.000 lợn thịt/ngày. Ông Lương cho biết, theo kế hoạch từ trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020 (Âm lịch), Cty sẽ tăng lượng lợn xuất chuồng thêm khoảng 20%/ngày so với hiện nay. Đồng thời khẳng định việc MAVIN tăng mạnh lượng lợn thịt xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên đán 2020 không phải là tăng quy mô đột xuất, mà là do việc tăng quy mô đàn nái, cụ kỵ ông bà đã đặt ra từ trước. Theo ông Lương, trong khoảng 2 tuần trở lại đây, khảo sát cho thấy nguồn cung lợn ra thị trường đã đi vào ổn định. Vì vậy rất khó hiểu khi nhiều nơi giá thịt lợn lên tới 200 nghìn đồng/kg như báo chí phản ánh. “Hiện chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Nếu nguồn cung thực sự thiếu hụt quá nhiều, giá thịt lợn sẽ theo đà tăng mạnh. Hiện chúng tôi đang bán ra với giá lợn 84.000 đồng/kg. Với giá này thì thịt lợn ngoài thị trường không thể cao tới mức 200 nghìn đồng/kg được. Có chăng chỉ là do khâu trung gian, thương lái tự đẩy giá lên mà thôi”, ông Lương nhận định. Cũng theo vị này, cùng với việc các Tập đoàn, Cty lớn tăng mạnh nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, việc giá thịt lợn trên thị trường tự do duy trì quá cao thời gian qua cũng sẽ khiến “cầu” tụt giảm, do đó giá lợn thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm chứ ít có khả năng tăng cao hơn nữa. QUỲNH …

Tin mớiadmin27/12/2019
Bộ trưởng NN-PTNT: Cẩn thận gậy ông đập lưng ông nếu găm hàng, 'thổi' giá lợn
Bộ trưởng NN-PTNT: Cẩn thận gậy ông đập lưng ông nếu găm hàng, ‘thổi’ giá lợn

Bộ trưởng NN-PTNT đưa ra cảnh báo những hậu quả người nuôi hay các công ty chăn nuôi phải đối mặt nếu có ý định găm hàng, thổi giá lợn lên cao. Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo các hậu quả nếu găm hàng, ‘thổi’ giá lợn. Sáng 22/12, sau khi thăm một số trang trại nuôi lợn, gà tiêu biểu ở tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ về nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn trong dịp Tết âm lịch sắp tới. “Qua quá trình kiểm tra công tác chăn nuôi, các địa phương đang thực hiện rất nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về tập trung tăng cường sản xuất đa dạng các loại thực phẩm, gia cầm tăng 15%, thủy sản tăng hơn 6% và đại gia súc tăng 4,5%”, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết. Riêng về lợn, Bộ trưởng cho biết sau khi dịch giảm xuống mức có thể kiểm soát được thì công tác tái đàn đang được đẩy mạnh, tín hiệu đáng mừng là tái đàn ở công ty lớn hay trang trại quy mô gia đình đều đảm bảo rất nghiêm ngặt quá trình đảm bảo an toàn sinh học. Để đối mặt với nhu cầu thực phẩm sắp tăng cao vào cuối năm, ông Nguyễn Xuân Cường đưa ra 3 giải pháp, đầu tiên là tăng cường sản xuất, tăng sản lượng, không chỉ về lợn mà còn là nhiều nguồn thực phẩm khác như gia cầm, thủy sản hay gia súc. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Thứ hai, các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ, ngăn chặn tình trạng xuất lậu lợn sang Trung Quốc. Công tác này vừa có thể ổn định thị trường trong nước, vừa ngăn chặn được nguy cơ lây lan dịch tả. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm trang trại gà thả vườn quy mô hàng ngàn con ở Tân Yên, Bắc Giang. Cuối cùng, quan trọng nhất, Bộ trưởng NN-PTNT nhấn mạnh công tác thương mại cần được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng trục lợi, găm hàng. Theo ông, nếu găm hàng, người chịu hậu quả trước tiên là người nuôi vì khi quá lứa thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm. Thứ hai, thời tiết cuối đông đầu xuân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh và cuối cùng nếu khi thị trường quay lưng, không dùng thịt lợn nữa do giá cao thì chắc chắn sẽ lỗ. Bộ trưởng cho rằng, các công ty chăn nuôi lớn, giữ được nhiều lợn cần làm hạt nhân, dẫn dắt thị trường theo hướng tích cực, không được để giá tăng quá cao vì nếu không sẽ ‘gậy ông đập lưng ông’, người tiêu dùng quay lưng, nguồn hàng nhập tràn về và các doanh nghiệp khi đó sẽ thua ngay trên sân nhà. Một giải pháp nữa mà bộ trưởng đưa ra là cần tìm cách giảm các khâu trung gian, rút ngắn khoảng cách từ sản xuất đến tiêu dùng để giảm giá thành. Ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngoài các giải pháp như trên, điều cần thiết là tìm ra một giải pháp lâu dài, từ năm 2020 trở đi để đối mặt với các nguy cơ xảy ra các đợt dịch lớn như vừa qua. Bên cạnh đó, cần có chiến dịch lâu dài để phát triển hài hòa các nhóm thực phẩm, vừa đảm bảo an toàn chăn nuôi, an toàn kinh tế vừa cân đối dinh dưỡng được bữa ăn cho người Việt. Bộ trưởng biểu dương các chủ trại gà đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi sau khi gặp dịch tả lợn châu Phi. Mô hình trang trại lợn của bà Hoàng Thị Thái mà Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đến thăm ở xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, Bắc Giang đang có khoảng 8.000 lợn thịt, dự kiến sản lượng bán ra thị trường từ nay đến Tết vào khoảng 300 tấn. Theo bà Thái, giá lợn cao như hiện nay chỉ mang tính thời điểm và điều người chăn nuôi như bà mong muốn là mức giá ổn định chứ không phải cao. Chủ trang trại này cho rằng, nếu giá cao sẽ nhiều người ồ ạt đầu tư, dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa như năm 2017. Bà cũng khẳng định trang trại mình không có tình trạng găm hàng, chờ giá tăng vì phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, hết bảo hộ vắc xin và tốn kém thức ăn, chuồng trại. Sáng 22/12, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đến thăm 2 mô hình trang trại gà với quy mô hàng ngàn con tại huyện Tân Yên. Chủ trại đều là những gia đình từng chăn nuôi lợn nhưng sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi thì nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu, chuyển sang nuôi gà và đã sẵn sàng xuất bán phục vụ thị trường Tết. Tái đàn lợn, tái cơ cấu chăn nuôi Bắc Giang là tỉnh trọng điểm về chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đàn có khi lên đến 1,3 triệu con, đứng thứ 3 của cả nước. Vào lúc cao điểm dịch tả, đàn lợn của tỉnh bị giảm mạnh nhưng đến nay tình hình đã được kiểm soát, có 220 xã đã qua 30 ngày không tái dịch, chỉ có 9 xã chưa qua 30 ngày. “Theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, sở tham mưu cho tỉnh, chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trước khi tái đàn. Sở NN-PTNT Bắc Giang tổ chức 10 đoàn công tác về các huyện, thành phố hướng dẫn cho người dân công tác tái đàn, nhất là các trang trại, hộ chăn nuôi lớn”, ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết. Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang Dương Thanh Tùng chia sẻ về cơ cấu chăn nuôi của tỉnh sau dịch tả lợn châu Phi. Qua thời gian tái đàn, lượng lợn của Bắc Giang đã tăng trở lại với số lượng hiện nay vào khoảng 900.000 con, đảm bảo tốt cho nhu cầu thực phẩm cho người dân trong tỉnh. Ngoài ra, mỗi ngày Bắc Giang đang xuất khoảng 400-500 con lợn cho các tỉnh lân cận. Hiện nay, giá lợn cao và người chăn nuôi có thu nhập lớn nhưng cơ quan quản lý vẫn khuyến khích chủ trại xuất bán khi đạt trọng lượng hợp lý, khoảng 120-130 kg để vừa có hiệu quả kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang thông tin, quá trình tái đàn được kiểm soát rất nghiêm ngặt, đơn vi tổ chức thẩm định và hướng dẫn kỹ các điều kiện cần thiết cho các cơ sở chăn nuôi có khả năng tái đàn. Trong khi đó, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mặc dù có nhiều nhu cầu nhưng sở vẫn khuyến cáo chuyển sang loại hình chăn nuôi khác như trâu bò, gà, vịt, dê… Theo ông Tùng, trước tình hình dịch tả, tỉnh đã sớm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, trong đó tập trung vào phát triển đàn gia cầm với số lượng xấp xỉ 17 triệu con, tăng 7-8% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh vào khoảng 40%, phần còn lại được xuất đi các tỉnh ở miền Bắc. Việc vỗ béo đàn trâu bò cũng được quan tâm, toàn tỉnh có hàng trăm mô hình chăn nuôi gia súc với quy mô từ 20-100 con. Đàn bồ câu thương phẩm của tỉnh đạt 50.000 con, sản lượng cá cũng đạt 40.000 tấn, góp phần vào nguồn thực phẩm phục vụ thị trường dịp cuối năm. TÙNG …

Tin mớiadmin22/12/2019
Đề xuất không hỗ trợ thiệt hại cho những hộ dân tự ý tái đàn lợn
Đề xuất không hỗ trợ thiệt hại cho những hộ dân tự ý tái đàn lợn

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thống nhất chủ trương không hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ dân tự ý tái đàn lợn khi xảy ra dịch bệnh. Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy lợn bệnh. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN) Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đang bùng phát mạnh và không có dấu hiệu dừng lại trong khi giá lợn hơi ở Cà Mau đang tăng lên. Đây là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh tự ý tái đàn lợn, gây nhiều khó khăn trong quản lý, kiểm soát dịch bệnh. Trước thực trạng này, mới đây Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã có Công văn số 7905/UBND-NNT đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thống nhất chủ trương không hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ dân tự ý tái đàn lợn khi xảy ra dịch bệnh bị tiêu hủy. Liên quan đến vấn đề trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lê Thanh Triều cho hay cơ quan chức năng tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo đến các hộ chăn nuôi lợn trong tỉnh, nếu không đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học và chưa được chính quyền địa phương cho phép thì không được tự ý tái đàn, nhằm góp phần ngăn chặn có hiệu quả dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng. Trước mắt, chính quyền các địa phương tích cực vận động, hướng dẫn hộ dân tạm thời chuyển đổi từ mô hình nuôi lợn sang đối tượng nuôi khác phù hợp để tạo việc làm, ổn định nguồn thu nhập. Tính đến giữa tháng 11/2019, Cà Mau có 81 xã trong số 101 xã, phường và thị trấn của tỉnh xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, với số lượng lợn buộc phải tiêu hủy gần 10.000 con, tương đương 664 tấn lợn. Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã xuất ngân sách gần 40 tỷ đồng phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi có đàn lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy theo quy định./. Kim Há …

Tin mớiadmin22/11/2019
Công văn số 1737/CN-GSL ngày 22/11/2019 về việc chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Công vănadmin22/11/2019
Ồ ạt nuôi gia cầm, đối mặt thua lỗ
Ồ ạt nuôi gia cầm, đối mặt thua lỗ

Sau thời gian dài bị dịch tả heo Châu Phi hoành hành, nhiều hộ chăn nuôi heo ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) đã tận dụng chuồng trại chuyển sang chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá thịt gia cầm và giá trứng liên tục giảm mạnh đã khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng. Người dân cần thận trọng tái đàn gia cầm đón tết. Dự đoán giá vịt thịt sẽ tăng do nguồn cung thịt heo đang khan hiếm nên hộ ông Võ Văn Chính ở xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc đã mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng để mở rộng chuồng trại nuôi trên 3 ngàn con vịt thịt và lấy trứng. Tuy nhiên, giá trứng vịt giảm mạnh chỉ còn 1.500 đồng/trứng còn giá vịt thịt chỉ dao động từ 45.000 – 50.000 đồng/kg đã đẩy gia đình ông vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Bởi với giá trứng vịt hiện tại, mỗi ngày chỉ tính tiền thức ăn, chưa tính tiền công chăm sóc, gia đình ông đã phải chịu cảnh thua lỗ hơn 300.000 đồng. Mặc dù đang thua lỗ nhưng ông Chính không còn cách nào khác để cầm cự bởi giá vịt thịt cũng đang quá thấp nếu bán vịt thịt sẽ lỗ càng lỗ nặng. Ông Võ Văn Chính lo lắng nói: “Không biết làm sao, mọi năm mùa này trứng giá hơn 2.000 đồng, năm nay chỉ còn có 1.500 đồng. Mình đoán dịch tả heo châu Phi hoành hành thì có thể hột vịt, thịt vịt tăng giá, ai ngờ đâu giảm quá trời. Bây giờ ráng duy trì tới tết coi giá có tăng lên gỡ gạc lại chút đỉnh chứ bây giờ bán ra thì lỗ nặng”. Cách đó không xa, sau khi bán tháo bầy vịt hơn 2 ngàn con vịt thịt để thoát cảnh thua lỗ, ông Phạm Văn Yên, xã Tân Phú Đông cũng vừa bắt thêm 500 con vịt về nuôi đón tết vì trong đầu cứ nghĩ rằng giá vịt thịt sẽ tăng những tháng cận tết. Ông Yên nói: “Tôi mới bán bầy vịt đẻ tuy không có lời nhưng mà mọi năm thời điểm này trở lên là vịt thịt với trứng luôn có giá nên bây giờ thấy giá vịt con đang rẻ mình hốt đại vô nuôi thử coi thời vận thế nào chứ chuồng trại đâu có để trống được”. Theo Phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc, hiện tổng đàn gia cầm trên địa bàn thành phố đã lên trên 70 ngàn con, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và nằm ngoài dự đoán của ngành chuyên môn. Việc tự ý tăng đàn gia cầm ồ ạt của người chăn nuôi không chỉ làm cho nguồn cung vượt cầu, giá cả bấp bênh mà còn đặt ra mối lo về quản lý dịch bệnh trên gia cầm. Những tháng cuối năm, khi không khí lạnh xuất hiện cũng là lúc dịch cúm gia cầm dễ bùng phát. Ông Đỗ Văn Thậm, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc cho biết thêm: “Do tình hình chăn nuôi tự phát sau dịch tả heo châu Phi, do đó những hộ không chăn nuôi gia cầm truyền thống tận dụng những chuồng nuôi gia súc trước đây bỏ hoang sau khi dịch bệnh để nuôi gia cầm. Do đó, chuồng trại nuôi gia cầm không đồng nhất như các vùng chuyên chăn nuôi gia cầm ở trong tỉnh. Để quản lý dịch bệnh trên đàn gia cầm, chúng tôi phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn ở các vùng nuôi, theo dõi tình hình dịch bệnh và hướng dẫn kịp thời cho người dân phòng trị”. Trước việc đàn gia cầm tăng nhanh, thú ý địa phương đang tăng cường phòng chống dịch bệnh. Ông Thậm cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi tái đàn gia cầm, cần đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh chuồng trại và nên nắm bắt nhu cầu của thị trường để có sự tái đàn phù hợp. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn người chăn nuôi gia cầm đều tự ý tái đàn và chỉ dựa vào kinh nghiệm của những năm trước mà ít có ai phân tích về nhu cầu của thị trường, tìm đầu ra ổn định cho gia cầm. Chính việc chăn nuôi tự phát một cách ồ ạt như thế đã làm cho giá thịt gia cầm và trứng gia cầm rớt giá không phanh trong những ngày qua. Mặc dù nhu cầu thực phẩm luôn tăng cao vào thời điểm cuối năm nhưng bất kỳ một sản phẩm nào khi sản xuất không theo nhu cầu của thị trường thì luôn đối mặt với cảnh bấp bênh và thực tế những ngày qua chính là bài học nhãn tiền. THIÊN …

Tin mớiadmin21/11/2019
Cục Chăn nuôi: Giá lợn thịt lên cao không phải do thiếu nguồn cung
Cục Chăn nuôi: Giá lợn thịt lên cao không phải do thiếu nguồn cung

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giá lợn tăng cao không phải do thiếu nguồn cung mà có dấu hiệu do lưu thông và thông tin không rõ ràng. Người dân mua thịt lợn bán tại chợ thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) Chiều 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức tọa đàm “Áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đẩy mạnh tái đàn lợn, đảm bảo cung – cầu thực phẩm dịp Tết.” Trước tình hình giá lợn thịt mấy ngày qua tăng nhanh, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giá lợn tăng cao không phải do thiếu nguồn cung mà có dấu hiệu do lưu thông và thông tin không rõ ràng. Giá chủ lưu (các doanh nghiệp lớn bán ra) vẫn dao động 65.000 68.000 đồng/kg, cá biệt có vùng cao hơn. Điển hình giá lợn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam bán ra khoảng 65.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Xuân Dương, hiện tượng tăng giá trên một phần do thương lái trước kia thu mua của nông hộ, giờ họ không có nguồn này trong khi đó lại không tiếp cận được các nguồn của doanh nghiệp nên xảy ra hiện tượng đẩy giá. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị thông tin truyền thông lại chỉ quan tâm đến thông tin giá cao nên vô hình chung đẩy giá lợn lên. Do đó, những hiện tượng cá biệt này lại trở thành thông tin chính. Giá lợn lên cao cá biệt vừa qua không phải là giá chủ lưu. Sản lượng thịt lợn có thiếu hụt nhưng không thiếu đến mức đẩy giá lợn như vừa qua. Song song với chống dịch, ngành nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn đẩy chăn nuôi các đối tượng khác như gia cầm, thủy sản… nên tổng nguồn cung thực phẩm không thiếu. Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về nguồn cung thực phẩm. Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, xu hướng nhu cầu thịt lợn cuối năm sẽ tăng, trong tháng Tết thường tăng từ 20-25% so với tháng khác. Nếu thực hiện tốt các giải pháp sẽ không có đột biến về giá. Thời gian tới cần có sự chung tay của cả ngành nông nghiệp và công thương trong sản xuất, lưu thông và bình ổn giá; trong đó ưu tiên bình ổn giá cho mặt hàng thịt lợn. Đại diện doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường từ 3.500-4.000 con lợn thịt/ngày, ông Kiều Đình Thép, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, công ty luôn đồng hành với người dân và kêu gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bình ổn giá lợn thịt từ tháng 8 đến nay. Những ngày gần đây giá lợn của công ty bán ra dao động 59.000-67.000 đồng/kg, tùy thuộc vào loại lợn và từng địa phương. Công ty luôn ưu tiên cung cấp lợn với những khách hàng đã liên kết lâu năm, với đơn vị mới công ty chỉ phục vụ ở mức độ vừa phải. Công ty cũng không bán lợn ồ ạt ra thị trường bởi nếu bán ồ ạt sẽ xảy ra tình trạng thương lái thu gom và tổ chức bán qua nhiều nấc thang và có thể đẩy giá lên. Nguồn cung của công ty so với cùng kỳ năm ngoái đang tăng khoảng gần 10% về sản lượng. Doanh nghiệp sẽ cung cấp ổn định đến cuối năm. Góp phần bình ổn thị trường, ông Kiều Đình Thép cũng cho biết, ngoài cung cấp lợn thịt cho các đơn vị đang liên kết, công ty cũng có trên 200 điểm bán hàng Porkshop cùng với hệ thống phân phối ở các cửa hàng tiện ích, siêu thị… Để tăng nguồn cung, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đang tăng năng suất lợn nái; đẩy mạnh tái đàn cùng với thực hiện bằng được “an ninh sinh học” để giữ đàn; kéo dài thời gian nuôi lợn thịt, giúp tăng năng suất, sản lượng thịt. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế như gia cầm, thủy cầm, thủy sản, trâu bò…; cố gắng tiếp cận khâu sản xuất và tiêu dùng, hạn chế các nấc thang bắc cầu ở khâu lưu thông. Khi làm tốt hai yếu tố trên thì giá cả sẽ đi đến ổn định và hợp lý, ông Kiều Đình Thép nhận định. Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, tính đến ngày 13/11, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra trên 8.400 xã, tiêu hủy 5,8 triệu con lợn, với sản lượng khoảng 330.000 tấn, chiếm 8,5% tổng sản lượng lợn cả nước. Dịch bệnh đang được kiểm soát tốt trên cả nước. Hiện cả nước có trên 60% số xã đã qua 30 ngày không có dịch tái phát; đặc biệt 10 tỉnh, thành phố có trên 85% xã đã qua 30 ngày không có dịch. Đây là điều kiện để các hộ có thể tái đàn. Các địa phương cần nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đã có kết quả trên thực tế, đây là giải pháp then chốt để phát triển chăn nuôi an toàn. Những địa phương đã qua 30 ngày không có dịch, có thể tái đàn kết hợp với chăn nuôi an toàn sinh học. Bên cạnh đó, địa phương cần kiểm soát tốt việc vận chuyển lợn sản phẩm thịt lợn giữa các địa phương, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hưng Yên cho biết, tỉnh định hướng chỉ tái đàn có trọng điểm, với hộ chăn nuôi khép kín; quản lý được phương tiện, con người ra vào; khử trùng tiêu độc định kỳ, nhập con giống có nguồn gốc. Các trang trại tái đàn từng bước, không ồ ạt, thời gian đầu chỉ tái đàn từ 10-20% số lượng, sau một thời gian kiểm tra âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi mới tăng thêm đàn. Nếu người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận để tái đàn mà không kết hợp với chăn nuôi an toàn sinh học sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến dịch bệnh, thiệt hại nặng hơn, ông Nguyễn Quang Tuấn khuyến cáo. Tuy nhiên, hiện một số địa phương có tư tưởng ngại, né tránh tái đàn, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, địa phương phải có trách nhiệm hướng dẫn người dân tái đàn để đảm bảo thu nhập cho người dân cũng như nguồn cung thực phẩm thời gian tới. Địa phương không nên chờ đợi hết dịch mới tái đàn mà nên mạnh dạn tái đàn có kiểm soát./. Bích Hồng …

Tin mớiadmin15/11/2019
Trang trại khai thác 13 tấn sữa bò hữu cơ ở Lâm Đồng
Trang trại khai thác 13 tấn sữa bò hữu cơ ở Lâm Đồng

Mỗi ngày, đàn bò Organic tại Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt cho khai thác 12-13 tấn sữa. Trang trại này đã thực hiện quy trình hữu cơ theo tiêu chuẩn Trung Quốc để chuẩn bị xuất khẩu sữa sang quốc gia này. Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt được xây dựng tại xã Tu Tra (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng). Đây là trang trại hữu cơ đầu tiên của Vinamilk ở Việt Nam và thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu (EU). Tại đây đang chăn nuôi khoảng 1.000 con bò và trong đó có 50% tổng đàn cho khai thác sữa. Theo nhân viên làm việc tại đây, các khâu chăm sóc đều được cơ giới hóa và mọi hoạt động, chế độ ăn uống của bò đều được theo dõi khoa học, sát sao. Do vậy, năng suất sữa đạt khoảng 23 lít/con/ngày, đây là năng suất cao hơn nhiều so với những trang trại khác. “Hiện nay, thị trường có chuyển biến mạnh thiên về các sản phẩm hữu cơ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hồi tháng 9, các chuyên gia Trung Quốc đã kiểm tra chất lượng sữa Organic của trại, kiểm tra quy trình chăn nuôi và đánh giá cao. Ngoài việc sản xuất theo tiêu chí Organic EU, chúng tôi cũng thực hiện theo quy trình hữu cơ của Trung Quốc để chuẩn bị cho việc xuất khẩu sữa qua thị trường này”, ông Hoàng Văn Trường, Giám đốc trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, chia sẻ. Hiện nay, ngoài việc sản xuất dòng sữa hữu cơ, Vinamilk Đà Lạt cũng sản xuất sữa thường. Ngoài lượng sữa từ trang trại, Vinamilk Đà Lạt cũng nhập 85 tấn sữa/ngày từ đàn bò trong dân để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến. MINH HẬU – ĐỨC …

Tin mớiadmin13/11/2019
Sữa Việt bước vào thị trường Trung Quốc
Sữa Việt bước vào thị trường Trung Quốc

TTO – Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (“Bớt rồng rắn chờ bán hàng sang Trung Quốc”, Tuổi Trẻ ngày 14-10). Nhưng thị trường hơn 1 tỉ dân đang đòi hỏi gì? Câu chuyện của NutiFood phần nào trả lời được những khó khăn mà doanh nghiệp Việt phải trải qua. Trả lời Tuổi Trẻ, ông Lê Nguyễn Hòa, phó chủ tịch hội đồng quản trị NutiFood, nói: – Dự kiến từ giữa tháng 10-2019, những lô sữa đầu tiên của VN được xuất khẩu qua đường chính ngạch sang Trung Quốc, thị trường nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới. Hồ sơ của 5 doanh nghiệp sữa VN đã được Trung Quốc chấp thuận và hải quan nước này đã xét duyệt, chỉ còn chờ bước cuối cùng cấp mã số xuất khẩu. Đây là kết quả của nỗ lực không mệt mỏi của Bộ NN&PTNT cũng như sự chủ động của các doanh nghiệp. Mở cửa cho sữa Việt * Hàng Trung Quốc ở VN quá nhiều. Nhưng quá trình để sữa Việt vào Trung Quốc lại rất dài, chúng ta đã phải làm gì, thưa ông? – Với mặt hàng sữa, về cơ bản sản phẩm sữa VN từ trước đến nay chưa thể vào thị trường Trung Quốc, thậm chí cả đường tiểu ngạch. Nếu cơ quan hải quan nước này bắt được lô hàng sữa sẽ lập tức hủy ngay. Trong suốt các năm 2016-2017, các đoàn lãnh đạo của VN hội đàm trực tiếp với phía Trung Quốc để bàn cách mở cửa cho sữa cùng các nông sản vào Trung Quốc. Đến năm 2018, Trung Quốc hứa xem xét chấp nhận cho sữa VN và lúc này mới bắt đầu hành trình đánh giá chất lượng sữa VN. Thời gian qua Bộ NN&PTNT đã xây dựng hướng dẫn chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật của phía Trung Quốc, thậm chí mời cả chuyên gia Trung Quốc sang cùng thẩm định. Phía Trung Quốc đã tới kiểm tra các vùng chăn nuôi của VN đảm bảo an toàn về dịch bệnh, họ muốn sữa VN xuất sang Trung Quốc phải đến từ các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đến tháng 4-2019 hai nước mới ký nghị định thư xuất khẩu. Các lô hàng này có thể được xem như là bước mở đường cho các sản phẩm sữa của VN xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Những doanh nghiệp sữa được lựa chọn trong giai đoạn đầu phải uy tín, theo đến cùng chất lượng sản phẩm. * Bộ hồ sơ có thể nói là “kinh khủng” mà phía Trung Quốc yêu cầu cụ thể là gì, thưa ông? – Ngoài các yêu cầu của Bộ NN&PTNT, phía Trung Quốc cũng yêu cầu doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu phải hoàn thiện bộ hồ sơ, đúng là có thể nói “kinh khủng” vì tính chi tiết và đầy đủ quy trình sản xuất. Bộ hồ sơ này bao gồm thông tin từ nông trại đến sản phẩm cuối cùng như xuất xứ con bò, quy trình kiểm soát thú y, tiêm phòng, danh mục thuốc thú y, lấy mẫu, hồ sơ kiểm nghiệm, sau đó mới là thông tin về trang trại, nhà máy… Tất cả đều phải bằng hai thứ tiếng Anh và Trung. Tiếp theo, danh mục sản phẩm xuất khẩu phải đăng ký kèm theo tiêu chuẩn chất lượng, tự công bố gắn với các kiểm nghiệm. Cho đến nay có 4/5 doanh nghiệp hoàn thiện và chỉ đánh giá có 2 hồ sơ tốt, trong đó có NutiFood. Nói thật, chúng tôi cũng mừng vì kết quả sau cả quá trình chuẩn bị công phu. Chúng tôi đang chờ cấp mã số xuất khẩu và đó là bước thủ tục cuối cùng để thâm nhập chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Những yêu cầu rất khắt khe, nhưng cũng giúp cho những doanh nghiệp khác đánh giá đúng năng lực sản xuất của ngành sữa VN. Không mua đứt bán đoạn * Cơ hội nhiều nhưng làm sao để thị trường Trung Quốc là cơ hội khẳng định thương hiệu, phát triển chứ không chỉ là cuộc dạo chơi cho các công ty sữa VN? – Chúng tôi đã đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt đó nhờ có nguồn nguyên liệu, trang trại cao nguyên có khí hậu rất phù hợp để nuôi bò sữa… Sau gần 2 năm theo đuổi, NutiFood đã có “visa” xuất khẩu sang Mỹ khi đáp ứng hàng trăm tiêu chuẩn khắt khe của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Thực tế, dù mặt hàng sữa chưa vào được Trung Quốc nhưng các sản phẩm dinh dưỡng của Nuti cũng đã có mặt tại Trung Quốc, ngoài ra còn có cà phê. Hiện các sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại 3.388 cửa hàng, siêu thị. Kinh nghiệm là chú trọng phân phối. Chúng tôi đã chọn phát triển cùng đối tác địa phương chứ không mua đứt bán đoạn. * Thị trường Mỹ và Trung Quốc rất khác nhau, vào được rồi cũng còn nhiều việc phải làm, thách thức cho các sản phẩm sữa Việt? – Trong danh mục các sản phẩm được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc lần này có cả sữa bột nguyên kem, sữa công thức… Để chinh phục một thị trường, quan trọng là phải cung ứng những dòng sản phẩm phù hợp khẩu vị, thị hiếu. Dựa trên các sản phẩm đã thâm nhập được, có thể thấy lợi thế của sữa VN là được người dùng Trung Quốc đón nhận khá tốt, hợp khẩu vị. Vấn đề là chúng ta phải điều chỉnh bao bì theo quy định, quy cách quy định của thị trường Trung Quốc. Với thị trường Mỹ, sữa Việt mới chỉ đang đáp ứng một phân khúc, phục vụ một cộng đồng nào đó. Nhưng với thị trường Trung Quốc nhu cầu đa dạng, với 1,4 tỉ dân, có nhiều phân khúc, đây là dạng thị trường tiềm năng. Trung Quốc có những loại sữa rẻ như nước nhưng cũng tồn tại một thị trường sữa cao cấp nhập khẩu cạnh tranh gay gắt. Sữa VN đang có lợi thế về địa lý, dễ dàng vận chuyển, chi phí logistics không quá cao… Chúng tôi tin sữa VN hoàn toàn có cơ hội nếu doanh nghiệp bám sát, tìm được ngách thị trường phù …

Tin mớiadmin21/10/2019
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020

Thực hiện Quyết định số2640/QĐ-BNVngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020”, Bộ Nông nghiệp và PTNTđã ban hành Quyết định số 3545/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/9/2019 ban hành Kế hoạch thíđiểm triển khai khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và PTNTnăm 2019.Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ khảo sát sự hài lòng củangười dân, doanh nghiệpđã trực tiếp thực hiệnthủ tục hành chính và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ trong năm 2019. Phương pháp khảo sát trực tuyến thông quaBiểu mẫu “Phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ công trực tuyến do Bộ Nông nghiệp và PTNT cung cấp” tại địa chỉ: Phiếu khảo sát sự hài lòng Thời gian tiến hành khảo sát đến hết ngày …

Tin mớiadmin25/09/2019
Nuôi trùn quế lãi "khủng"
Nuôi trùn quế lãi “khủng”

Mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín của anh Nguyễn Công Vinh ở huyện Châu Thành, Tiền Giang cho thu lãi tới 500 triệu đồng/tháng. Nuôi trùn quế công nghệ cao Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, ĐH An Giang, anh Vinh đã có việc làm ở TP.HCM với mức lương hàng chục triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nắm bắt xu thế sản xuất nông nghiệp sạch, anh đã mạnh dạn từ bỏ công việc nơi đô thị để về miền Tây khởi nghiệp. Anh Vinh từ bỏ công việc mức lương hàng chục triệu đồng ở TP.HCM để về quê khởi nghiệp nuôi trùn quế. Nhận thấy trùn quế là vật nuôi cải tạo môi trường tốt, anh Vinh dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu. Qua thông tin mà anh có được, nghề nuôi trùn quế đã có từ nhiều năm nay nhưng đại đa số người nuôi đều thất bại hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo anh có nhiều nguyên nhân như phân trùn kém chất lượng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, trại nuôi không có thị trường để liên kết bao tiêu đầu ra… Để khắc phục vấn đề này anh đã cùng bạn bè nghiên cứu kỹ lưỡng và lập cho mình một dự án nuôi trùn quế sạch, áp dụng công nghệ cao, hướng bao tiêu đầu ra. Anh Vinh phân tích, bà con mình nuôi trùn quế thường cho ăn chất thải hữu cơ như phân bò, một vài trại có kết hợp men vi sinh nhưng hiệu quả không cao. Mỗi mét vuông nuôi trong ba tuần chỉ đạt khoảng 1 kg trùn thương phẩm. Với công nghệ nuôi của Israel, năng suất nuôi trùn quế từ trang trại của anh Vinh đạt gấp đôi so với phương pháp nuôi truyền thống. Riêng công nghệ của anh Vinh rất khác biệt, anh sử dụng không chỉ phân bò, mà cả phế phẩm thực vật như rau quả dập hư, phân động vật, phế phẩm sau biogas… Qua xử lý bằng công nghệ Lignin anh thu được đạm thực vật. Từ đó lấy đạm nuôi trùn quế. Trong quá trình nuôi anh sử dụng một loại men được nhập khẩu từ Israel để cho ăn, giúp trùn phát triển khỏe mạnh, hiệu suất chăn nuôi từ công nghệ này lên đến 2kg trùn sinh khối trên 1m2, gấp 2 lần phương pháp nuôi thông thường. Tính riêng trang trại ở Tiền Giang với 3.000m2 nuôi cho gần 6 tấn trùn thương phẩm. Loại men đặc biệt này gồm 3 nguyên liệu từ Israel và mật mía đường của Việt Nam. Men được ủ trong hơn ba tuần mới cho ra sản phẩm dùng cho trùn ăn. Với loại men này, phân trùn quế có chứa các chất đa trung vi lượng, axit amin. Đặc biệt là hệ vi sinh vật qua ruột trùn giúp cải tạo đất rất tốt. Một chi tiết rất đáng ý là phân trùn quế không chứa hàm lượng kim loại nặng như phân gà, rất phù hợp cho nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu. Vì vậy sản phẩm từ trang trại của anh Vinh được rất nhiều bà con đặt mua. Hàng sản xuất ra không đủ bán Hiện trùn quế từ trang trại của anh sản xuất ra không đủ bán. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng anh Vinh đã liên kết với hơn 200 hộ nông dân nuôi trùn quế ở khắp các tỉnh thành miền Tây. Anh còn mở thêm chi nhánh ở Hậu Giang, Long An, Tiền Giang với quy mô hàng chục ha mỗi trang trại. Anh dự kiến mở thêm trang trại quy mô 10 ha ở Bến Tre. Hiện mỗi tháng trang trại của anh Vinh xuất bán trên 300 tấn phân trùn quế với giá từ 3.000-4.500đ/kg, trên 50 tấn trùn sinh khối với giá từ 10.000-15.000 đ/kg, 6 tấn trùn thịt với giá bán từ 50.000 đ/kg thu về trên 1,7 tỷ đồng, lãi ước tính trên 500 triệu đồng. Ấp ủ mô hình trồng trọt chăn nuôi khép kín Với quyết tâm làm nông nghiệp sạch, anh Vinh đã xây dựng mô hình trồng  trọt chăn nuôi sạch dựa trên những thành quả đạt được từ nuôi trùn. Anh mong muốn mình sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm sạch hơn nữa. Vườn dừa 2 ha, vườn rau anh đều lấy phân trùn bón, không tốn chút chi phí nào. Dưới mương dừa anh thả nuôi cá tai tượng, cá diêu hồng, lấy trùn thịt làm thức ăn cho cá. Vừa qua, anh xuất bán trên 3 tấn cá tai tượng với giá bán 86.000 đồng/kg, cao gấp đôi giá thương lái mua cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Lấy trùn nuôi cá, giá bán cao gấp đôi so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Anh Vinh nói: “Mình lấy chất thải hữu cơ nuôi trùn, rồi lấy trùn bán, nuôi cá, nuôi gà, vịt. Phân trùn bán thương phẩm, trồng cây. Chất thải trong các hoạt động đó lại tiếp tục nuôi trùn, không có thứ gì bỏ ra khỏi vòng khép kín này”. Chia sẻ về bí quyết thành công của mô hình anh Vinh cho biết: “Điều quan trọng nhất là mình phải hướng dẫn chăn nuôi một cách tốt nhất để bà con có sản phẩm liên kết, đáp ứng thị trường. Thời gian đầu mình làm hết cho bà con thấy, giá cả con giống cũng bán rẻ hơn các trại khác để họ dễ tiếp cận. Cái gì bà con tự làm được thì mình chỉ hết chứ không giấu nghề. Bà con có thành công thì mình mới thịnh vượng được với nghề này”.  “Tôi chỉ có mong ước, bà con nào liên kết với mình cũng đều sống khỏe. Một trăm mét vuông thôi, mỗi tháng bà con có hơn 100 kg trùn sinh khối và thịt, vài tấn phân trùn thì thu nhập lên đến chục triệu đồng rồi. Hoặc bà con lấy nuôi gà vịt, trồng cây trái thì cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao”, anh Nguyễn Công Vinh, Giám đốc Trang Trại Sạch (Châu Thành, Tiền Giang). MINH …

Tin mớiadmin22/08/2019
Cập nhật tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới
Cập nhật tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn nhằm cập nhật các TBKT chăn nuôi mới cho hơn 100 cán bộ khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông huyện và các khuyến nông viên xã. Giảng viên đến từ Văn phòng Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Những tiến bộ chăn nuôi năm nay tập trung vào công nghệ để phát triển ngành chăn nuôi hiệu quả, bền vững như các phần mềm quản lý, chọn tạo trong chăn nuôi, TBKT về giống, giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi gồm Acid hữu cơ, Enzyme, chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic), chế phẩm giàu kháng thể, kháng sinh thảo dược… Công nghệ xử lý môi trường tập trung vào hệ thống biogas quy mô lớn, công nghệ ép tách phân, đệm lót sinh học, công nghệ giun đất; những ứng dụng trong việc thực hiện chăn nuôi theo chuỗi, chăn nuôi theo VietGAHP bao gồm việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo áp dụng công nghệ thông tin, phương pháp kiểm tra nhanh chất cấm… NGUYỄN VĂN …

Tin mớiadmin21/08/2019
Quyết định số 342/QĐ-CN-GSN ngày 12 tháng 8 năm 2019 về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi

Quyết địnhadmin12/08/2019
“Ốc đảo” ngựa bạch giữa cao nguyên
“Ốc đảo” ngựa bạch giữa cao nguyên

“Ốc đảo Ia Rsai” là nơi chàng trai Nguyễn Văn Hậu ấp ủ mô hình nuôi ngựa bạch lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Anh Hậu tự hào về con ngựa bạch Tây Tạng do mình chăm sóc. “Ốc đảo Ia Rsai” (huyện Krông Pa, Gia Lai) được bao bọc bởi con sông Ba huyền thoại. Phương tiện duy nhất để qua “ốc đảo” là những chiếc xuồng máy. Việc chọn nơi đây để nuôi ngựa bạch được chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hậu (SN 1989, trú tại phường Đoàn Kết, thị xã A Yun Pa) giải thích, nơi đây có sông có núi, phong cảnh hữu tình sẽ làm cho mọi con vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nuôi ngựa bạch trên “chảo lửa”  Từ chân đèo Tô Na, men theo con đường mòn sỏi đá xuống bến sông Ba, chúng tôi được chàng trai Nguyễn Văn Hậu chờ sẵn. Sau 15 phút di chuyển bằng xuồng máy, cả đoàn cũng đến được với “ốc đảo Ia Rsai”. Gọi là “ốc đảo” bởi nơi đây khá biệt lập và không có nhiều người biết đến. Từ bờ sông, đi qua hàng dừa xanh mát, hình ảnh về những chú ngựa bạch cũng dần hiện ra, khung cảnh thật bình yên và thơ mộng. Hơn chục con ngựa bạch đang nhởn nhơ gặm cỏ. Thỉnh thoảng một, hai con cất tiếng vó giòn tan làm cho nhiều người thích thú. Chỉ tay về phía xa hướng bờ sông, anh Hậu khoe với chúng tôi về con ngựa bạch Tây Tạng được anh mua về từ Trung Quốc. Anh Hậu cho biết, ngựa bạch Tây Tạng là loài vật quý hiếm, sống trên độ cao trên 3.000m, ăn các loại thảo dược quý, nên thịt và xương đều có giá trị cực cao. Trong đàn ngựa bạch đang nuôi hiện có 2 con Tây Tạng được anh Hậu nuôi dùng để nhân giống, còn lại là những con ngựa bạch giống Việt Nam. Khi được hỏi, cơ duyên nào đưa anh đến với mô hình nuôi ngựa bạch? Anh Hậu tâm sự, trước đây anh bươn trải nhiều nơi, kinh qua nhiều nghề để mưu sinh nhưng cuộc sống vẫn rất cơ cực. Tình cờ anh lên mạng tìm hiểu và thấy mô hình nuôi ngựa bạch khá hay, nhất là cao ngựa bạch được biết đến như một loại thần dược có thể chữa được rất nhiều bệnh. Bản thân bố anh cũng bị tai biến nhiều năm rất cần thuốc để điều trị. Từ những suy nghĩ đó, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hậu quyết tâm đem giống ngựa bạch về nuôi tại vùng “chảo lửa” Krông Pa. Để hiện thực hóa giấc mơ ấy, anh tìm đến các địa phương trong cả nước, nơi nào có nuôi ngựa bạch là anh đến học hỏi.  Rồi anh ra Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng tìm các chuyên gia để “tầm sư học đạo” cách thuần phục, nuôi dưỡng ngựa bạch. Trang trại ngựa bạch của anh Hậu là mô hình đầu tiên ở Gia Lai. Đến năm 2016, khi kinh nghiệm đã vững vàng, anh quyết định sang Trung Quốc mua 1 con ngựa bạch đực Tây Tạng với giá hơn 200 triệu đồng và 2 con ngựa bạch cái Tây Tạng để nhân giống với giá hơn 200 triệu đồng. Chưa dừng lại, anh tiếp tục đến các trung tâm giống ngựa bạch lớn trong cả nước để mua thêm 5 con ngựa giống Việt Nam với giá mỗi con khoàng 70 -80 triệu đồng. “Lúc đó, nhiều người tỏ vẻ nghi ngờ tôi vì chưa có mô hình ngựa bạch nào được nuôi ở Gia Lai. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và được sự hướng dẫn của các chuyên gia ở Viện Chăn nuôi, tôi đã nuôi và cho sinh sản thành công giống ngựa bạch ngay trên vùng “chảo lửa” Krông Pa này” – anh Hậu tâm sự. Sau 3 năm nuôi dưỡng và nhân giống, đến nay đàn ngựa bạch của anh Hậu đã phát triển lên gần 20 con. Nhân rộng mô hình để nhiều người biết đến Sau khi đưa ngựa bạch về vùng “chảo lửa” cao nguyên, anh Hậu đã dành nhiều thời gian chăm sóc và gần gũi đàn ngựa xem có biểu hiện gì khác thường do thay đổi về khí hậu, môi trường. Anh Hậu cho biết, nuôi ngựa bạch không khó nhưng phải dành hết tâm trí và tình cảm cho chúng vì giống này rất khôn. Thức ăn dành cho ngựa đơn giản, chỉ cần ăn cỏ và uống nước. Với những con ngựa cái đang mang thai thì cho ăn thêm cám và mật mía. Đàn ngựa bạch của anh Hậu được nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên. Trong quá trình nuôi, ngựa bạch thường mắc phải bệnh đau bụng. Đây là bệnh nguy hiểm nhất vì ngựa có ruột thẳng. “Khi nó đau bụng, việc đơn giản nhất là ngừng cho ăn, tiêm thuốc liều cao. Phần lớn người nuôi lầm tưởng bệnh đau bụng của ngựa là cảm, nên càng bồi dưỡng cho ăn nhiều. Điều này rất nguy hiểm vì khi con ngựa đang đau bụng mà ăn vào, bụng càng trướng to và chết càng nhanh” anh Hậu chia sẻ. Đến nay, sau 3 năm chăm sóc, đàn ngựa của anh Hậu phát triển khá tốt. Các con ngựa bạch cái Tây Tạng cũng được anh nhân giống thành công khi đẻ thêm nhiều con ngựa con. Ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Gia Lai cho biết, ông hơi bất ngờ khi anh Nguyễn Văn Hậu là người đâu tiên đem mô hình này về Gia Lai. Điều đáng khích lệ là nuôi trên vùng “chảo lửa” Krông Pa. Tuy nhiên qui trình nấu cao ngựa đòi hỏi qui trình nghiêm ngặt. Nếu anh Hậu làm được sẽ tạo dựng được thương hiệu uy tín thì hiệu quả kinh tế rất cao. Theo tính toán của anh Hậu, ngựa cái đẻ mỗi năm một lứa, giá thị trường hiện nay 1 con ngựa bạch con khoảng 25 triệu đồng, sau một năm thì có giá 40 triệu đồng, từ 2 năm trở lên thì giá trên 60 triệu. Nếu nấu cao, một con ngựa Tây Tạng trưởng thành có thể nấu được 7kg cao, trong khi ngựa bạch giống Việt Nam chỉ nấu được 4kg cao. Hiện 1 kg cao ngựa bạch trên thị trường có giá 20 triệu đồng. Anh Hậu cho biết, mình đã bước đầu nấu thành công hơn 30 kg cao ngựa để đem ra thị trường tiêu thụ và làm quà biếu. Thấy mô hình có hiệu quả, nhiều người đã đến trang trại của anh mua ngựa về gây giống. Tuy nhiên, anh chưa bán vì muốn nhân giống đàn ngựa lên nhiều hơn nữa nhằm biến trang trại thành điểm du lịch sinh thái để du khách có thể ngắm nhìn đàn ngựa, hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng. Anh Hậu cho biết, trong thời gian tới anh sẽ nuôi thêm một số loài động vật như cừu, lạc đà, hươu, nai… Đồng thời trồng thêm cây ăn quả ở để làm sinh động hơn cho điểm du lịch sinh thái của mình. “Còn gì tuyệt vời hơn cho các gia đình vào mỗi dịp cuối tuần, đến ốc đảo đắm mình vào thiên nhiên, cỏ cây và muông thú”, anh Hậu chia sẻ. TUẤN …

Tin mớiadmin12/08/2019
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 7 tháng tăng 2%
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 7 tháng tăng 2%

Bảy tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ; đến nay, có 8 nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng Bảy vừa qua, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 3,55 tỷ USD; trong đó, nông sản chính ước đạt 1,64 tỷ USD, lâm sản chính 893 triệu USD, thủy sản 785 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi ước đạt 63 triệu USD. Như vậy, 7 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ. Đến nay, có 8 nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cụ thể, nhóm nông sản chính xuất khẩu đạt 10,84 tỷ USD; trong đó, 5 nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: càphê đạt 1,8 tỷ USD, cao su đạt 1,1 tỷ USD, gạo đạt 1,73 tỷ USD, hạt điều đạt gần 1,8 tỷ USD, rau quả đạt 2,3 tỷ USD. Mặc dù nhiều sản phẩm có khối lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: cao su tăng 10,7%, gạo 2,1%, điều 13,3%, tiêu 32,5% nhưng do giá xuất khẩu một số sản phẩm giảm sâu như điều giảm 20,6%, tiêu giảm 25,2%, càphê giảm 12%, gạo giảm 16%… nên kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ. Tuy là một trong nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nhưng xuất khẩu thủy sản giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (1%), đạt 4,68 tỷ USD. Nguyên nhân bởi hai mặt hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu đã có sự sụt giảm khá mạnh. Đó là, cá tra đạt 1,16 tỷ USD, giảm 3,2%; tôm các loại đạt 1,73 tỷ USD, giảm 10,4%. Trong 7 tháng qua, xuất khẩu lâm sản chính đạt gần 6,01 tỷ USD, tăng 17,3%; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 5,6 tỷ USD, tăng 16,1%; sản phẩm mây, tre, cói đạt 264 triệu USD, tăng 46,6%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết trong tháng Bảy vừa qua, giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp đạt 2,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 7 tháng đạt khoảng 18 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ. [Doanh nghiệp nội tăng tốc, xuất khẩu 7 tháng vượt 145 tỷ USD] Như vậy, thặng dư thương mại nông lâm thủy sản 7 tháng đạt gần 5 tỷ USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, thời gian tới xuất khẩu nông sản dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và khó có thể đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ. Nguyên nhân do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu, khiến cho giá giảm sâu trong khi đó các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Ban Chỉ đạo thị trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường lương thực, thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu; tăng cường kiểm soát chặt tình hình nhập lậu vào thị trường nội địa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một thị trường nhất định. Ngành cũng sẽ phối hợp, hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm và xây dựng thương hiệu nông sản, nhất là đối với các nông sản chủ lực vào thị trường Trung Quốc. Các đơn vị chức năng nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại nông sản giữa hai nước./. Bích Hồng …

Tin mớiadmin06/08/2019
Quảng Ninh làm chủ cuộc chiến với dịch tả lợn
Quảng Ninh làm chủ cuộc chiến với dịch tả lợn

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, bên cạnh việc triển khai những giải pháp kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch, các địa phương trên địa bàn Quảng Ninh đang có cách riêng để thay đổi cục diện kinh tế chăn nuôi. Đầu tháng 3/2019, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận trường hợp đầu tiên của tỉnh bị mắc dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Ngay sau khi nhận được thông tin xuất hiện DTLCP tại địa phương, chính quyền sở tại đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại hiện trường và yêu cầu các địa phương: Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên – giáp ranh với các địa phương đang có dịch là Hải Phòng, Hải Dương phải tăng cường kiểm tra thực tế, thực hiện ngay việc phun khử trùng, tiêu độc tuyến giáp ranh. Đặc biệt, tại khu vực xảy ra dịch phải kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra việc vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn chưa được kiểm dịch. Tuy nhiên, DLTCP đã nhanh chóng lây lan sang nhiều địa phương lân cận với tốc độ chóng mặt. Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, đàn lợn toàn tỉnh giảm do ảnh hưởng của bệnh DTLCP: Thống kê tổng đàn lợn tại địa phương tính đến ngày 30/6/2019 là 158.037 con (trong đó lợn nái, đực giống 16.129 con; lợn thịt, lợn con các loại là 142.178 con). Toàn tỉnh có 14.915 hộ tại 14/14 huyện, thị với hơn 137.000 con lợn ốm, chết và buộc phải tiêu hủy (chiếm hơn 35% tổng đàn). Hiện tại, các địa phương đang triển khai đồng bộ giải pháp phòng chống DLTCP, song song với đó hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch buộc tiêu hủy. Bà Chu Thị Thu Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh cho biết: DTLCP tiếp tục có nguy cơ phát tán, lây lan nhanh đến các địa bàn chưa bị bệnh; tái phát các ổ dịch cũ (qua 30 ngày); bệnh xâm nhiễm vào cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn và 5/5 cơ sở chăn nuôi sản xuất, lưu giữ lợn Móng Cái. Trước tình hình đó, đơn vị đã khuyến cáo các địa phương tiếp tục phòng chống DTLCP. Đặc biệt sau khi nhận tiền hỗ trợ thiệt hại, người chăn nuôi lợn không nên tái đàn vào thời điểm này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Thay vào đó, người chăn nuôi lợn cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và công việc khác phù hợp. Cùng với đó, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hoàn thiện thủ tục hồ sơ đảm bảo nhanh, chính xác, minh bạch qua đó sớm giải ngân tiền cho nông dân. Không để người nông dân bị bỏ lại, nhiều cơ chế hỗ trợ chăn nuôi cũng được tỉnh hỗ trợ. Đặc biệt, tại thị xã Quảng Yên, nhiều hộ gia đình không bị thiệt hại sau khi phải tiêu hủy hàng loạt tổng đàn lợn nhiễm bệnh. Thay vì để chuồng trống, được sự hướng dẫn của chính quyền, nhiều gia đình chuyển sang nuôi gia cầm thương phẩm. Chị Nguyễn Thị Ngân, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên cho biết: Để chuồng trống không chăn nuôi lâu quá, khiến gia đình không yên tâm. Gia đình tôi đã rất lo lắng khi đàn lợn 250 con nhiễm dịch tả lợn, phải tiêu hủy. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính quyền, tôi tiến hành nuôi vịt, ngan ngay trong chuồng nuôi lợn, cũng bù lại được một phần vốn. Chuyển đổi vật nuôi để duy trì sản xuất là một việc làm kịp thời, vừa giảm bớt gánh nặng kinh tế, tạo nguồn thu tạm thời cho những hộ nhiễm DTLCP phải tiêu hủy hàng loạt. Cùng với đó, lồng ghép hỗ trợ cho người chăn nuôi sau dịch giúp đỡ người dân ổn định kinh tế, giúp đỡ một phần vốn đầu tư phát triển. Nhằm kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do DTLCP, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các phương rà soát, tổng hợp niêm yết công khai chính sách, danh sách hỗ trợ thiệt hại để người dân nắm bắt kịp thời. Công tác triển khai khử trùng tiêu độc được thực hiện đầy đủ, tập trung và liên tục. Bà Nguyễn Thị Lụa (thôn Tân Lập, xã Hồng Thái Đông, TX Đông Triều) cho biết: Tháng 3/2019, sau khi đàn lợn xét nghiệm bị nhiễm DTLCP, địa phương đã cắt cử cán bộ trực tiếp đến hỗ trợ chúng tôi tiêu hủy toàn bộ 17 con lợn trong chuồng. Ngay sau đó, cán bộ thú y xã còn hướng dẫn gia đình kiểm đếm đầy đủ số lượng, trọng lượng lợn tiêu hủy để có phương án hỗ trợ. Đến nay chúng tôi đã được nhận tiền hỗ trợ, qua đó có vốn chuyển đổi sang một số công việc, ngành nghề khác… ANH THẮNG – VĂN …

Tin mớiadmin06/08/2019
Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học 'cùng vào cùng ra'
Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học ‘cùng vào cùng ra’

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Công văn số 5329/BNN-CN gửi các địa phương về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra mô hình chăn nuôi lợn Một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày ngày 18/6/2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019, để phòng chống bệnh DTLCP, Bộ NN-PTNT khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh (DTLCP) như sau: Với chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi, công văn số 5329 do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến ký, yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi. Chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh, như chuột, chim, ruồi, muỗi… Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi. Nên có ô chuồng nuôi cách ly nuôi lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh. Có khu vực thu gom và xử lý chất thải, nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau. Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung. Yêu cầu về con giống, lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch, trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Với thức ăn và nước uống, sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới. Phải sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng cho lợn Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn. Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn. Chăm sóc, nuôi dưỡng, áp dụng phương thức quản lý “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng. Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nên áp dụng phương thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho lợn. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch. Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra, vào chuồng nuôi theo hướng hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; Phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh; Phun thuốc sát trùng trên lợn ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi không để các phương tiện như xe máy, xe đạp, xe đẩy, xe thồ… trong khu chuồng nuôi lợn. Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn. Phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển. Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng. Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước. Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y. Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Với quản lý dịch bệnh, có quy trình phòng bệnh phù hợp từng loại lợn và thực hiện đúng quy trình. Trong trường hợp có dịch, phải khai báo chính quyền địa phương và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về phòng, chống dịch. Cách ly lợn ốm để có biện pháp xử lý kịp thời, ngừng xuất lợn giống và kiểm soát chặt việc xuất sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi lợn ra ngoài theo quy định. Khi xảy ra dịch tại ô chuồng hay cả chuồng cần tiêu độc, khử trùng tại chỗ: Cần che bạt, bao vây kín ô chuồng hoặc cả chuồng, với lợn nuôi con loại ngay nái và toàn bộ lợn con, đối với các loại lợn khác loại toàn bộ ô chuồng hoặc cả chuồng nếu dịch xảy ra cả chuồng hoăc cả ô chuồng, lợn bệnh phải tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Không rửa ngay ô chuồng hoặc chuồng lợn bị bệnh, tiến hành che bạt, bao vây kín, phun chất sát trùng đẫm gấp 2 lần bình thường liên tục 3-4 ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch, tránh làm bắn nước sang ô chuồng hoặc chuồng kế bên, tiếp tục phun sát trùng 2-3 ngày. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn lợn bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng. Thực hiện ghi chép và lưu giữ nhật ký chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Chủ trang trại phải tổ chức tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn sinh học định kỳ. Kiểm soát chặt chẽ người ra vào tại trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học Khuyến cáo sử dụng chế phẩm vi sinh Nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh, bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme. Khi bổ sung chế phẩm vi sinh là probiotic thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc. Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm. Hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh. Giai đoạn 1 (lợn có khối lượng dưới 20 kg): Ở giai đoạn này, cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn được được bổ sung sẵn chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giai đoạn 2 (lợn có khối lượng từ 20 kg trở lên): Ở giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn. Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn. Dưới đây là hướng dẫn các bước tự sản xuất thức ăn chăn nuôi (khẩu phần cơ sở) và sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi: Quy trình khuyến cáo khẩu phần ăn cho lợn của Bộ NN-PTNT. Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu thức ăn trước khi sản xuất – Cần chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nguyên liệu phải mới, khô, không bị mốc. Không mua quá nhiều nguyên liệu để dự trữ tại cơ sở chăn nuôi. – Nguyên liệu bảo quản ở nơi khô ráo, cách xa chuồng nuôi. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu theo định kỳ. Bước 2: Phối trộn thức ăn (khẩu phần cơ sở) Tùy theo loại nguyên liệu thức ăn sử dụng, cơ sở lập công thức thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển phù hợp hoặc từ khi bắt đầu cho ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh đến khi xuất chuồng. Bước 3: Sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở, tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất về sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở mà cơ sở chăn nuôi có thể áp dụng quy trình ủ thức ăn trước khi cho ăn hoặc cho ăn trực tiếp. Sử dụng chế phẩm vi sinh là nấm men hoạt tính Saccharomyces trong khẩu phần cơ sở: Thức ăn hỗn hợp được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường hợp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni long buộc kín) để ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 07 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng trong 03 – 06 tháng. Yêu cầu thức ăn sau khi ủ: Thức ăn đảm bảo đồng đều, ẩm, tơi xốp, giữ được màu sắc ban đầu và có mùi thơm. Người chăn nuôi có thể sử dụng chế phẩm sinh học trong thức ăn chăn nuôi để tăng đề kháng cho lợn Sử dụng chế phẩm sinh học là vi khuẩn Lactic trong khẩu phần cơ sở: Thức ăn hỗn hợp theo công thức ở Bảng 1 được trộn đều với chế phẩm vi sinh “Lacto Powder T” theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 02 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn hợp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch, sau đó đặt vào thùng, ủ 24 – 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày và yêu cầu đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm. Sử dụng chế phẩm sinh học là bào tử Bacillus trong khẩu phần cơ sở: Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dưới đây là ví dụ một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus: Chế phẩm “Powerzyme 100”: có nguồn gốc từ Korea, bổ sung 0,5 kg/tấn. Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus được sản xuất trong nước: Chế phẩm “Bacillus Weaner”: bổ sung 0,2-0,4 kg/tấn; Chế phẩm “NeoPig Top Gold”: bổ sung 0,5 kg/tấn; Chế phẩm “NeoEnvi”: bổ sung 0,5 kg/tấn. Sử dụng chế phẩm sinh học là enzyme trong khẩu phần cơ sở: Chế phẩm Kangjuntai chứa enzyme Lysozym cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung 1-2 kg/tấn; Chế phẩm enzyme tiêu hóa: Ví dụ, sản phẩm “Natuzyme Feed Enzyme for Pig and poultry”, bổ sung 0,5 kg/tấn. Ngoài các chế phẩm vi sinh, các cơ sở chăn nuôi có thể tìm mua các sản phẩm vi sinh khác được phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Chế phẩm vi sinh ngoài việc bổ sung vào thức ăn còn có thể sử dụng bổ sung vào nước uống, đệm lót và phun trong không khí chuồng nuôi khi có dịch bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất. NGUYÊN …

Tin mớiadmin31/07/2019
Quyết định số 20/QĐ-CN-TĂCN ngày 30 tháng 1 năm 2019 cuả Cục trưởng Cục Chăn nuôi về việc chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 118 /QĐ-CN-TĂCN ngày 19 tháng 4 năm 2019 cuả Cục trưởng Cục Chăn nuôi về việc chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 276 /QĐ-CN-TĂCN ngày 03 tháng 7 năm 2019 cuả Cục trưởng Cục Chăn nuôi về việc chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 239 /QĐ-CN-TĂCN ngày 10 tháng 6 năm 2019 cuả Cục trưởng Cục Chăn nuôi về việc chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 254/QĐ-CN-TĂCN ngày 20 tháng 6 năm 2019 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi về việc chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 16 /QĐ-CN-TĂCN ngày 25 tháng 01 năm 2019 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi Về việc chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 292 /QĐ-CN-TĂCN ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi Về việc bổ sung phạm vi chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 295 /QĐ-CN-TĂCN của Cục trưởng Cục Chăn nuôi về việc bổ sung phạm vi chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Quyết định số 20 /QĐ-CN-TĂCN ngày 30 tháng 01 năm 2019 Về việc chỉ định phòng thử nghiệm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Quyết địnhadmin31/07/2019
Hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn Kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Văn bản khácadmin19/06/2019
Hướng dẫn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14 tháng 6 năm 2019 Hướng dẫn Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng phương pháp đốt

Văn bản khácadmin19/06/2019
Một số biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có Dịch tả lợn Châu Phi
Một số biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có Dịch tả lợn Châu Phi

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN-PTNT ngày 28/5 ban hành công văn số 3708/HD-BNN-TY hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi dịch tả lợn Châu Phi. Bộ NN-PTNT đã hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Từ tháng 2/2019 đến nay, bệnh đã xuất hiện và lây lan nhanh trên nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh và lây lan tại địa bàn các tỉnh, thành phố là rất cao. Bộ NN-PTNT cảnh báo trong thời gian tới tình hình dịch bệnh có thể phát triển theo 3 hướng sau. Thứ 1, dịch bệnh dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa bị. Thứ 2, tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày. Thứ 3, đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Thực hiện Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 17/5/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Để giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đó giảm số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường, Bộ NN-PTNT hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP dưới sự giám sát của cơ quan thú y như sau: CƠ SỞ ĐƯỢC PHÉP GIẾT MỔ LỢN Cơ sở được phép giết mổ lợn bao gồm: Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ NN-PTNT). Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y. Lợn được đưa vào cơ sở giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT VẬN CHUYỂN, GIẾT MỔ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ LỢN Đối với cơ sở giết mổ lợn tập trung trong vùng dịch: Được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch, ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Lợn được đưa vào cơ sở giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 3/7/2012 của Bộ NN-PTNT) từ cơ sở chăn nuôi đến trực tiếp cơ sở giết mổ lợn; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý đảm bảo không lây lan mầm bệnh. Trường hợp lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết mổ, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT. Lợn phải được kiểm soát giết mổ theo quy định tại Điều 65 Luật Thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y, để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn. Với cơ sở giết mổ lợn tập trung ngoài vùng dịch: Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc từ vùng dịch: thực hiện theo khoản 1 mục II nêu trên. Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc ngoài vùng dịch: thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch: Được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khoẻ và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Lợn được đưa vào giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật thú y, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Lợn phải được kiểm soát giết mổ theo quy định tại Điều 65 Luật Thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN-PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y và phải lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ngoài vùng dịch: Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc từ vùng dịch: thực hiện theo khoản 3 mục II nêu trên và phải lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch. Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc ngoài vùng dịch: thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản về Bộ NN-PTNT hoặc Cục Thú y để phối hợp giải quyết LẤY MẪU VÀ XÉT NGHIỆM MẪU Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu phải tuân thủ theo QCVN 01 – 83: 2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ NN-PTNT). Cơ quan thú y địa phương tổ chức thực hiện việc giám sát, lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thử nghiệm có thẩm quyền để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở chăn nuôi lợn phải báo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh DTLCP: Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 5 con lợn để gộp thành 1 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở chăn nuôi có dưới 5 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả lợn và gộp thành 1 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 15 con lợn để gộp thành 3 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 6 mẫu xét nghiệm. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở thu gom, kinh doanh phải báo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh DTLCP: Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 10 con lợn để gộp thành 2 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở thu gom, kinh doanh có dưới 10 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả lợn và gộp 5 mẫu thành 1 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 06 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 60 con lợn để gộp thành 12 mẫu xét nghiệm. Đối với cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở bảo quản sản phẩm lợn sau giết mổ: cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức lấy ngẫu nhiên 15 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 3 mẫu xét nghiệm từ mỗi lô sản xuất. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ: cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức lấy ngẫu nhiên 5 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 1 mẫu xét nghiệm từ mỗi lô sản xuất. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị với lô hàng đã đăng ký vận chuyển để giết mổ và có giá trị trong vòng 10 ngày kể từ ngày trả lời kết quả. Chủ cơ sở chăn nuôi lợn, chủ cơ sở có sản phẩm từ lợn chi trả chi phí lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm theo quy định. XỬ LÝ LỢN VÀ SẢN PHẨM TỪ LỢN DƯƠNG TÍNH VỚI MẦM BỆNH DTLCP Tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi, cơ sở thu gom, khu vực cách ly dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Cơ sở giết mổ lợn, cơ sở bảo quản sản phẩm từ lợn có kết quả dương tính với mầm bệnh DTLCP phải thực hiện việc tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn của lô sản xuất dương tính với mầm bệnh DTLCP; ngừng sản xuất và thực hiện việc tổng vệ sinh, sát trùng liên tục trong vòng 05 ngày trước khi giết mổ, kinh doanh trở lại. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm không lây lan dịch bệnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản về Bộ NN-PTNT (Cục Thú y, địa chỉ số 15/78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) để phối hợp giải quyết. NGUYÊN …

Tin mớiadmin30/05/2019
Các tỉnh miền Nam xây dựng kịch bản ứng phó với dịch tả lợn châu Phi
Các tỉnh miền Nam xây dựng kịch bản ứng phó với dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh ở các tỉnh phía Nam, vì vậy 18 tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL phải gấp rút xây dựng kịch bản ứng phó dịch tả lợn châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN) Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh ở các tỉnh phía Nam, vì vậy 18 tỉnh, thành phố thuộc hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phải gấp rút xây dựng kịch bản ứng phó với dịch tả lợn châu Phi theo từng tình huống cụ thể. Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/5. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cho tới nay dịch tả lợn châu Phi là dịch bệnh nguy hiểm nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngành chăn nuôi thế giới và cả Việt Nam. Mặc dù virus dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện gần 100 năm, gây bệnh ở cả 5 châu lục trên trái đất nhưng cho đến nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị. Thêm vào đó, virus dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, lây lan qua nhiều hình thức phức tạp nên việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hình trước mức độ nguy hiểm và chủ động thực hiện phòng, chống dịch sớm nhưng diễn biến dịch tả lợn châu Phi ngày càng khó lường. [Cần Thơ đã xuất hiện dịch tả châu Phi, trên 100 con lợn bị tiêu hủy] Những ngày gần đây dịch tiếp tục lan nhanh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các ổ dịch tuy xuất hiện nhỏ lẻ tại các hộ chăn nuôi nhưng trải rộng ở nhiều tỉnh khiến công tác khoanh vùng, dập dịch khó khăn và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên quy mô vùng. “Tất cả tỉnh, thành phía Nam đã xảy ra hay chưa có dịch tả lợn châu Phi đều phải theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương cho từng giai đoạn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Mỗi địa phương phải xác định: phòng dịch hơn dập dịch, dập dịch như diệt giặc để thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và xử lý ổ dịch. Địa phương nào phát hiện có lợn chết thì lập tức tiêu hủy ngay mà không cần đợi xét nghiệm hay báo cáo cấp trên và người đứng đầu các địa phương phải trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác phòng chống, xử lý dịch bệnh ở địa phương mình. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố đã giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu thì công tác phòng chống dịch được triển khai rất hiệu quả,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. Quang cảnh Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi các tỉnh phía Nam. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN) Ông Bạch Đức Lữu, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y vùng 6 nhận định, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan tại các tỉnh, thành phố phía Nam, bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là rất cao do đang ở thời điểm giao mùa từ nắng sang mưa, các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch dày đặc, giao thông đường thủy và đường bộ đan xen, khó kiểm soát. Vì vậy, mầm bệnh có thể dễ dàng phát tán và lây lan nhanh sang tất cả các địa phương chưa có dịch trong toàn khu vực. Đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô và số lượng lợn lớn mà chỉ xâm nhập vào các cơ sở không áp dụng triệt đ